Thạc Sĩ Phát triển kinh tế hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT . vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . v
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của luận văn 1
    2. Mục đích nghiên cứu luận văn . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 3
    4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn 3
    5. Kết cấu của luận văn . 3
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
    HỘ NÔNG DÂN . 4
    1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hộ nông dân . 4
    1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của kinh tế hộ nông dân . 4
    1.1.1.1. Khái niệm hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân . 4
    1.1.1.2. Khái niệm phát triển kinh tế hộ nông dân . 6
    1.1.1.3. Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân 6
    1.1.1.4. Ví trí và vai trò của kinh tế hộ nông dân . 8
    1.1.2. Quan điểm về phát triển kinh tế hộ nông dân 11
    1.1.3. Nội dung phát triển kinh tế hộ nông dân 13
    1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân . 14
    1.1.4.1. Các nhân tố tự nhiên . 14
    1.1.4.2. Các nhân tố về môi trường kinh tế và pháp lý 15
    1.1.4.3. Các nhân tố khoa học kỹ thuật và công nghệ . 16
    1.1.4.4. Các nhân tố xã hội 16
    1.2. Cơ sở thực tiễn của kinh tế hộ nông dân 18

    iv
    1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới . 18
    1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam . 22
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu 28
    2.2. Nội dung các phương pháp nghiên cứu . 28
    2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 28
    2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp . 29
    2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 29
    2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu . 30
    Chương 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG
    DÂN TỈNH BẮC KẠN . 33
    3.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Kạn 33
    3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 33
    3.1.2. Khí hậu, thủy văn, sông ngòi . 33
    3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên 34
    3.1.4. Dân số, lao động . 37
    3.1.5. Cơ sở hạ tầng 39
    3.1.6. Tiềm năng phát triển 41
    3.2. Tổng quan về phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn từ khi tái lập tỉnh đến
    nay 43
    3.3. Thực trạng kinh tế hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn . 48
    3.3.1. Đặc điểm về quy mô kinh tế hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn . 48
    3.3.1.1. Số lượng và cơ cấu hộ nông dân . 48
    3.3.1.2. Quy mô về lao động của hộ nông dân 50
    3.3.1.3. Trình độ đào tạo của chủ hộ và lực lượng lao động của hộ nông
    dân . 51
    3.3.1.4. Quy mô diện tích sản xuất của hộ nông dân . 52
    3.3.1.5. Tình hình sử dụng đất đai của hộ nông dân 54
    3.3.1.6. Vốn, tích lũy của hộ nông dân . 56

    v
    3.3.1.7. Tình hình trang thiết bị máy móc của hộ nông dân . 59
    3.3.2. Phân tích thực trạng kinh tế hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn 60
    3.3.2.1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân tỉnh Bắc
    Kạn 60
    3.3.2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân . 68
    3.3.3. Nội dung phát triển kinh tế hộ nông dân tỉnh Bắc Kan . 73
    3.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn . 76
    3.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân tỉnh
    Bắc Kạn . 78
    3.4.1. Những kết quả đã đạt được . 78
    3.4.2. Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân . 79
    Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG
    DÂN TỈNH BẮC KẠN 81
    4.1. Chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
    tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 . 81
    4.2. Quan điểm phát triển kinh tế hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn 82
    4.2.1. Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá . 82
    4.2.2. Phát triển kinh tế trang trại gia đình 83
    4.2.3. Phát triển kinh tế hộ nông dân phải gắn với quá trình chuyển dịch
    cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
    thôn, và quá trình hội nhập . 84
    4.2.4. Phát huy nội lực, tạo bước phát triển mới trong kinh tế hộ nông dân . 85
    4.3. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân ở tỉnh Bắc Kạn . 86
    4.3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế hộ nông dân 86
    4.3.1.1. Tăng giá trị tổng sản phẩm và tổng sản phẩm hàng hoá nông
    lâm sản 86
    4.3.1.2. Nâng cao tổng giá trị và giá trị sản phẩm hàng hoá trên đơn
    vị diện tích canh tác 86
    4.3.2. Định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân . 87

