Tiến Sĩ Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    Trang
    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    MỞ ĐẦU 5
    TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11
    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ GẮN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 34
    1.1. Lý luận về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường 34
    1.2. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường 44
    1.3. Kinh nghiệm của một số nước châu Á về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và bài học rút ra cho Việt Nam 56
    Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 72
    2.1. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường xét trên một số "mặt" cụ thể 72
    2.2. Đánh giá khái quát về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2001-2013 108
    Chương 3 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014-2020 120
    3.1 Bối cảnh, mục tiêu và những quan điểm định hướng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường 120
    3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2014-2020 132
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 161
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 165
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166
    PHỤ LỤC 174
    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về luận án
    Đề tài "Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt Nam", được thực hiện dưới góc độ khoa học của chuyên ngành Kinh tế chính trị. Đây là đề tài nghiên cứu dựa trên hệ thống những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của Việt Nam. Trong quá trình triển khai nghiên cứu, tác giả đã tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học; các báo cáo sơ kết, tổng kết của các Bộ, Ban ngành có liên quan để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra.
    Kết cấu luận án gồm: mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, 3 chương, kết luận và kiến nghị; danh mục các công trình nghiên cứu khoa học của tác giả đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Tác giả tập trung nghiên cứu, luận giải một số lý luận về phát triển kinh tế (PTKT), tăng trưởng kinh tế (TTKT), kinh tế bền vững, môi trường, bảo vệ môi trường (BVMT); đánh giá thực trạng về gắn PTKT với BVMT của Việt Nam; xác định yêu cầu và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế gắn với BVMT của Việt Nam hiện nay. Đây là công trình nghiên cứu độc lập không trùng lặp với các công trình khoa học, luận văn đã công bố.
    2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
    Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về PTKT và phát triển xã hội. Đối với nước ta, PTKT có tầm quan trọng hàng đầu không chỉ do điểm xuất phát thấp về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, mà còn là để sớm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, chống nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế và chỉ có tăng trưởng phát triển nhanh mới tạo ra được những tiền đề, điều kiện để giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc (tạo việc làm, tăng thu nhập của dân cư, giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường).
    Nhờ có TTKT cao trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm kể từ khi đất nước được hòa bình, thống nhất. Năm 2010, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng một nước kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình, quy mô của nền kinh tế không ngừng được mở rộng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao một cách đáng kể, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
    Tuy nhiên, nhìn một cách khách quan có thể thấy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chưa thật tương xứng với tiềm năng và cơ hội mà đất nước có được. TTKT vẫn chủ yếu theo chiều rộng (tăng trưởng nhờ vào vốn đầu tư; lao động chất lượng thấp, giá rẻ và dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên). Chất lượng tăng trưởng thấp, hiệu quả của tăng trưởng còn hạn chế, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu kém. Do đó, đã nảy sinh "mối quan ngại" về tăng trưởng và tính bền vững của tăng trưởng nền kinh tế hiện nay. Hơn nữa, cũng giống như tình trạng chung ở nhiều nước đang phát triển khác, PTKT trong thời gian qua của Việt Nam đang mang trong mình "những hiểm họa" về môi trường (ô nhiễm nguồn nước, không khí, sự suy giảm của hệ sinh thái, đất đai bị sa mạc hóa, khai thác cạn kiệt và sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, thiên tai, hạn hán, lụt lội xảy ra liên tục trên phạm vi cả nước ).
    Sự suy giảm và ô nhiễm môi trường (ONMT) chẳng những ảnh hưởng đến sự PTKT bền vững và môi trường sống, mà còn đòi hỏi phải bỏ ra một nguồn kinh phí lớn để phòng chống và khắc phục sự xuống cấp của môi trường. Các chuyên gia nước ngoài thường viện dẫn con số thiệt hại về tài nguyên môi trường ở Việt Nam là khoảng 3-5% GDP. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEF) đã cảnh báo rằng, bây giờ là thời điểm Việt Nam cần kiên trì theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững (PTBV). Nếu Việt Nam không giải quyết được vấn đề ONMT thì Việt Nam có thể bị xóa đi tất cả các thành tựu kinh tế và xã hội ấn tượng đã có được trong nhiều năm qua.
    Có thể nói rằng hiện nay ở nước ta, khoảng cách giữa tăng trưởng, PTKT và bảo vệ tài nguyên và môi trường ngày càng doãng ra, và điều này cho thấy, sự ưu tiên cho lĩnh vực kinh tế, phản ánh tư duy phát triển theo kiểu "Kinh tế trước, môi trường sau" như Nghị quyết số 41 ngày 15-11-2004 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa X đã nhận xét: "Chưa đảm bảo sự hài hòa giữa PTKT với BVMT, thường chỉ chú trọng đến TTKT mà ít quan tâm đến BVMT".
    Nhận thức rõ nguy cơ, thách thức của tình trạng PTKT tách rời với BVMT và tác động của ONMT đối với PTKT, Đảng và Nhà nước đã xác định muốn phát triển nhanh, bền vững phải thường xuyên coi trọng và gắn kết chặt chẽ giữa PTKT và BVMT. Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: "Phát triển kinh tế - xã hội (PTKT-XH) phải coi trọng bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động đối phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) [32, tr.99] và "nâng cao ý thức BVMT, gắn nhiệm vụ mục tiêu BVMT với PTKT-XH; chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường, thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch" [32, tr.136-137].
    Từ đường lối, chủ trương của Đảng và từ thực tiễn PTKT và giải quyết vấn đề môi trường ở nước ta trong thời gian qua, cho thấy cần có một nghiên cứu làm rõ sự gắn kết chặt chẽ giữa PTKT với BVMT để PTBV ở nước ta.
    Với những lý do trên, tác giả chọn "Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt Nam" làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị.
    Nghiên cứu của luận án nhằm trả lời các câu hỏi:



    - Mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa PTKT và BVMT ở Việt Nam là như thế nào?
    - Thực trạng PTKT gắn với BVMT ở Việt Nam ra sao?
    - Những giải pháp nào để gắn kết giữa PTKT và BVMT ở Việt Nam?
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích
    Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của PTKT gắn với BVMT trong quá trình phát triển đất nước; trên cơ sở đó đề xuất, phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm gắn kết PTKT với BVMT góp phần bảo đảm PTBV ở Việt Nam.
     
Đang tải...