Luận Văn Phát triển Kinh tề theo hướng bền vững tỉnh Hải Dương . Thực Trạng Và giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài

    Phát triển kinh tế bền vững nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục và lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên và xã hội. Phát triển kinh tế mà làm hủy hoại môi trường là phát triển không bền vững, phát triển mà chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt (mà không lo trước đến ngày chúng cạn kiệt) là phát triển không bền vững Vậy, nếu các ngành kinh tế chỉ dựa vào những nguồn năng lượng này thì không thể bảo đảm tính bền vững lâu dài được. Đồng thời muốn kéo dài sự tồn tại của các ngành kinh tế dựa vào các nguồn năng lượng hóa thạch thì chỉ có thể là phải sử dụng tiết kiệm chúng hoặc là tìm nguồn năng lượng thay thế.
    Ngoài ra, có quan điểm còn cho rằng, mô hình phát triển kinh tế mà để phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực (như FDI) cũng là khó bền vững, vì nguồn ấy có nhiều rủi ro, không chắc chắn. Nói ngắn gọn, phát triển kinh tế là không bền vững nếu nó thật "nóng", không thể giữ lâu, nền kinh tế chóng rơi vào khủng hoảng, hay ít
    hay ít nhất cũng chậm lại trong tương lai. Không thể chối cãi: "phát triển kinh tế bền vững" là một khái niệm một phạm trù đang được toàn thế giới lưu tâm. Tuy nhiên do năng lực cũng như trình độ lý luận của bản thân còn thấp nên em chỉ nghiên cứu và phân tích tình hình kinh tế của Hải Dương nhằm đưa ra giải pháp để phát triển kinh tế của địa phương.

    Hải Dương là địa phương có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế . Tuy nhiên thực tế cho thấy tình hình kinh tế - xã hội của Hải Dương lại thua xa các địa phương khác , Mặt khác, thực tiễn phát triển kinh tế của Hải Dương
    đã bộc lộ những dấu hiệu của tính không bền vững .
    Phát triển Kinh tề theo hướng bền vững tỉnh Hải Dương . Thực Trạng Và giải pháp “.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    - Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế bền vững Tỉnh Hải Dương
    - Đưa ra được một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế bền vững đối với tỉnh Hải Dương
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    * Đối tượng nghiên cứu:
    Đề tài này nghiên cứu các vấn đề thuận lợi , khó khăn , hạn chế, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế bền vững của tỉnh Hải Dương
    * Phạm vi nghiên cứu:
    - Phạm vi không gian
    Đề tài được tiến hành trên địa bàn tỉnh Hải Dương
    - Phạm vi thời gian
    Đề tài sử dụng các số liệu từ năm 2005 đến 2009
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    4.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

    Xuất phát từ quan điểm sự vật luôn luôn vận động và phát triển, các hiện tượng, các quá trình hoạt động của các sự vật đều có liên quan đến nhau và có mối quan hệ biện chứng với nhau. Phương pháp này giúp cho việc xem xét, phân tích đánh giá các hoạt động kinh tế cơ bản trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Qua phương pháp này chúng ta xem xét hoạt động kinh tế trong mối quan hệ với các hoạt động khác.
    4.2. Phương pháp thu thập số liệu
    Đề tài này sử dụng những số liệu liên quan tới quá trình nghiên cứu đề tài mà đã được chính thức công bố ở các cấp, ngành, Cụ thể, những nguồn số liệu này được thu thập từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
    4.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
    - Phương pháp toán: khoá luận chủ yếu dùng phương pháp này để tính toán số liệu, các kết quả tính toán đều được thực hiện trên excel.
    - Phương pháp thống kê: khoá luận sử dụng phương pháp này để nêu ra các vấn đề cần được phân tích, đánh giá.
    - Phương pháp bình quân: khoá luận sử dụng phương pháp này trong phân tích tốc độ tăng trưởng.
    4.4. Phương pháp so sánh
    Phương pháp so sánh (so sánh theo thời gian, giữa các ngành kinh tế ) để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện nghiên cứu giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng nội dung cần nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...