Tiến Sĩ Phát triển kinh tế nông thôn và tác động của nó đến xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở nước ta

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ
    Đề tài: Phát triển kinh tế nông thôn và tác động của nó đến xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở nước ta hiện nay
    Định dạng file word


    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Phát triển kinh tế nông thôn là vấn đề khách quan, có vị trí vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhiều quốc gia dân tộc, kể cả những nước đã đạt đến trình độ phát triển cao. Bởi lẽ, nông thôn là nơi diễn ra hoạt động sản xuất của các ngành nông - lâm - ngư nghiệp và nhiều ngành nghề kinh tế khác, cung cấp lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt đa dạng của đời sống xã hội; là thị trường rộng lớn cung cấp nguyên liệu và tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp; nơi cung cấp nguồn nhân lực, tích lũy vốn cho CNH, HĐH, tạo việc làm, tạo thu nhập, bảo tồn, phát triển các giá trị, truyền thống văn hóa dân tộc và là môi trường sống của đa số nhân dân. Kinh nghiệm của nhiều nước đang phát triển và phát triển cho thấy, để đạt được thành tựu như ngày nay, họ đã rất thành công trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đẩy mạnh phân công lại lao động, thay đổi cơ cấu dân số nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập bình quân đầu người, làm cho thu nhập của cư dân nông thôn không chênh lệch quá xa so với đô thị.
    Đối với nước ta, kinh tế nông thôn là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, luôn giữ vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được xác định là nhiệm vụ chiến lược; là cơ sở để đảm bảo ổn định tình hình chính trị - xã hội, sự phát triển hài hòa, bền vững theo định hướng XHCN, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Nó còn là cơ sở, nền tảng để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và góp phần quan trọng vào xây dựng tiềm lực và thế trận của nền quốc phòng toàn dân.
    Thực tế cho thấy, những năm đổi mới vừa qua, kinh tế nông thôn nước ta có bước phát triển khá toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đang dần phá thế thuần nông. Ngành nông nghiệp tăng trưởng khá cao và ổn định, nhờ đó an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm vững chắc; công nghiệp chế biến và các ngành nghề, làng nghề ở nông thôn phát triển khá mạnh, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhiều mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí cao trên thị trường thế giới. Các hình thức tổ chức sản xuất trong kinh tế nông thôn tiếp tục được đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước được xây dựng. Đời sống vật chất, tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; công tác xóa đói, giảm nghèo được đẩy mạnh và thu nhiều kết quả to lớn . Nhờ có sự phát triển vững chắc của kinh tế nông thôn, nhất là trong sản xuất nông nghiệp chúng ta đã giữ vững được ổn định chính trị, xã hội ., ngăn ngừa, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch phản động, thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH đất nước. Trong thời gian khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu vừa qua, kinh tế nông thôn còn là chỗ dựa, hậu phương vững chắc để khắc phục sự suy giảm kinh tế, ngăn ngừa khủng hoảng và tạo ra các điều kiện cần thiết để ổn định chính trị - xã hội, củng cố QP - AN.
    Nhưng nhìn tổng thể, kinh tế nông thôn nước ta vẫn chậm phát triển: sản xuất nông nghiệp còn phân tán, manh mún, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp thấp, kém bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn chậm, công nghiệp, dịch vụ nông thôn chưa phát triển, quy mô còn nhỏ; các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới; nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng KT - XH còn yếu kém, môi trường ngày càng bị ô nhiễm . Việc gắn kết giữa phát triển kinh tế nông thôn với xây dựng TTQP toàn dân còn bất cập từ trong nhận thức đến tổ chức thực hiện. Do đó, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn là một đòi hỏi cấp thiết đối với nước ta hiện nay.
    Xây dựng TTQP toàn dân là một nội dung cơ bản của xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Đó là một thuật ngữ (khái niệm) mới, xuất hiện lần đầu trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII và hoạt động xây dựng TTQP toàn dân cũng là một việc làm mới, được thực hiện từng bước trong thời kỳ đổi mới. Thời kỳ chiến tranh và trước những năm đổi mới, chúng ta chỉ xây dựng thế trận quân sự, thế trận chiến tranh nhân dân, đó là thế trận “tổ chức và bố trí lực lượng để tiến hành chiến tranh và các hoạt động tác chiến”, là “thế trận toàn dân đánh giặc” khi có chiến tranh. Với tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta trong tình hình hiện nay, để đối phó với chiến lược “Diễn biến hòa bình” và các kiểu chiến tranh xâm lược mới của địch, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta phải xây dựng TTQP toàn dân vững mạnh, đủ sức ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch ngay từ trong thời bình, sẵn sàng chuyển đất nước sang thời chiến và đánh thắng kẻ địch trong mọi tình huống khi đất nước có chiến tranh. Việc gắn kết chặt chẽ quá trình phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế nông thôn nói riêng với xây dựng TTQP toàn dân là một vấn đề mới, cần được luận giải cả về mặt lý luận và thực tiễn.
