Tiến Sĩ Phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Ninh Bình

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯƠNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
    LUẬN ÁN TIÊN SĨ KINH TÊ
    Chuyên ngành: Kinh tê nông nghiep
    NĂM - 2012

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀNG NGHỀ 6
    1.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế làng nghề . 6
    1.1.1 Phát triển kinh tế làng nghề . 6
    1.1.2 Vai trò của phát triển kinh tế làng nghề 12
    1.1.3 Nội dung chủ yếu của phát triển kinh tế làng nghề 16
    1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế làng nghề 23
    1.2 Thực tiễn và kinh nghiệm phát triển kinh tế làng nghề . 28
    1.2.1 Thực tiễn và kinh nghiệm phát triển kinh tế làng nghề trên thế giới . 28
    1.2.2 Tình hình và kinh nghiệm phát triển kinh tế làng nghề ở Việt Nam 30
    Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 37
    2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 37
    2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 37
    2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội . 40
    2.2 Phương pháp nghiên cứu . 42
    2.2.1 Tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích phát triển kinh tế làng nghề 42
    2.2.2 Chọn điểm nghiên cứu 46
    2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin . 49
    2.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin . 53
    2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 54

    Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH NINH BÌNH . 57
    3.1 Tổng quan phát triển kinh tế làng nghề của tỉnh Ninh Bình . 57
    3.1.1 Giai đoạn trước năm 1992 . 57
    3.1.2 Giai đoạn từ năm 1992 đến nay . 58
    3.2 Thực trạng phát triển các tổ chức kinh tế làng nghề của Tỉnh . 60
    3.2.1 Hộ ngành nghề 60
    3.2.2 Hợp tác xã ngành nghề 67
    3.2.3 Doanh nghiệp ngành nghề . 71
    3.3 Thực trạng phát triển ngành nghề và sản phẩm trong kinh tế làng nghề của Tỉnh 77
    3.3.1 Ngành đan cói . 77
    3.3.2 Ngành thêu ren 81
    3.3.3 Ngành chạm khắc đá . 82
    3.3.4 Ngành mây tre đan 85
    3.4 Kết quả và hiệu quả phát triển kinh tế làng nghề của Tỉnh 87
    3.4.1 Kết quả phát triển kinh tế làng nghề của Tỉnh . 87
    3.4.2 Hiệu quả phát triển kinh tế làng nghề của Tỉnh . 93
    3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế làng nghề của Tỉnh . 97
    3.5.1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 97
    3.5.2 Thể chế và chính sách . 97
    3.5.3 Thị trường và các yếu tố thị trường . 101
    3.5.4 Đầu tư công và dịch vụ công . 104
    3.5.5 Các nguồn lực sản xuất . 105
    Chương 4 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH NINH BÌNH 117
    4.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế làng nghề của Tỉnh 117
    4.1.1 Quan điểm 117
    4.1.2 Mục tiêu 119
    4.2 Nhóm giải pháp tổng thể phát triển kinh tế làng nghề của Tỉnh 120
    4.2.1 Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế làng nghề 120
    4.2.2 Hoàn thiện thể chế và hệ thống chính sách phát triển kinh tế làng nghề 121
    4.2.3 Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm 131
    4.2.4 Phát triển các nguồn lực sản xuất 139
    4.3 Giải pháp cụ thể đối với các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề của Tỉnh 149
    4.3.1 Hộ ngành nghề 149
    4.3.2 Hợp tác xã ngành nghề 152
    4.3.3 Doanh nghiệp 153
    4.4 Giải pháp cụ thể đối với ngành nghề và sản phẩm trong kinh tế làng nghề của Tỉnh . 156
    4.4.1 Ngành đan cói . 156
    4.4.2 Ngành thêu ren 159
    4.4.3 Ngành chạm khắc đá . 160
    4.4.4 Ngành mây tre đan 161
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 164
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 167
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 168
    PHỤ LỤC 175

