Thạc Sĩ Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài


    Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đã đề ra mục tiêu tổng quát là: Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân, tạo ra nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. [1]
    Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, là phương tiện chủ yếu để nâng cao mức sống đồng bào dân tộc. Tăng trưởng kinh tế miền núi phải dựa trên nguyên tắc hài hòa xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường lâu bền. Bởi môi trường sinh thái vô cùng cần thiết cho sự sống của con người và mọi loài sinh vật, là cơ sở tự nhiên không thể thiếu được cho sự phát triển bền vững của các ngành nông – lâm – ngư nghiệp.
    Những năm gần đây, các hoạt động nông nghiệp cùng với những hoạt động dịch vụ, sinh hoạt đã làm xuất hiện nhiều vấn đề môi trường. Những vấn đề này gây tác động mạnh mẽ và lâu dài đến các hệ sinh thái ở khu vực nông thôn, nó cản trở sự phát triển bền vững trong tương lai. Nó ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi và ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt thường nhật của người dân nông thôn. Quan trọng nhất, hiện trạng môi trường trên tác động xấu đến sức khoẻ cộng đồng dân cư nông thôn và để lại hậu quả lâu dài đối với thế hệ mai sau.
    Tình trạng thoái hóa đất đai và tài nguyên rừng ở miền núi nói chung vẫn đang tiếp tục gia tăng. Địa hình miền núi có độ dốc lớn, dòng chảy mạnh và do rừng bị tàn phá nghiêm trọng nên hiện tượng đất bị xói mòn, sụt lở, xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi.
    Bảo vệ, cải thiện môi trường là yếu tố quan trọng không tách rời trong quá trình phát triển kinh tế. Coi yêu cầu bảo vệ môi trường là một tiêu chí
    không thể thiếu trong các chiến lược, các chính sách, các chương trình phát triển kinh tế – xã hội miền núi. Phát triển bền vững miền núi là sự nghiệp của cả nước, nhưng trước hết là của đồng bào các dân tộc miền núi. Phát triển bền vững miền núi là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, của mỗi người dân và của toàn xã hội.
    Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, có nhiều đồng bào dân tộc đang chung sống và hoạt động sản xuất chủ yếu là nông – lâm nghiệp. Kinh tế của huyện có nhiều thay đổi đáng kể nhưng sự phát triển còn ở mức thấp so với thực tế tình hình phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện nay. Để thu được kết quả cao trong sản xuất, người dân đã dùng mọi biện pháp (sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, kể cả những chế phẩm bị cấm hoặc đã quá thời hạn cho phép sử dụng) hoặc sử dụng bừa bãi các chế phẩm này làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi mà lãng quên đến môi trường sinh thái hiện nay đang bị đe dọa. Có nhiều người dân biết được sự nguy hại của các chế phẩm hoá học không nên sử dụng đối với môi trường đất, nước và không khí nhưng vẫn phải sử dụng vì mục đích kinh tế. Thêm vào đó, độ che phủ rừng của huyện, đặc biệt rừng phòng hộ cũng ngày càng thấp dần. Trước thực tế đang diễn ra như vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa” nhằm mục tiêu vừa phát triển kinh tế hộ nông dân đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái khu vực nông thôn huyện Định Hóa.


    MỤC LỤC

    Trang

    MỞ ĐẦU
    1

    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài .1

    2. Mục tiêu nghiên cứu .2

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

    4. Ý nghĩa khoa học của luận văn 4

    5. Bố cục của luận văn .4

    Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 5

    1.1. Cơ sở khoa học của phát triển kinh tế hộ và môi trường khu vực nông

    thôn .5

    1.1.1. Quan điểm về phát triển, phát triển kinh tế, phát triển bền vững 5

    1.1.2. Quan điểm về phát triển kinh tế khu vực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 6
    1.1.3. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân 8

    1.1.4. Quan điểm về môi trường, môi trường khu vực nông thôn, miền núi 10

    1.1.5. Hiện trạng môi trường toàn cầu, môi trường Việt Nam 15

    1.1.6. Môi trường với đời sống con người và sản xuất nông - lâm nghiệp 21

    1.1.7. Hoạt động của con người với môi trường sinh thái trong nông thôn 22

    1.1.8. Đánh giá phát triển bền vững 24

    1.1.9. Môi trường với sự phát triển bền vững 25

    1.2. Phương pháp nghiên cứu 29

    Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi

    trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa .
    35

    2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu . 35

    2.1.1. Điều kiện tự nhiên 35

    2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện Định Hóa 40

    2.1.3. Văn hóa - xã hội 47

    2.1.4. Cơ sở hạ tầng của huyện 49

    2.1.5. Tình hình môi trường ở huyện Định Hóa 49

    2.1.6. Quản lý tài nguyên – môi trường 51

    2.2. Thực trạng phát triển kinh tế hộ và những vấn đề về môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa . 51
    2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế hộ 51

    2.2.2. Thực trạng về môi trường khu vực nghiên cứu 77

    2.3. Phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế hộ với môi trường sinh thái khu vực nghiên cứu . 88
    2.3.1. Thực trạng tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV tại các nhóm hộ điều tra 88
    2.3.2. Mối quan hệ giữa thu nhập trồng trọt và môi trường khu vực nghiên cứu trong quá trình phát triển kinh tế hộ 91
    2.4. Một số vấn đề còn tồn tại và định hướng phát triển kinh tế hộ . 98

    Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ gắn với bảo vệ môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa . 103
    3.1. Giải pháp phát triển kinh tế 103

    3.1.1. Đối với Ủy ban huyện Định Hóa 103

    3.1.2. Đối với hộ nông dân . 103

    3.2. Giải pháp phát triển bền vững khu vực nghiên cứu 104

    3.2.1. Đối với Ủy ban huyện Định Hóa 104

    3.2.2. Đối với hộ nông dân . 105

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 107

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 110
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...