    Để góp phần luận giải quá trình phát triển kinh tế nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, dưới tác động của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế và gắn kết chặt chẽ quá trình đó với xây dựng TTQP toàn dân Tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển kinh tế nông thôn và tác động của nó đến xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở nước ta hiện nay”, làm luận án tiến sĩ của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
    - Mục đích:
    Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế nông thôn và tác động của nó đến xây dựng TTQP toàn dân ở nước ta hiện nay; trên cơ sở đó, đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế nông thôn và tăng cường xây dựng TTQP toàn dân ở nước ta trong thời gian tới.
    - Nhiệm vụ:
    + Luận giải những vấn đề chung về phát triển kinh tế nông thôn và tác động của nó đến xây dựng TTQP toàn dân ở nước ta hiện nay.
    + Đánh giá những thành tựu và hạn chế của quá trình phát triển kinh tế nông thôn nước ta trong những năm đổi mới toàn diện và thực trạng tác động của kinh tế nông thôn đến xây dựng TTQP toàn dân ở nước ta hiện nay.
    + Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông thôn kết hợp với xây dựng TTQP toàn dân ở nước ta trong thời gian tới.
    3. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn và tác động của nó đến xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở nước ta hiện nay. Trong đó, Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ: sự phát triển của sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng), với vai trò là ngành kinh tế quan trọng, mang tính đặc trưng của KTNT nước ta và sự phát triển của các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn theo hướng CNH, HĐH; nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNT gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, phân bố dân cư, sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn và ảnh hưởng của những chuyển biến ấy đến chính trị, xã hội, văn hoá, môi trường ở nông thôn. Đồng thời, Luận án nghiên cứu làm rõ tác động của quá trình phát triển KTNT đến các nội dung của xây dựng TTQP toàn dân ở nước ta hiện nay.
    - Phạm vi nghiên cứu: từ góc độ kinh tế chính trị, luận án nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế nông thôn và tác động của nó đến xây dựng TTQP toàn dân trên phạm vi cả nước.
    - Giới hạn nghiên cứu: các thông tin, tư liệu dùng để phân tích, đánh giá được giới hạn trong thời kỳ đất nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó chủ yếu là từ năm 1996 đến nay.
    4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
    - Cơ sở lý luận, thực tiễn:
    Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, về mối quan hệ giữa kinh tế với chiến tranh, kinh tế với quốc phòng; thực trạng phát triển kinh tế nông thôn và tác động của nó đến xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trong những năm đổi mới vừa qua; kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã được công bố.
    - Phương pháp nghiên cứu:
    Luận án được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu được dùng phổ biến trong khoa học kinh tế chính trị Mác - Lênin, như: phương pháp duy vật biện chứng, trừu tượng hóa khoa học, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, lô gíc và lịch sử, phương pháp chuyên gia .
    5. Đóng góp mới của luận án
    - Đưa ra quan niệm mới về phát triển kinh tế nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế.
    - Phân tích làm rõ tác động của quá trình phát triển kinh tế nông thôn đến xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở nước ta hiện nay.
    - Xác định một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế nông thôn kết hợp với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở nước ta trong thời gian tới.
    6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    - Góp phần luận giải và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển KTNT gắn với xây dựng TTQP toàn dân ở nước ta hiện nay.
    - Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu khoa học, liên quan đến hoạch định chính sách phát triển kinh tế nông thôn và hoạt động xây dựng TTQP toàn dân ở nước ta; có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy các môn: kinh tế chính trị Mác - Lênin; kinh tế quân sự; chiến lược quốc phòng, quân sự trong các nhà trường quân đội.
    7. Kết cấu của luận án
    Luận án gồm phần mở đầu; 4 chương (11 tiết); kết luận; danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


