Luận Văn Phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta xác định phát triển kinh tế là nhiệm
    vụ trung tâm, đồng thời định hướng phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH, mở
    cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững. Để phát triển kinh tế đất nước
    thì từng địa phương được phân cấp quản lý nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn lãnh
    thổ theo định hướng của ngành và cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Trong đó,
    phát triển kinh tế cấp huyện hiện nay vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu
    để làm sáng tỏ về mặt lôgíc và hoàn thiện quản lý trong thực tiễn.
    Huyện Bình Xuyên là một huyện mới tái lập từ ngày 01.09.1998 được tách ra
    từ huyện Tam Đảo thành huyện Bình Xuyên và huyện Tam Dương, sau khi tái lập
    huyện có 14 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn. Khi mới tái lập định hướng của
    phát triển của huyện vẫn dựa vào quy hoạch của huyện Tam Đảo (cũ), lấy phát triển
    nông nghiệp là chủ yếu, do vậy sau 3 năm tái lập kinh tế huyện Bình Xuyên phát
    triển chậm chạp, cơ sở vật chất còn nhiều yếu kém, đời sống của nhân dân còn khó
    khăn. Trong khi đó huyện có lợi thế gần thủ đô Hà Nội, sân bay Quốc tế Nội Bài, có
    đường quốc lộ 2 và đường sắt chạy qua, mặt khác quá trình công nghiệp hoá và đô
    thị hoá của Tỉnh Vĩnh Phúc đang diễn ra với tốc độ nhanh, kinh tế xã hội có bước
    phát triển mạnh.
    Vấn đề đặt ra cho Đảng bộ và chính quyền của huyện trong giai đoạn từ nay
    đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là nhanh chóng khắc phục nhược điểm,
    khó khăn, khai thác tiềm năng điều kiện hiện có, tìm bước đi thích hợp để đẩy
    nhanh quá trình xây dựng và phát triển kinh tế trên địa bàn, nhằm xây dựng huyện
    trở thành một huyện công nghiệp, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững nhằm
    nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chính vì vậy việc nghiên cứu,
    đánh giá thực trạng phát triển kinh tế của huyện và đề ra các giải pháp phát triển
    kinh tế là rất cần thiết nhằm phát huy tốt những yếu tố tiềm năng, định rõ phương




    hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế của huyện trong những năm tới, làm cơ sở
    khoa học cho việc xây dựng các đề án, quy hoạch và kế hoạch đầu tư phát triển kinh
    tế - xã hội trên địa bàn huyện, để Bình Xuyên từng bước phát triển tương xứng với
    vị thế của một huyện trọng tâm phát triển công nghiệp của tỉnh với mục tiêu phấn
    đấu đến năm 2015 huyện trở thành đô thị loại 4 của tỉnh Vĩnh Phúc.
    Là người trực tiếp tham gia quản lý ở huyện Bình Xuyên, tôi chọn đề tài
    “Phát triển kinh tế huyện Bỡnh Xuyờn tỉnh Vĩnh Phỳc trong điều kiện hiện nay”
    làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Liên quan đến đề tài có một số đề tài luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về phát
    triển kinh tế nói chung, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thương mại
    nói riêng như:
    Luận văn thạc sĩ năm 2006 của Nguyễn Anh Tuấn chuyên ngành quản lý
    kinh tế, về hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội quận Long Biên thành phố
    Hà Nội. Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2006 của Nguyễn Văn Chiến về tác động đầu tư
    trực tiếp ở nước ngoài vào phát triển kinh tế -xã hội ở thành phố Đà Nẵng hiện nay.
    Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2006 của Nguyễn Văn Lúa về thu hút đầu tư để phát triển
    kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2006 của Nguyễn
    Hoài Khanh về tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế -xã hội ở tỉnh
    Bình Dương. Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2006 của Huỳnh Khánh Toàn về mối quan
    hệ giữa phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới ở Quảng Nam. Luận văn thạc
    sĩ kinh tế năm 2006 của Trần Anh Đức về định hướng và giải pháp quản lý Nhà nước
    nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn quận Cẩm lệ thành phố Đà Nẵng .
    Tuy vậy, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách
    hoàn chỉnh về phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện
    hiện nay.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    3.1. Mục đích




