Tiểu Luận phát triển kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    phát triển kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
    A. MỞ ĐẦU
    Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao nhất của kinh tế hàng hoá , trong đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường. Việc lựa chọn mô hình nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là tất yếu khách quan và hoàn toàn phù hợp với xu thế của thời đại. Nhận thức được điều này, tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986), Đảng ta đã chính thức tuyên bố: chuyển nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung dựa trên một chế độ sở hữu – công hữu duy nhất sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực chất là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, nước ta xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu với khoảng 75% dân số sống ở nông thôn, đa số người lao động có trình độ thấp. Vì vậy, để có thể tận dụng nguồn lực này một cách triệt để và có hiệu quả chúng ta phải phát triển kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường.
    Trong bài tiểu luận kinh tế chính trị này, em muốn nghiên cứu tới vấn đề phát triển kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
    Theo em, đề tài này rất thú vị. Nó thiết thực và mang tính thời sự đối với tình hình nước ta hiện nay. Hơn nữa, là một sinh viên trường Kinh tế quốc dân, em nghĩ mình cần nắm bắt cũng như hiểu được những vấn đề trọng tâm, hàng đầu của đất nước, có như vậy mới có thể góp phần xây dựng và phát triển kinh tế nước nhà tiến lên, hướng tới mục tiêu đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, đi lên con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ đã chọn.
    Qua tìm hiểu, từ thực trạng của kinh tế nông thôn nước ta với những thành tựu đã đạt được trong những năm gần đây và những mặt hạn chế còn tồn tại cần khắc phục, giải quyết, em cho rằng việc phát triển kinh tế nông thôn là sự cần thiết khách quan. Đồng thời, qua đây cá nhân em cũng muốn đưa ra một vài giải pháp cho sự phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta theo ý muốn chủ quan của mình.


    B. NỘI DUNG

    I. Lý luận chung về kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
    1. Thế nào là kinh tế nông thôn:
    1.1 Khái niệm về nông nghiệp nông thôn và kinh tế nông thôn:
    Nông nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào qui luật sinh trưởng của cây trồng ,vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực thực phẩm .để thoả mãn các nhu cầu của mình.Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp ,ngư nghiệp.
    Như vậy,nông nhiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Những điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt trời .Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất sản lượng cây trồng vật nuôi.Nông nghiệp cũng là ngành sản xuất mà việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra , sản xuất nông nghiệp nước ta thường gắn liền với những phương thức canh tác, lề thói, tập quán . đã có từ hàng nghìn năm nay.
    Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn. Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội .

    MỤC LỤC

    A. Mở Đầu. 1
    B. Nội dung. 2
    I. Lý luận chung về kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 2
    1. Thế nào là kinh tế nông thôn:2
    1.1 Khái niệm về nông nghiệp nông thôn và kinh tế nông thôn:2
    1.2. Các bộ phận cấu thành kinh tế nông thôn:2
    2. Vai trò của kinh tế nông thôn:3
    2.1. Cung cấp lương thực thực phẩm cho xã hội:3
    2.2. Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ đặc biệt là công nghiệp chế biến:3
    2.3. Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hoá:3
    2.4. Nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ:3
    2.5. Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị, xã hội:4
    3. Tính tất yếu phải phát triển kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam:4
    II. Thực trạng của kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay:4
    1. Những thành tựu của kinh tế nông thôn Việt Nam trong thời gian gần đây:4
    1.1. Sản xuất lương thực phát triển tốt, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia:5
    1.2. Sản xuất rau, hoa màu và cây công nghiệp tăng khá cao:5
    1.3. Chăn nuôi phát triển mạnh và ngày càng hoàn thiện:6
    1.4. Sản xuất lâm nghiệp, thuỷ sản có nhiều bước tiến:6
    1.5. Các làng nghề thủ công tăng cả về số lượng lẫn chất lượng:7
    2. Hạn chế:7
    2.1. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn còn chậm:7
    2.2. Sản xuất lương thực chưa có tính chuyên nghiệp, chất lượng hàng nông sản chưa cao:8
    2.3. Trình độ lao động ở nông thôn thấp, nạn thất nghiệp gia tăng:9
    2.4. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn còn yếu kém:9
    2.5. Tình trạng khan hiếm về nguồn vốn sản xuất của người nông dân:10
    3. Nguyên nhân hạn chế:10
    III. Những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường;11
    1. Tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:11
    2.Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuât:12
    3. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp:12
    4. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn:13
    5. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội cho nông thôn:13
    6. Tăng cường đầu tư vốn và hiệu quả sử dung vốn trong phát triển kinh tế nông thôn:13
    C. Kết luân. 14
     
Đang tải...