    Chương 1
    Tổng quan
    tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

    1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
    Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt. Đất nông nghiệp tuy không nhiều (khoảng 10 triệu héc ta) nhưng nói chung là phì nhiêu, cây trồng có thể sinh trưởng quanh năm nhờ khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Với chế độ thâm canh, luân canh và tăng vụ hợp lý, số ruộng đất ấy sẽ sản sinh ra nguồn tài sản vô tận, đa dạng phong phú, đáp ứng đủ nhu cầu lương thực và các nhu yếu phẩm nông sản khác cho cả cộng đồng dân cư. Ngoài ra, trên 20 triệu héc ta rừng, đất đồi với một quần thể thực vật và bày đàn muông thú phong phú, hơn một triệu km2 vùng biển, thềm lục địa với nhiều sản vật đa dạng đã tạo nên thế mạnh, tiềm năng lớn về trồng cây hoa quả, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng đánh bắt hải sản và phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp. Cùng với sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên cho sản xuất nông nghiệp và phát triển các ngành nghề đa dạng ở nông thôn, sự tồn tại phát triển của cộng đồng người Việt Nam đã xây dựng nên thiết chế làng, xã cố kết chặt và bền vững. Mỗi làng, xã là một tổ chức kinh tế, văn hóa - xã hội, ở đó lưu giữ, vun đắp, phát triển các truyền thống văn hoá của người Việt.
    Trải qua các thời kỳ lịch sử, ông cha ta luôn coi trọng phát triển nông nghiệp, các làng nghề, ngành nghề thủ công ở nông thôn và duy trì ổn định kinh tế, xã hội nông thôn coi đó là cái “gốc”, cái “nền” để “dựng nước” và “giữ nước”. Từ thời vua Hùng “dựng nước”, với sự tích bánh chưng, bánh dày, thể hiện rõ ông cha ta đã đề cao vai trò của sản xuất lương thực và răn dạy con cháu phải quan tâm đến phát triển nông nghiệp, phải lo đến cái “thực” rồi mới vực cái “đạo”. Đến thời An Dương Vương, cùng với việc huy động nhân dân xây thành Cổ Loa để chống quân xâm lược, triều đình đã rất quan tâm động


    danh mục tài liệu tham khảo

    1. Bùi Thị Thanh An (2005), “An ninh lương thực kết hợp với quốc phòng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 02, tr.51 - 53.
    2. Bách khoa tri thức quốc phòng toàn dân (2003), Nxb CTQG, Hà Nội.
    3. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2007), Việt Nam – WTO, Những cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp, Nxb CTQG, Hà Nội.
    4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị Trung ương Bảy, khoá X, Nxb CTQG, Hà Nội.
    5. Nguyễn Văn Bảy (2000), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và tác động của nó đối với tăng cường sức mạnh khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố thuộc khu vực này, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội.
    6. Nguyễn Hải Bằng (1998), “Kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh trong xây dựng thế trận”, Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, số3, tr.18 -21.
    7. Nguyễn Văn Bích (1994), Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp thành tựu vấn đề và triển vọng, Nxb CTQG, Hà Nội.
    8. Binh Pháp Tôn Tử (1964), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
    9. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang (2009), Báo cáo kết quả thực hiện công tác quốc phòng - quân sự địa phương của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang, Số 251/BC- BCH
    10. Bộ Quốc phòng (2007), “Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Giáo trình giáo dục quốc phòng (dùng cho bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh đối tượng 1, tập1, cuốn 1), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
    11. Bộ Quốc phòng (2007), “Khu vực phòng thủ tỉnh thành phố trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Giáo trình giáo dục quốc phòng (dùng cho bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh đối tượng 1, tập 2, cuốn 1), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
    12. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, Hà Nội.
    13. Trần Xuân Châu (2003), Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam thực trạng và giải pháp, Nxb CTQG, Hà Nội.
    14. Cục Hậu cần Quân khu 7 (2004), Báo cáo khả năng huy động các mặt hậu cần của nền kinh tế quốc dân trên địa bàn Quân khu 7, số 51/BC-HC.
    15. Nguyễn Xuân Cường (2009), “Nông thôn Trung Quốc - Chặng đường 30 năm cải cách”, Tạp chí Cộng sản điện tử, cập nhật ngày 23- 4- 2009.
    16. Nguyễn Tiến Dũng (2002), Phát triển kinh tế nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
    17. Ngô Văn Dụ - Hồng Hà - Trần Xuân Giá (đồng chủ biên) (2006), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện Đại hội X của Đảng, Nxb CTQG, Hà Nội.
    18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Nxb CTQG, Hà Nội.
    19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội.
    20. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết của Bộ chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb CTQG, Hà Nội.
    21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội.
    22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb CTQG, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...