    DANH MỤC BẢNG
    TT Tên bảng Trang
    1.1 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế làng nghề Việt Nam qua các năm 32
    2.1 Tình hình khí hậu thời tiết của tỉnh Ninh Bình năm 2010 39
    2.2 Đất đai, dân số và lao động của tỉnh Ninh Bình năm 2008 - 2010 41
    2.3 Phân vùng nghiên cứu điều tra 46
    2.4 Số lượng mẫu điều tra phát triển kinh tế làng nghề 48
    2.5 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 50
    2.6 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 51
    3.1 Số lượng làng nghề ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2010 58
    3.2 Số lượng hộ nghề trong kinh tế làng nghề 60
    3.3 Số lượng hộ nghề bình quân 1 làng nghề điều tra 61
    3.4 Thông tin cơ bản của hộ ngành nghề điều tra mẫu 62
    3.5 Tình hình SXKD của hộ qua điều tra mẫu 64
    3.6 Những tồn tại của dịch vụ công trong phát triển kinh tế hộ ngành nghề 65
    3.7 Số lượng HTX ngành nghề tỉnh Ninh Bình qua các năm 67
    3.8 Số lao động của các HTX ngành nghề qua các năm 68
    3.9 Quy mô vốn của các HTX ngành nghề tỉnh Ninh Bình năm 2010 68
    3.10 Kết quả SXKD bình quân của các HTX ngành nghề ở tỉnh Ninh Bình 69
    3.11 Tình hình SXKD ngành nghề của HTX qua điều tra 70
    3.12 Số lượng doanh nghiệp trong kinh tế làng nghề ở tỉnh Ninh Bình 72
    3.13 Thống kê lao động của các doanh nghiệp qua các năm 73
    3.14 Quy mô vốn của các doanh nghiệp ngành nghề 73
    3.15 Tình hình SXKD của doanh nghiệp qua điều tra mẫu 74
    3.16 Khó khăn của doanh nghiệp hiện nay trong tiếp cận dịch vụ 75
    3.17 Cụm sản xuất công nghiệp làng nghề tập trung 76
    3.18 Sản lượng sản phẩm nghề đan cói qua giai đoạn 2001-2010 78
    3.19 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức 80
    3.20 Tình hình phát triển ngành thêu ren giai đoạn 2001-2010 82
    3.21 Tình hình phát triển ngành chạm khắc đá giai đoạn 2001-2010 83
    3.22 Tình hình phát triển ngành mây tre đan giai đoạn 2001-2010 86
    3.23a Tổng GTSX các ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2010 88
    3.23b GTSX kinh tế làng nghề phân theo tổ chức kinh tế năm 2010 88
    3.23c GTSX kinh tế làng nghề phân theo ngành nghề 89
    3.23d GTSX kinh tế làng nghề phân theo vùng 89
    3.24 Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề năm 2010 90
    3.25 Vốn của bình quân 1 hộ nghề trong các làng nghề điều tra 91
    3.26 Số vốn bình quân của hộ và doanh nghiệp điều tra 92
    3.27 Số thuế do làng nghề Ninh Bình đóng góp cho ngân sách nhà nước 92
    3.28 Cơ cấu kinh tế theo GDP ở tỉnh Ninh Bình 93
    3.29 Giá trị sản xuất tại các làng nghề điều tra mẫu 94
    3.30 Thu nhập của lao động/năm từ ngành nghề, dịch vụ và nông nghiệp 94
    3.31 Lao động của kinh tế làng nghề tỉnh Ninh Bình qua các năm 95
    3.32 Một số tồn tại, bất cập của chính sách phát triển KTLN 99
    3.33 Đầu tư công cho phát triển làng nghề ở tỉnh Ninh Bình 105
    3.34 Trình độ lao động trong các hộ điều tra 106
    3.35 Diện tích đất của hộ ngành nghề trong làng nghề năm 2010 111
    4.1 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế làng nghề đến năm 2015 119
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

