Thạc Sĩ Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


    Kể từ khi chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng, đời sống nhân dân nói chung, nông dân nói riêng không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức mà người nông dân đang phải đối mặt cũng không phải là ít.
    Ðất nước ta đang từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới, giành nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Chất lượng cuộc sống mọi mặt của người dân nói chung, nông dân nói riêng không ngừng được cải thiện. Ðó là kết quả đánh dấu cho những bước đi năng động, khẳng định những quyết sách đúng đắn, sáng tạo mang tầm chiến lược của Ðảng và Nhà nước ta khi nước ta chính thức trở thành thành viên của (WTO).
    Tuy nhiên, khu vực nông thôn (72% số dân sống ở nông thôn và 70% lao động làm nghề nông nghiệp) cũng rất dễ bị tổn thương nhất bởi sự tác động của các yếu tố có tính chất quy luật của nền kinh tế thị trường và các yếu tố bất lợi khác. Từ thực trạng trên cho thấy đời sống của người nông dân đang phải đối mặt không ít khó khăn. Sự phân hóa giàu nghèo, khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn ngày càng dãn ra; tình trạng thất nghiệp, mất việc làm ngày càng gia tăng do quỹ đất nông nghiệp hằng năm thu hẹp lại dành cho sự phát triển đô thị hóa.
    Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nước ta trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Ý thức được tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Đảng ta đã có nhiều chính sách đổi mới, đặc

    biệt là nghị quyết 10 của Bộ chính trị ban chấp hành trung ương khóa VI Đảng Cộng sản Việt nam.
    Hộ gia đình nông dân được xác định và trở thành đơn vị kinh tế sản xuất kinh doanh tự chủ. Kinh tế hộ nông dân đã phát huy tính năng động sáng tạo, tích cực trong sản xuất kinh doanh làm cho nông nghiệp nước ta phát triển mạnh mẽ. Từ chỗ luôn thiếu lương thực nay trở thành nước xuất khẩu gạo. Đời sống nông thôn, nông dân được cải thiện, nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, đến nay vấn đề đặt ra là tiếp tục phát triển kinh tế hộ nông dân như thế nào? Thực trạng, xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân. Các mục tiêu, phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ nông dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là những vấn đề lớn cần phải được làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn.
    Phú Lương là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, đời sống kinh tế xã hội của nhân dân trong huyện cũng có nhiều thay đổi.
    Vốn là một huyện miền núi, đất đai rộng lớn chủ yếu là đất đồi núi, trình độ sản xuất thấp, việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, việc khai thác và sử dụng các nguồn lực của hộ nông dân vẫn chưa tốt. Vấn đề phát triển kinh tế hộ nông dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể các ngành và các nhà khoa học quan tâm. Những vấn đề cần làm rõ là: Hiện trạng kinh tế hộ nông dân của huyện Phú Lương ra sao? Những giải pháp chủ yếu nào nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế? Đó là một số vấn đề đặt ra cần được các nhà khoa học nghiên cứu và giải đáp. Để góp phần nghiên cứu và giải đáp những vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài: "Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế"



    MỤC LỤC

    Mở đầu .


    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

    3. Đối tượng nghiên cứu . 3

    4. Phạm vi nghiên cứu 3

    5. Bố cục của luận văn . 4

    Chương I

    Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu . 5


    1.1. Cơ sở khoa học 5

    1.1.1. Cơ sở lý luận 5

    1.1.1.1. Khái niệm hộ . 5

    1.1.1.2. Hộ nông dân 6

    1.1.1.3. Kinh tế hộ nông dân 8

    1.1.1.4. Phân loại hộ nông dân . 11

    1.1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng trong quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân 13

    1.1.1.6. Quan điểm về phát triển kinh tế hộ nông dân . 17

    1.1.1.7. Hội nhập kinh tế quốc tế . 21

    1.1.1.8. Quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế . 22

    1.1.2. Cơ sở thực tiễn . 28

    1.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở các nước trên thế giới

    và những bài học kinh nghiệm . 28

    1.1.2.2. Tình hình và kết quả phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta 32

    1.1.2.3 Kinh nghiệm phát triển kinh tế của Trung Quốc thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế . 39

    1.1.2.4 Nông nghiệp Việt Nam với hội nhập kinh tế quốc tế . 43

    1.2. Phương pháp nghiên cứu . 50

    1.2.1. Quan điểm nghiên cứu chung 50

    1.2.2. Vận dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế . 50

    1.2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 50

    1.2.2.2. Thu thập số liệu . 51

    1.2.2.3. Xử lý số liệu 52

    1.2.2.4. Phương pháp phân tích 53

    1.2.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh trình độ và hiệu quả sản xuất của kinh tế hộ nông dân . 53

