Thạc Sĩ Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang
    Định dạng file word


    Mục lục
    Trang
    Mở đầu
    Chương 1: phát triển kinh tế hợp tác - một đòi hỏi bức xúc để
    đưa kinh tế nông nghiệp lên kinh tế hàng hóa theo
    hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    Những quan điểm cơ bản của các tác giả kinh điển, của một
    số nhà kinh tế học, của Đảng và Bác Hồ về phát triển kinh tế
    hợp tác trong nông nghiệp
    Quan điểm của Mác - Ăngghen, Lênin về một số nhà kinh tế
    học
    Các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta về
    phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp
    Một số mô hình kinh tế hợp tác ở thế giới và kinh nghiệm rút
    ra
    Khái quát về kinh tế hợp tác nông nghiệp theo nhận thức mới
    Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp - một đòi hỏi
    bức xúc để đưa nông nghiệp Kiên Giang thành nền nông
    nghiệp hàng hóa nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Kiên Giang
    Sự phát triển của kinh tế hộ đòi hỏi phải đẩy mạnh kinh tế
    hợp tác
    Sự phát triển mạnh mẽ sang nền kinh tế nông nghiệp hàng
    hóa đòi hỏi bức xúc phải phát triển kinh tế hợp tác
    Quá trình thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn
    đòi hỏi phải đẩy mạnh kinh tế hợp tác
    Phát triển kinh tế hợp tác là yêu cầu bức xúc nhằm khai thác có
    hiệu quả cao tiềm năng nông nghiệp ở Kiên Giang
    Chương 2: thực trạng kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Kiên
    Giang từ đổi mới cho đến nay
    Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang
    Thực trạng kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Kiên
    Giang từ khi đất nước đổi mới đến nay
    Chương 3: Quan điểm và các giải pháp chủ yếu nhằm phát
    triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở tỉnh kiên
    giang
    Quan điểm phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở
    Kiên Giang
    Kinh tế hợp tác phải được đẩy mạnh trên cơ sở duy trì và
    phát triển kinh tế hộ
    Phải thực hiện đa dạng hóa các loại hình hợp tác
    Kinh tế hợp tác phải phát triển trong mối quan hệ gắn bó với
    các thành phần kinh tế khác
    Đẩy mạnh kinh tế hợp tác đi đôi với đổi mới cơ cấu cây
    trồng, vật nuôi và ứng dụng thành tựu của cách mạng khoa
    học công nghệ
    Phải có sự hỗ trợ của Nhà nước với kinh tế hợp tác
    Các giải pháp nhằm phát triển kinh tế hợp tác trong nông
    nghiệp ở tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới
    Mở rộng công tác tuyên truyền về hợp tác và kinh tế hợp tác
    và xây dựng điển hình để mọi người dân hiểu rõ, tự nguyện
    tham gia
    Xem xét giải thể các hợp tác xã và các tập đoàn sản xuất không
    có hiệu quả, chấn chỉnh những hợp tác xã và tập đoàn sản xuất
    còn tồn tại để hoạt động theo nhận thức mới
    Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc phương châm của
    Đảng khi thực hiện hợp tác và kinh tế hợp tác
    Có giải pháp để huy động các nguồn vốn cho kinh tế hợp tác
    hoạt động
    Tăng cường vai trò lãnh đạo và giúp đỡ của Nhà nước với
    kinh tế hợp tác
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo


    Mở đầu
    1. Tính cấp bách của đề tài
    Đối với Việt nam, nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt. Nó chiếm vị trí trọng
    yếu trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, hơn 80% dân số ở nông thôn và 70% sống bằng
    nghề nông.
    Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp có bước chuyển biến đáng kể. Nông
    nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nông lâm ngư nghiệp có bước phát triển tương đối
    toàn diện, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp không ngừng tăng
    lên; các mặt hàng hóa nông sản thực phẩm được sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu
    tiêu dùng trong nước, mà còn xuất khẩu; đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ
    mặt thành thị và nông thôn từng bước được đổi mới.
    Sự tiến bộ đó gắn liền với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
    nước.
    Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường trước đây (1980 trở về trước) do chủ quan nóng
    vội và do duy ý chí, chúng ta đã đưa nông nghiệp rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài. Do sử
    dụng cơ chế hành chính tập trung bao cấp đã lỗi thời để quản lý nền kinh tế, đồng thời lại
    muốn đưa nông nghiệp tiến nhanh lên sản xuất lớn chúng ta đã ồ ạt tập thể hóa tư liệu sản
    xuất, thông qua các hình thức tập đoàn sản xuất và hợp tác xã ở các tỉnh miền Nam trong
    khi tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp còn ở mức quá thấp.
    Kết quả là quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu dưới hình thức tập thể ra đời, với
    qui mô quá lớn và trình độ quá cao, trở nên phản tác dụng và kìm hãm sự phát triển của
    lực lượng sản xuất.