    Kinh tế làng nghề đang giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam. Nó không chỉ góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn tạo nên những dấu ấn, bản sắc văn hoá đặc trưng của mỗi vùng, miền của đất nước. Kinh tế làng nghề là một mô hình đặc trưng của kinh tế nông thôn Việt Nam. Kinh tế làng nghề đã hình thành và phát triển lâu đời, nó gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của các nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Nghề gốm sứ đã có ở Việt Nam từ trên 10.000 năm, nghề dệt cũng đã có mặt từ đời Phùng Nguyên cách đây trên 4.000 năm. Trong quá trình công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước và hội nhập kinh tế thế giới, thì phát triển làng nghề hiện nay góp phần giải quyết dư thừa lao động ở nông thôn, hạn chế sự chuyển dịch lao động ra thành phố và giảm sự chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước.
    Hiện nay, việc phát triển kinh tế làng nghề đang ngày càng được quan tâm, đã có những cuốn sách và một số công trình nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến vấn đề này. Điển hình như cuốn “Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình CNH” (Dương Bá Phượng, 2001) [51], cuốn “Phát triển làng nghề truyền thống (LNTT) trong quá trình CNH, HĐH” (Mai Thế Hởn, 2003) [41], cuốn “Môi trường kinh doanh ở nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp” (Chu Tiến Quang, 2003) [53] . các cuồn sách trên chỉ mới phân định và làm rõ được một số vấn đề về làng nghề như: làng nghề truyền thống, con đường hình thành của các làng nghề, phân tích đánh giá tiềm năng, môi trường hoạt động, thực trạng phát triển của các làng nghề, đưa ra quan điểm, đề xuất phương hướng và một số giải pháp phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH nông thôn. Đề tài “Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng CNH nông thôn ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) hợp tác với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện năm 2002 là đề tài lớn, trong đó đã điều tra, nghiên cứu tổng thể nhiều vấn đề liên quan đến làng nghề thủ công ở nước ta như sự phân bố làng nghề, điều kiện kinh tế - xã hội của làng nghề, nghiên cứu đánh giá 12 mặt hàng thủ công của làng nghề Việt Nam và nêu lên những vấn đề có liên quan về nghề thủ công trên phạm vi cả nước thông qua số liệu điều tra vào thời điểm 2002 nên những nhận định, những kết luận mang tính tổng hợp về làng nghề, chưa đi sâu phân tích về phát triển kinh tế làng nghề.

    Trên thực tế, năm 2010 toàn tỉnh Ninh Bình có 70 làng nghề với nhiều ngành nghề đang phát triển như: nghề đan cói, thêu ren, mây tre đan, chạm khắc đá, Mặt khác, đã có một số báo cáo như báo cáo Phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tỉnh Ninh Bình (Đinh Văn Đãn, năm 1999) [30], các báo cáo hàng năm của Sở Công thương Ninh Bình, các báo cáo của các huyện, xã, hội làng nghề, các bài viết được đăng tải trên mạng Internet, . đưa ra một vài nhận định, đánh giá tổng quát về thực trạng, nêu lên một vài hạn chế và yếu kém hay đề cập đến một vài phân tích về thực trạng một số ngành nghề, làng nghề của tỉnh Ninh Bình.
    Dù kết quả khác nhau nhưng các nghiên cứu đều khẳng định vai trò quan trọng của phát triển làng nghề nói chung và kinh tế làng nghề nói riêng đối với tỉnh Ninh Bình. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng về lý luận kinh tế làng nghề còn có nhiều quan điểm khác nhau, những vấn đề cần thảo luận thêm. Mặt khác, thực tiễn kinh tế làng nghề của tỉnh Ninh Bình theo đánh giá chung còn nhiều bất cập. Những bất cập đó liên quan đến các yếu tố kinh tế làng nghề như các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề, ngành nghề và sản phẩm trong làng nghề, khía cạnh kết quả và hiệu quả sản xuất làng nghề. Tất cả các vấn đề nảy sinh nói trên đòi hỏi một nghiên cứu có hệ thống về phát triển kinh tế làng nghề. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Ninh Bình” cho nghiên cứu luận án tiến sĩ.

    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    a) Mục tiêu chung

    Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển kinh tế làng nghề, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế làng nghề, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Ninh Bình trong những năm tới.
    b) Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá, cập nhật và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế làng nghề.
    - Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế làng nghề, xác định và phân tích nguyên nhân, các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Ninh Bình.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...