    Chương II

    Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Phú Lương-tỉnh Thái

    Nguyên .
    55

    2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 55

    2.1.1. Vài nét cơ bản về huyện Phú Lương-tỉnh Thái Nguyên 55

    2.1.1.1. Vị trí địa lý 55

    2.1.1.2. Địa hình . 55

    2.1.1.3. Khí hậu 56

    2.1.1.4. Thủy văn 56

    2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên 56

    2.1.1.6. Tình hình quản lý và sử dụng đất 58

    2.1.1.7. Tình hình dân số và lao động 59

    2.1.1.8. Tình hình về cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục 61

    2.1.1.9. Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn 64

    2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân ở vùng
    nghiên cứu 69

    2.2. Thực trạng tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú

    Lương . 71

    2.2.1. Tình hình chung kinh tế hộ nông dân huyện Phú Lương từ năm

    2005-2007 . 71

    2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở các xã điều tra . 76

    2.2.2.1 Tình hình về chủ hộ nông dân 76

    2.2.2.2 Các yếu tố sản xuất của hộ nông dân 77

    2.2.2.3 Kết quả sản xuất của hộ nông dân 84

    2.2.2.4 Phân tích ảnh hưởng của các nguồn lực đến kết quả sản xuất của

    hộ nông dân . 96

    2.2.2.5 Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế hộ

    nông dân của huyện Phú Lương . 106

    Chương III .

    Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân của huyện Phú Lương-tỉnh Thái Nguyên trong tiến trình hội
    nhập kinh tế quốc tế . 111

    3.1. Phương hướng và mục tiêu . 111

    3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Phú Lương-tỉnh

    Thái Nguyên đến năm 2015 111

    3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế huyện Phú Lương đến năm 2015 . 112

    3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở địa

    bàn huyện Phú Lương 116

    3.2.1. Nhóm giải pháp về đất đai . 117

    3.2.2. Nhóm giải pháp về vốn 120

    3.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực . 121

    3.2.4. Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật 124

    3.2.5. Nhóm giải pháp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn 127

    3.2.6. Nhóm giải pháp về chính sách . 128

    3.2.7. Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân toàn diện và bền vững 131

    Kết luận . 133

    Tài liệu tham khảo 135


    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

    2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của huyện năm 2007 59

    2.2 Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 59

    2.3 Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện qua 3 năm . 65

    2.4. Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh tế hộ nông dân của huyện qua 3 năm 74

    2.5. Tình hình chủ hộ nông dân điều tra năm 2007 . 77

    2.6. Thực trạng cơ cấu đất đai của nông hộ điều tra năm 2007 . 78

    2.7. Một số chỉ tiêu về lao động và nhân khẩu điều tra năm 2007 79

    2.8. Cơ cấu lao động trong độ tuổi của các hộ nông dân năm 2007 80

    2.9. Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra ở vùng nghiên cứu năm 2007 81

    2.10. Vốn bình quân của nông hộ năm 2007 . 82

    2.11. Quy mô vốn bình quân hộ nông dân tại thời điểm điều tra 82

    2.12. TLSX chủ yếu bình quân của hộ nông dân năm 2007 theo thu nhập 84

    2.13 Tổng thu từ sản xuất Nông -Lâm nghiệp ở hộ điều tra 85

    2.14 Quy mô và cơ cấu CPSX nông - lâm nghiệp hộ nông dân năm 2007 . 88

    2.15 Tổng thu nhập bình quân từ SX Nông -Lâm nghiệp của hộ 89

    2.16. Tình hình thu nhập của hộ nông dân điều tra năm 2007 . 93

    2.17 Thu nhập bình quân theo lao động và nhân khẩu 84

    2.18 Chi tiêu bình quân đời sống của nông hộ năm 2007 94

    2.19 Ảnh hưởng của chủ hộ nông dân . 96

    2.20 Ảnh hưởng của quy mô nguồn lực đến kết quả sản xuất năm 2007 98

    2.21 Phương thức tiêu thụ một số sản phẩm của hộ nông dân vùng nghiên cứu năm 2007 . 100
    2.22 Ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài đến sản xuất của hộ nông dân năm 2007 .102

    3.0 Tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chủ yếu của huyện đến năm 2015 113
    3.1. Dự kiến diện tích trồng một số cây tính đến năm 2015 . 119

    3.2. Dự kiến đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho hộ nông dân đến năm 2015 122

    DANH MỤC ĐỒ THỊ

    2.1 Tình hình sử dụng đất 2007 . 58

    2.2 Tình hình dân số của huyện 2005-2007 . 60

    2.3 Sản lượng lương thực 2005-2007 65

    2.4 Một số kết quả sản xuất qua 3 năm 75

    2.5 Giới tính của chủ hộ điều tra 76

    2.6 Tổng thu từ sản xuất nông lâm nghiệp . 85

    2.7 Thu nhập bình quân từ nông lâm nghiệp . 89

    2.8 Tổng thu- Chi phí- Thu nhập các hộ điều tra 2007 90

    2.9 Thu nhập từ NLN và từ ngoài NLN của hộ điều tra 2007 . 92
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...