    Làm rõ căn cứ lý luận, phân tích đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế
    huyện Bình Xuyên, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế huyện Bình
    Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó trọng tâm là các giải pháp quản lý nhà nước.
    3.2. Nhiệm vụ
    Làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế cấp huyện, xác định đúng
    vai trò, vị thế của chính quyền cấp huyện đối với phát triển kinh tế trong tình hình
    mới.
    Phân tích đánh giá các yếu tố tiềm năng, nguồn lực và thực trạng tác động của
    quản lý nhà nước đến sự phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên từ năm 2005 đến nay, chỉ
    ra những nguyên nhân của thành tựu và những hạn chế, yếu kém.
    Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế huyện Bình
    Xuyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020,.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là các nhân tố cho phát triển
    kinh tế và tác động của quản lý nhà nước cấp huyện tới sự phát triển kinh tế huyện
    Bình Xuyên, đặt trong mối quan hệ với phát triển xã hội.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi về không gian: trong phạm vi gianh giới hành chính của huyện Bình
    Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
    Phạm vi về thời gian: Khảo sát đánh giá thực trạng phát triển kinh tế huyện
    Bình Xuyên từ năm 2005 đến nay và giải pháp đến năm 2015 định hướng đến năm
    2020.
    Phạm vi ngành, lĩnh vực: Tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế chủ yếu của
    huyện Bình Xuyên, không phân biệt cấp quản lý.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1. Cơ sở lý luận
    Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
    Minh và các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, các chỉ thị




    nghị quyết về phát triển kinh tế của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc. huyện uỷ và
    UBND huyện Bình Xuyên.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: hệ thống hoá những vấn đề
    chung về phát triển kinh tế, những căn cứ lý thuyết và thực tiễn phát triển kinh tế
    cấp huyện trong điều kiện hiện nay.
    Phương pháp phân tích số liệu định lượng: Trên cơ sở số liệu thu thập được
    và những số liệu qua khảo sát thực tế, luận văn sử dụng phương pháp phân tích định
    lượng theo nhóm vấn đề nghiên cứu phục vụ nội dung nghiên cứu và các kết luận
    tổng hợp.
    Phương pháp thống kê, so sánh: Sử dụng số liệu thống kê để phân tích, so
    sánh nhằm đề xuất những kết luận về định hướng và giải pháp phát triển kinh tế trên
    địa bàn huyện Bình Xuyên.
    6. Đóng góp của luận văn
    6.1. Về lý luận
    Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh tế trong thời kỳ công
    nghiệp hoá hiện đại hoá đối với cấp huyện trong giai đoạn hiện nay.
    Làm rõ vai trò, vị trí của chính quyền của cấp huyện đối nhiệm vụ phát triển
    kinh tế thời kỳ công nghiệp hoá -hiện đại hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
    tế.
    6.2. Về thực tiễn
    Trên cơ sở, tổng hợp phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế của
    huyện trong những năm qua làm rõ bức tranh toàn cảnh về phát triển kinh tế trong
    mối tương quan với các địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc. Điều này rất cần thiết cho
    cấp uỷ đảng, chính quyền huyện trong việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế -
    xã hội trong những năm tới
    Góp phần xây dựng mục tiêu, định hướng phát triển của huyện trong giai
    đoạn 2005-2015 và định hướng đến năm 2020, đồng thời đề xuất các giải pháp cần




    tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu của huyện trong thời kỳ CNH- HĐH và hội
    nhập kinh tế.
    Đề tài là tài liệu tham khảo giúp cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Bình
    Xuyên trong việc hoạch định mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế huyện Bình
    Xuyên trong những năm tiếp theo.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
    dung luận văn gồm 03 chương, 07 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...