Thạc Sĩ Phát triển kinh tế tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ii
    LỜI CẢM ƠN
    Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phát triển kinh tế tại các làng nghề
    trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ,
    động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu
    sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học
    tập và nghiên cứu.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Bộ phận sau
    Đại học, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
    - Đa ̣i ho ̣c Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình
    học tập và hoàn thành luận văn này.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
    PGS.TS. Đỗ Anh Tài.
    Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các Nhà khoa
    học, các thầy, cô giáo trong Trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế và Quản trị Kinh doanh -
    Đại học Thái Nguyên.
    Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của
    các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn
    bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành
    nghiên cứu này.
    Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
    Tác giả
    Nguyễn Thị Minh Nguyệt

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . v
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ vi
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu . 3
    5. Những đóng góp mới của Luận văn 4
    6. Bố cục của luận văn 4
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ LÀNG NGHỀ 5
    1.1. Cơ sở lý luận 5
    1.1.1. Các quan niệm . 5
    1.1.2. Phân loại và đặc trưng sản xuất của các làng nghề . 9
    1.1.3. Vị trí, vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế xã hội . 12
    1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ở các làng nghề 18
    1.2. Cơ sở thực tiễn . 21
    1.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới 21
    1.2.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố của Việt Nam trong thời gian
    vừa qua . 27
    1.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với Thái Nguyên . 33
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 35
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu của Đề tài . 35
    2.2. Cách tiếp cận 35
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 36
    2.3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu . 36
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin 36
    2.3.3. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu . 37
    2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 38
    Chương 3. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
    KINH DOANH Ở CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH THÁI NGUYÊN . 40
    3.1. Một số đặc điểm cơ bản của tỉnh Thái Nguyên . 40
    3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên . 40
    3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 45
    3.2. Thực trạng môi trường phát triển sản xuất kinh doanh của các làng nghề
    tỉnh Thái Nguyên . 49
    3.2.1. Tổng quan về các hộ làng nghề tỉnh Thái Nguyên . 49
    3.2.2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các hộ làng nghề 57
    3.2.3. Đánh giá cơ hội và thách thức phát triển sản xuất kinh doanh . 72
    3.3. Đánh giá chung 82
    Chương 4. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH
    CHO CÁC LÀNG NGHỀ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 85
    4.1. Quan điểm định hướng . 85
    4.2. Các giải pháp 86
    4.2.1. Phát triển các hình thức liên kết hỗ trợ phát triển tại các làng nghề . 86
    4.2.2. Những giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các làng nghề . 89
    4.2.3. Những giải pháp về vốn và nguyên vật liệu 91
    4.2.4. Nhóm các giải pháp về khoa học và công nghệ 93
    4.2.5. Chính sách bảo vệ môi trường 96
    4.3. Một số kiến nghị . 97
    KẾT LUẬN 99
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
    PHỤ LỤC . 102
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    BVMT : Bảo vệ môi trường
    GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
    GTGT : Giá trị gia tăng
    HĐND : Hội đồng nhân dân
    HTX : Hợp tác xã
    NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
    TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
    UBND : Ủy ban nhân dân
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
    Bảng:
    Bảng 3.1. Diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp bình quân đầu
    người năm 2012 của các tỉnh miền núi phía Bắc 42
    Bảng 3.2. Nhân khẩu và lao động tỉnh Thái Nguyên 45
    Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2000 - 2014 . 46
    Bảng 3.4. Cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm tỉnh Thái Nguyên . 47
    Bảng 3.5. Phân bổ và số lượng hộ làng nghề tỉnh Thái Nguyên 50
    Bảng 3.6. Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về bản thân người chủ
    trong các hộ làng nghề 58
    Bảng 3.7. Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về người lao động
    trong các hộ làng nghề 60
    Bảng 3.8. Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về nguồn nguyên vật
    liệu cho sản xuất trong các hộ làng nghề 62
    Bảng 3.9. Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về trình độ công nghệ
    của các hộ làng nghề . 64
    Bảng 3.10. Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về năng lực tài chính
    của các hộ làng nghề . 66
    Bảng 3.11. Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về sản phẩm do các
    hộ làng nghề sản xuất 69
    Bảng 3.12. Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về kết quả sản xuất
    kinh doanh của các hộ làng nghề 71
    Bảng 3.13. Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về chính sách cho
    phát triển kinh tế làng nghề 73
    Bảng 3.14. Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về thủ tục hành chính
    liên quan đến phát triển kinh tế làng nghề 74
    Bảng 3.15. Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về địa lý và cơ sở hạ
    tầng liên quan đến phát triển kinh tế làng nghề 77
    Bảng 3.16. Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về điều kiện kinh tế
    giúp phát triển kinh tế làng nghề 78
    Bảng 3.17. Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về nguồn lực lao động
    của địa phương giúp phát triển kinh tế làng nghề 81
    Biểu đồ:
    Biểu đồ 1.1. Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất 9
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii
    Biểu đồ 1.2. Kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề của Việt Nam 15
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Phát triển làng nghề ở khu vực nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm
    trong quá trình phát triển nông thôn ở Việt Nam. Phát triển các làng nghề và
    ngành nghề nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp
    phần xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    nông thôn và cũng là thực hiện mục tiêu “Ly nông bất ly hương” đang diễn ra
    mạnh mẽ tại các vùng nông thôn ở nước ta.
    Mặt khác, cùng với sự tăng trưởng kinh tế là quá trình đô thị hóa diễn
    ra với tốc độ ngày càng nhanh, hiện tượng người lao động từ các làng quê
    dịch chuyển ra thành phố là rất lớn. Vì vậy, việc phát triển các nghề và làng
    nghề nông thôn cũng như các làng nghề mới có ý nghĩa quan trọng không chỉ
    về mặt kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị xã hội.
    Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong những năm qua, nhiều ngành
    nghề và cơ sở sản xuất công nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động;
    Nhiều hộ dân đã mạnh dạn tìm và đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
    thuật và công nghệ mới vào sản xuất, tận thu phế liệu công nghiệp thải và
    nguyên liệu sẵn có tại địa phương tạo sản phẩm mới cung cấp trên thị trường
    trong nước và xuất khẩu như: Sản xuất gạch không nung; Ép mùn cưa bằng
    thuỷ lực thay than đá; Đúc chi tiết sản phẩm kim loại bằng lò trung tần hiệu
    suất cao và công nghệ hiện đại chế biến, bảo quản sản phẩm chè, . Giá trị sản
    xuất công nghiệp khu vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh
    Thái Nguyên, năm 2011: Đạt 4.065 tỷ đồng, năm 2013 đạt 4.504 tỷ đồng,
    bình quân tăng 13,8%/năm và chiếm 14 - 15% tổng giá trị sản xuất công
    nghiệp trên địa bàn.
    Số làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận hết năm 2013
    của tỉnh Thái Nguyên là 105 làng. Giá trị khu vực tiểu thủ công nghiệp và
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    làng nghề đạt bình quân trên 4.300 tỷ đồng/năm, trong đó có 89 làng nghề
    chế biến nông sản chiếm 84,76%, số các làng nghề còn lại chiếm 15,24%
    bao gồm 13 làng nghề chế biến lâm sản, đồ gỗ; 01 làng nghề trồng dâu nuôi
    tằm; 01 làng nghề sinh vật cảnh và 01 làng nghề hoa đào. Các làng nghề
    được tỉnh công nhận phân theo huyện: Thị xã Phổ Yên 26 làng; Huyện Phú
    Lương 20 làng; Thành phố Thái Nguyên 21 làng; Huyện Đồng Hỷ 16 làng;
    Huyện Đại Từ 6 làng; Huyện Định Hoá 2 làng; Huyện Võ nhai 8 làng;
    Huyện Phú Bình 6 làng.