    vi
    4.3.2.1. Quy hoạch sản xuất hàng hoá gắn liền với thị trường và lợi thế
    so sánh 87
    4.3.2.2. Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất chuyên
    môn hoá 88
    4.3.2.3. Mở rộng liên kết hợp tác theo hướng đa dạng hoá 89
    4.3.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật . 89
    4.3.2.5. Khuyến khích phát triển ngành nghề, tạo thêm việc làm,
    góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng hộ khá, hộ giầu . 90
    4.4. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân trong
    tỉnh Bắc Kạn 90
    4.4.1. Giải pháp chung 90
    4.4.1.1. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản phẩm . 90
    4.4.1.2. Tăng cường đầu tư vốn cho hộ nông dân . 91
    4.4.1.3. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp 93
    4.4.1.4. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế chủ yếu trong
    nông thôn 95
    4.4.2. Giải pháp về đất đai đối với các hộ nông dân 96
    4.4.3. Giải pháp về phát triển các hình thức hợp tác đa dạng giữa các
    hộ nông dân 97
    4.4.4. Giải pháp về xây dựng chiến lược về an toàn lương thực và dinh dưỡng . 98
    4.4.5. Giải pháp về tăng cường giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí . 99
    4.4.6. Giải pháp khác 100
    4.5. Kiến nghị . 101
    KẾT LUẬN 103
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104


    vii
    DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

    CP Chí phí
    CV Mã lực
    DVD Đầu đĩa DVD (Digital VideoDisc)
    ĐVDT Đơn vị diện tích
    FAO
    Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
    (Food and Agriculture Organization of the United Nations)
    GM Thu nhập biên (Gross Margin)
    GO Tổng giá trị sản xuất (Gross Output)
    GRDP
    Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh
    (Gross regional Domestic Product)
    HTX Hợp tác xã
    IC Chi phí trung gian
    L Lao động
    TCTK Tổng cục Thống kê
    TNBQ Thu nhập bình quân
    VA Giá trị tăng thêm (Value Added)
    VCD Đầu đĩa VCD (Video Compact Disc)
    WB Ngân hàng Thế giới (World Bank)



    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Bắc Kạn năm 2014 . 35
    Bảng 3.2: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và
    phân theo thành thị, nông thôn 38
    Bảng 3.3: Năng suất lao động xã hội và TNBQ 1 người 1 năm 2010-
    2014 (Theo giá thực tế) . 46
    Bảng 3.4: Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chia theo trình độ học
    vấn của chủ hộ 47
    Bảng 3.5: Quy mô lao động động của hộ nông dân . 51
    Bảng 3.6: Quy mô đất đai bình quân hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn năm 2011 53
    Bảng 3.7: Tỷ lệ vốn vay của hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn năm 2011 57
    Bảng 3.8: Giá trị các khoản tích lũy của hộ nông dân 58 tỉnh Bắc Kạn
    năm 2011 58
    Bảng 3.9: Tổng chi phí quân 1 hộ 1 năm của các hộ điều tra . 61
    Bảng 3.10: Chi phí đầu vào của 1 ha đất trong năm 2014 của các hộ
    điều tra 62
    Bảng 3.11: Giá trị sản xuất bình quân 1 hộ 1 năm của các hộ điều tra . 63
    Bảng 3.12: Giá trị tăng thêm bình quân 1 hộ năm 2014 65
    Bảng 3.13: Thu nhập biên (GM) bình quân 1 hộ 1 năm của các hộ điều . 66
    Bảng 3.14: Năng suất lao động bình quân 1 người 1 năm của các hộ điều tra 68
    Bảng 3.15: Thu nhập bình quân 1 lao động 1 năm của các hộ điều tra 69
    Bảng 3.16: Thu nhập bình quân 1 ha đất trong năm 2014 của các hộ điều 70
    Bảng 3.17: Tỷ suất giá trị sản xuất (GO/CP) bình quân 1 hộ 1 năm của
    các hộ điều 71
    Bảng 3.18: Tỷ suất lãi gộp (GM/CP) bình quân 1 hộ 1 năm của các hộ điều . 72