    Từ khi có Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương (ngày 13/11/1981), nhất là từ khi
    có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (ngày 05/4/1988) các tập đoàn sản xuất hoặc hợp tác
    xã nông nghiệp có sự chuyển biến mới. Một số chuyển sang hoạt động dưới những hình
    thức mới, một số tồn tại nhưng không hoạt động và một số bị tan rã. Người nông dân
    quay về hoạt động kinh tế hộ gia đình, họ đã thực hiện quyền tự chủ của mình trong quản
    lý đất đai và lao động, gắn lao động với đất đai và họ thật sự quan tâm đến kết quả lao
    động, do vậy kết quả sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên.
    Để đẩy mạnh kinh tế hợp tác trên cơ sở nhận thức mới Đảng ta đã ban hành Chỉ thị
    68 khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác trên các lĩnh vực trong đó có kinh tế nông
    nghiệp với nội dung hoàn toàn mới so với trước đây.
    Kiên Giang là một tỉnh mà nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, điều kiện tự nhiên
    có nhiều khó khăn, lại có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, trình độ dân trí thấp,
    thu nhập không cao, đời sống còn nhiều thiếu thốn.
    Trong những năm cải tạo nông nghiệp, cũng như các tỉnh ở phía Nam, hầu hết nông dân
    Kiên Giang đều gia nhập vào tập đoàn sản xuất hoặc hợp tác xã.
    Trong tình hình mới có nhiều tập đoàn sản xuất, hợp tác xã không chuyển đổi kịp
    bị tan rã; một số còn tồn tại trên danh nghĩa. Một số tập đoàn sản xuất, hợp tác xã chỉ
    thực hiện hợp tác một số khâu và đã có tác dụng tích cực giúp hộ kinh tế gia đình hoạt
    động tốt. Tuy nhiên, trong điều kiện mới, hoạt động của các hợp tác xã kiểu mới và các
    hình thức hợp tác khác trong nông nghiệp còn nhiều lúng túng.
    Vì vậy nghiên cứu kinh tế hợp tác kiểu mới trong nông nghiệp ở Kiên Giang là
    rất cần thiết. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về kinh tế hợp tác, nhưng nghiên cứu kinh tế
    hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là một đề tài mới, chưa được nhiều tác giả đi
    sâu đề cập. Do đó tôi chọn đề tài "Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở tỉnh
    Kiên Giang" để làm luận văn Thạc sĩ kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Nông nghiệp nông thôn nói chung, kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp nói
    riêng là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm. Trong suốt quá
    trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đặc biệt từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ
    Chính trị cho đến nay, vấn đề kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong nông nghiệp là chủ đề
    nghiên cứu được nhiều cơ quan khoa học, nhiều nhà nghiên cứu và các cán bộ chỉ đạo
    thực tiễn quan tâm. Trong đó nhiều công trình đã được công bố như:
    - Hợp tác hóa nông nghiệp Việt Nam - lịch sử và triển vọng của PTS Chử Văn Lâm,
    PTS Trần Quốc Toản và các tác giả, NXB Sự thật, H, 1933.
    - Lý luận về hợp tác hóa nông nghiệp - kinh nghiệm lịch sử và sự vận dụng ở nước ta,
    do Giáo sư PTS Lưu Văn Sùng chủ biên. Nxb Sự thật, H, 1990.
    - Vài nét về hợp tác hóa nông nghiệp ở các nước trên thế giới, của Nguyễn Văn
    Điền, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 178, H, 1990.
    - Định hướng mô hình hợp tác xã sản xuất trong cơ chế quản lý mới, Tạp chí
    Nông nghiệp, công nghiệp - thực phẩm số 8, 1990 của Võ Ngọc Hoài.
    - Hợp tác hóa nông nghiệp - kinh nghiệm nước ngoài, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế,
    H, 1989.
    - Báo cáo phân tích thống kê 30 hợp tác hóa nông nghiệp. Tổng cục Thống kê
    1989.
    Ngoài ra còn nhiều luận án PTS, Thạc sĩ kinh tế viết về đề tài hợp tác xã nông
    nghiệp như: Đổi mới mô hình hợp tác xã nông nghiệp hiện nay ở huyện An Lão, Hải
    Phòng. Luận án PTS kinh tế của Đoàn Văn Dân, H, 1994 hay Đổi mới mô hình hợp tác xã
    nông nghiệp địa bàn tỉnh Thái Bình. Luận án Thạc sĩ của Nguyễn Văn Sử, H, 1994 và
    cùng nhiều công trình khác.
    Song về hợp tác xã nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long và đặc biệt ở tỉnh
    Kiên Giang thì chưa có công trình nào trình bày có hệ thống.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích của luận văn là: phân tích sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế
    hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang thông qua khảo sát thực tế, đánh giá thực
    trạng và đưa ra giải pháp để phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp vào thời gian
    tới.
    Để thực hiện mục đích trên luận văn có nhiệm vụ:
    - Luận giải sự cần thiết phải phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tại Kiên
    Giang.
    - Phân tích đánh giá thực trạng kinh tế hợp tác và rút ra ưu điểm thiếu sót, những
    bài học kinh nghiệm, từ đó đặt ra những vấn đề cần giải quyết trong thời gian sắp tới.