    Trong những năm gần đây, mặc dù đã có những chính sách khuyến
    khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh từ Trung
    ương đến địa phương nhưng các làng nghề vẫn gặp nhiều khó khăn: Thiết bị
    và công nghệ chưa được đầu tư đúng mức; Năng suất lao động thấp; Chất
    lượng và mẫu mã của sản phẩm đáp ứng chưa cao thị hiếu ngày càng khắt khe
    của người tiêu dùng; Trình độ tay nghề người lao động chưa được chú trọng
    đào tạo và nuôi dưỡng; Thu nhập trong các làng nghề và các cơ sở sản xuất
    chưa đủ sức thu hút người lao động đặc biệt đối với lao động có tay nghề cao
    và các nghệ nhân; Môi trường tại các làng nghề và nhiều cơ sở sản xuất chưa
    được quan tâm đúng mức và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng; Mặt bằng và vốn
    cho sản xuất đang là nhu cầu cấp thiết của nhiều cơ sở sản xuất; Thị trường
    tiêu thụ còn hẹp, thương hiệu hàng hoá và công tác quảng cáo chưa được đầu
    tư thoả đáng . Do đó chưa tạo điều kiện để thu hút hết lực lượng lao động
    cũng như sử dụng hết khả năng tay nghề của người thợ nhằm phát huy tối đa
    tiềm năng kinh tế vốn có.
    Do đó, việc triển khai nghiên cứu đề tài: “Phát triển kinh tế tại các
    làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” nhằm đánh giá thực trạng và đưa
    ra một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề tỉnh Thái Nguyên là hết
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao trong việc góp phần phát triển kinh tế
    - xã hội của tỉnh, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    * Mục tiêu chung:
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về làng nghề và thực trạng phát triển làng
    nghề tại Thái Nguyên, đưa ra các biện pháp khắc phục tồn tại, các giải pháp
    trong thời gian tới về phát triển làng nghề tại Thái nguyên góp phần phát triển
    kinh tế - ổn định xã hội trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu phát
    triển làng nghề nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo
    hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỉ trọng làng nghề tiểu thủ công
    nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện
    cuộc sống của người dân nông thôn.
    * Mục tiêu cụ thể:
    Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nhiệm vụ cụ thể của luận văn là:
    - Trình bày cơ sở lý luận về làng nghề, vai trò và đóng góp cho phát triển
    kinh tế xã hội của địa phương.
    - Phân tích thực trạng về điều kiện phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh
    Thái Nguyên, những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội.
    - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất kinh doanh ở các làng nghề
    tại tỉnh Thái Nguyên.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài đi sâu nghiên cứu môi trường phát triển sản xuất kinh doanh của
    các làng nghề tại Thái Nguyên: Điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội.
    4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
    Đề tài sẽ tổng hợp các vấn đề lý luận và thực tiễn về làng nghề và phát
    triển làng nghề trên địa bàn tỉnh từ đó xác định những cản trở và hạn chế cho
    việc phát triển sản xuất và kinh doanh của các làng nghề. Các giải pháp đề
    xuất sẽ giúp phát triển sản xuất kinh doanh của các làng nghề từ đó tạo thêm
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    công ăn việc làm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xóa đói giảm nghèo
    cho khu vực nông thôn của tỉnh Thái Nguyên.
    5. Những đóng góp mới của Luận văn
    Luận văn làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận về làng nghề và phát triển
    làng nghề, vai trò trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Thông qua phân
    tích thực trạng điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội cho việc phát triển
    làng nghề tại Thái Nguyên, luận văn đề xuất được những bài học kinh nghiệm
    thành công, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và hoàn thiện, qua đó đã trình
    bày những quan điểm cơ bản cần quán triệt, đề ra các giải pháp thiết thực, phù
    hợp nhằm phát triển sản xuất kinh doanh của các làng nghề tại Thái Nguyên.
    6. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
    luận văn được trình bày trong 4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Kết quả nghiên cứu về thực trạng điểm mạnh, điểm yếu,
    thách thức và cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh của các làng nghề tại
    Thái Nguyên.
    Chương 4: Các giải pháp phát triển làng nghề tại Thái Nguyên.
     
Đang tải...