    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của luận văn
    Việt Nam chúng ta đang trên con đường phát triển, tiến tới hội nhập toàn
    diện theo chiều rộng và chiều sâu với kinh tế khu vực và trên thế giới, tạo nên
    những bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
    Đời sống của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt, người dân có điều kiện
    cải thiện đời sống và tiếp cận với những thành tựu của khoa học công nghệ, do
    vậy đã có những chuyển biến tích cực trong bộ mặt kinh tế, xã hội.
    Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, nhiều hộ gia đình ở nông thôn
    đã biết chủ động tự hạch toán trong làm ăn buôn bán, kinh doanh, phát triển
    ngành, nghề nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình và góp phần xây
    dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
    Bắc Kạn là một tỉnh thuộc miền núi phía Đông Bắc Bộ, nền kinh tế còn
    đơn điệu với dân số trung bình năm 2014 là trên 30,8 vạn người; kinh tế chủ
    yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, sản xuất công nghiệp và
    dịch vụ còn kém phát triển. Nhiều năm qua, Bắc Kạn đã có cố gắng nhất định
    trong việc tổ chức phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới với chính sách
    giao đất, giao rừng đến từng hộ nông dân, phát triển công nghiệp, dịch vụ đã
    tạo ra sự thay đổi căn bản đời sống của nhân dân trong toàn tỉnh. Dưới sự lãnh
    đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương và hướng dẫn của các ngành chức
    năng, các tổ chức đoàn thể, . cùng sự đoàn kết, cần cù sáng tạo của người dân
    tỉnh Bắc Kạn, đời sống của các hộ nông dân từ chỗ thiếu lương thực, đói ăn,
    nghèo khó sang đủ ăn và có một phần của cải vật chất dự trữ để phục vụ đời
    sống. Đặc biệt một số hộ đã dịch chuyển từ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
    sang công nghiệp, dịch vụ và thu lại hiệu quả kinh tế đáng kể, thúc đẩy sự
    phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn.

    2
    Tuy nhiên, thực tế chung của nhiều vùng trong tỉnh cho thấy quá trình
    Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Tình trạng
    sản xuất vẫn còn mang dáng dấp kinh tế tự cung tự cấp, người dân đã chú ý
    đến sản xuất hàng hoá, song việc sản xuất hàng hoá mới dừng lại trong việc
    sản xuất ra của cải như: lúa, ngô, sắn, chè, chuối . và các gia súc, gia cầm
    trâu, bò, dê, gà . tạo nên thị trường cung cầu không ổn định. Khi được mùa
    thì dư thừa sản phẩm, không bán được hoặc bán giá rẻ không đủ chi phí sản
    xuất, hoặc có những nơi sản phẩm làm ra bị ứ đọng gây thiệt hại cho nông dân
    và ô nhiễm môi trường, dẫn đến sự bế tắc hoặc bi quan trong sản xuất, phát
    triển kinh tế . Đây cũng là nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình
    thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đối với tỉnh
    miền núi Bắc Kạn cũng như các tỉnh miền núi Đông Bắc.
    Từ những nhu cầu cấp thiết đặt ra đối với địa phương, tỉnh Bắc Kạn cần
    phải tìm ra một hướng đi đúng, hợp lý cho phát triển nông nghiệp, nông thôn
    nói chung và phát triển kinh tế hộ nông dân nói riêng, từng bước nâng cao thu
    nhập, đưa cuộc sống của người dân Bắc Kạn thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
    Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: "Phát triển kinh tế hộ nông dân tỉnh
    Bắc Kạn" cho luận văn thạc sỹ của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu luận văn
    2.1. Mục tiêu chung
    Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trang phát triển kinh
    tế hộ nông dân, xác định một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển kinh
    tế hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
    kinh tế hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn về phát triển kinh tế hộ nông dân.
    - Khái quát thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân tỉnh của tỉnh Bắc Kạn.
    - Tìm hiểu và phân tích các yếu tố tác động đến kinh tế hộ nông dân
    tỉnh Bắc Kạn.
    - Đưa ra một số khuyến nghị giúp các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn phát
    triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

    3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    * Đối tượng nghiên cứu: Phát triển kinh tế hộ nông dân và các yếu tố
    ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn.
    * Phạm vi nghiên cứu:
    - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: tập trung nghiên cứu thực trạng phát
    triển kinh tế hộ nông dân và một số nhân tố chủ yếu tác động đến sự phát triển
    kinh tế hộ nông dân. Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm phát triển
    kinh tế hộ nông dân.
    - Phạm vi về không gian: Địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
    - Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2010 - 2014.
    4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tế về kinh tế hộ nông dân.
    - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân trên địa bàn
    tỉnh Bắc Kạn.
    - Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế,
    nâng cao thu nhập cho hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới.
    - Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham
    khảo cho tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các tỉnh miền núi nói chung trong việc
    phát triển kinh tế và tăng thu nhập hộ nông dân, góp phần thúc đẩy sự nghiệp
    Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa.
    - Có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu giảng dạy
    trong các chuyên đề kinh tế liên quan.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày thành 4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế hộ nông dân
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
    Chương 4: Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
     
Đang tải...