    - Xác lập các quan điểm để đưa ra phương hướng và các giải pháp nhằm phát
    triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở Kiên Giang.
    4. Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Luận án lấy kinh tế hợp tác trong nông nghiệp và vận dụng kinh tế hợp tác ở tỉnh
    Kiên Giang làm đối tượng nghiên cứu.
    Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp có nội dung rộng, luận án chỉ đi sâu nghiên
    cứu trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi ở nông thôn và giới hạn từ đổi mới đến nay.
    Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận án chỉ đề cập tới những vấn đề cơ bản ở tầm vĩ mô.
    5. Phương pháp nghiên cứu của luận án
    Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương
    pháp phân tích tổng hợp, trừu tượng hóa kết hợp với lô gích lịch sử để làm cơ sở nghiên
    cứu.
    6. Những đóng góp mới của luận án
    - Hệ thống và vận dụng những vấn đề lý luận thực tiễn có liên quan đến kinh tế
    hợp tác để luận giải sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp
    ở Kiên Giang.
    - Thông qua sự khảo sát thực tế để tìm ra những ưu điểm và hạn chế của kinh tế hợp
    tác, hợp tác xã để chỉ ra những vấn đề cần giải quyết sắp tới.
    - Đưa ra các quan điểm, phương hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh
    tế hợp tác trong nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang.
    7. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
    chương, 8 tiết.


    Danh mục tài liệu tham khảo
    [1].
    [2].
    [3].
    [4].
    [5].
    [6].
    [7].
    [8].
    [9].
    Báo cáo phân tích thống kê 30 năm hợp tác hóa nông nghiệp, Tổng cục Thống kê,
    H, 1989.
    Báo cáo tổng kết hợp tác hóa nông nghiệp (1958-1990) của Tiểu ban Tổng kết
    hợp tác hóa Nông nghiệp Trung ương 1991.
    Báo cáo tình hình một năm thực hiện Luật hợp tác và các Nghị định của Chính
    phủ trong lĩnh vực nông nghiệp, ngày 02/6/1998 Bộ Nông nghiệp - PTNT.
    Báo cáo tình hình một năm thực hiện Luật hợp tác xã trong nông nghiệp, các tỉnh Nam Bộ
    và Tây Nguyên, ngày 14/6/1998, Bộ Nông nghiệp -PTNT.
    Báo cáo và phương hướng của UBND tỉnh Kiên Giang từ năm 1990 đến năm
    1999.
    Chỉ thị 100/CT-TW ngày 13/01/1998 của Ban Chấp hành Trung ương về cải tiến
    công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động.
    Chỉ thị 68/CT-TW ngày 24/5/1996 của Ban chấp hành Trung ương về phát triển
    kinh tế hợp tác trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế.
    Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiệm, Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt
    Nam (1945 - 1995). Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1998.
    Nguyễn Điền, Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nông thôn trên thế giới và Việt
    Nam. Nxb Thống kê, 1996.
    [10]. Võ Ngọc Hoài, Định hướng mô hình hợp tác xã sản xuất trong cơ chế quản lý mới.
    Tạp chí Nông nghiệp - công nghiệp thực phẩm, số 8, 1990.
    [11]. Hợp tác hóa nông nghiệp: tình hình kinh nghiệm nước ngoài. Nxb Tạp chí NCKT,
    H, 1989.
    [12]. Lâm Quang Huyên, Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác nông nghiệp. Nxb Khoa
    học xã hội, 1995.
    [13]. Vũ Khải, Nguyễn Phượng Vĩ, Tài liệu tập huấn Luật hợp tác xã và các Nghị định
    của Chính phủ quy định việc thi hành trong nông nghiệp. Nxb Nông nghiệp, 1997.
    [14]. TS Chử Văn Lâm, TS Trần Quốc Toản và các tác giả, Hợp tác hóa Nông nghiệp
    Việt Nam - lịch sử - vấn đề triển vọng của. Nxb Sự thật, H. 1993.
    [15]. V.I. Lênin, Bàn về chế độ hợp tác xã, Toàn tập, Tập 45. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva,
    1978.
    [16]. Luật hợp tác xã của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia,
    1997.
    [17]. Lý luận về hợp tác hóa nông nghiệp ở các nước trên thế giới. Tạp chí nghiên cứu
    kinh tế, số 178, H, 1990.
    [18]. Các Mác - Ph. Ăngghen, Vấn đề nông dân ở Pháp và ở Đức, tuyển tập, Tập IV.
    Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984.
    [19]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981.
    [20]. Nghị quyết 10/NQ-TW ngày 05/9/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh
    tế nông nghiệp.
    [21]. Nghị quyết 05/NQ-HNTW ngày 10/6/1993 của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
    Trung ương Đảng (khóa VII): tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông
    thôn.
    [22]. Nghị quyết số 04/NQ-HNTW ngày 29/12/1997 của Ban chấp hành Trung ương
    khóa VIII "về tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao
    hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Phấn đấu
    hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội đầu năm 2000".
    [23]. Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề cần
    phát triển nông nghiệp và nông thôn.
    [24]. Niên giám thống kê Kiên Giang năm 1990 đến năm 1999.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...