Tiến Sĩ Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    Trang
    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    MỞ ĐẦU 5
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11
    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TỈNH KHÁNH HÒA 29
    1.1. Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hòa 29
    1.2. Tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 44
    1.3. Gắn phát triển kinh tế du lịch với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 53
    1.4. Khảo sát kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở một số nước và địa phương trong nước 75
    Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2006 - 2014 94
    2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 94
    2.2. Những thành tựu, hạn chế cơ bản và nguyên nhân trong phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 103
    2.3. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 142
    Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TỈNH KHÁNH HÒA THỜI GIAN TỚI 146
    3.1. Phương hướng phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 146
    3.2. Giải pháp cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 152
    KẾT LUẬN 182
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 184
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 185
    PHỤ LỤC 194


    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về luận án
    Đề tài “Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa” được tác giả ấp ủ trong suốt quá trình học tập, công tác và tham gia giảng dạy. Đây là một công trình khoa học độc lập, không có sự trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã được công bố. Tác giả nhận thấy rằng, vấn đề gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa là một nội dung bổ ích, có thể bổ sung cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của tác giả. Vì vậy, tác giả đã xin ý kiến chuyên gia, trao đổi với các thầy hướng dẫn và quyết định chọn làm vấn đề nghiên cứu trong luận án của mình. Đề tài mà tác giả trình bày có kết cấu gồm phần mở đầu; tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; 3 chương, 9 tiết; phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Với dung lượng 3 chương (9 tiết), công trình nghiên cứu bảo đảm triển khai được những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa; từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm vừa đẩy mạnh KTDL phát triển, vừa tăng cường được sức mạnh QP, AN của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới. Những vấn đề được luận giải trong đề tài, một mặt, là sự kế thừa có chọn lọc một số quan điểm của các học giả trong các công trình nghiên cứu trước đó; mặt khác, chính là sự nỗ lực nghiên cứu của tác giả dưới sự định hướng của các thầy hướng dẫn.
    2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
    Hiện nay trên thế giới, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống của người dân ở nhiều nước và đang có xu hướng phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Đặc biệt những thập kỷ gần đây, khi làn sóng toàn cầu hóa kinh tế tăng lên mạnh mẽ thì du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế của các nước đang phát triển. Nó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo vốn cho quá trình CNH, HĐH, hạn chế thất nghiệp v.v. Với tư cách là một ngành kinh tế tổng hợp, KTDL đã trở thành yếu tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, là động lực đẩy nhanh tiến trình giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia, dân tộc. Do đó, từ các nước có nền kinh tế phát triển đến các nước đang phát triển đều chú trọng đầu tư cho phát triển KTDL.
    Kết hợp kinh tế với QP, AN và QP, AN với kinh tế là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nội dung cơ bản trong đường lối cách mạng của Đảng ta. Nhất quán chủ trương kết hợp kinh tế với QP, AN trong tình hình mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) do Đại hội lần thứ XI của Đảng thông qua đã tiếp tục khẳng định: “Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trên từng địa bàn” [25, tr.82]. Chủ trương kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP, AN của Đảng ta trong tình hình mới đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải quán triệt sâu sắc và triệt để thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành và địa phương.
    Là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Khánh Hòa có vị trí chiến lược tổng hợp cả về kinh tế và QP, AN, có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn cùng với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không hết sức thuận lợi cho phát triển KTDL. Trong những năm qua, KTDL của Khánh Hòa có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT - XH và tăng cường QP, AN ở địa phương. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành được chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đặc biệt là cơ cấu vùng lãnh thổ du lịch (không gian du lịch) của Khánh Hòa ngày càng được mở rộng, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đến đầu tư ở địa phương, tạo ra sự đan cài về lợi ích kinh tế, từ đó góp phần tăng cường QP, AN trên địa bàn Tỉnh. Các dự án đầu tư về KCHT, CSVCKT du lịch đều có tính lưỡng dụng, vừa tạo nền móng cho phát triển KTDL, vừa phục vụ tốt cho nhiệm vụ cơ động, bố trí lực lượng và đáp ứng nhu cầu tác chiến của các lực lượng vũ trang. Các cấp chính quyền đã thực hiện tốt kế hoạch bố trí lại dân cư, đưa dân ra các đảo nhằm vừa phát triển KTDL, vừa nâng cao khả năng phòng thủ tại chỗ, xây dựng tiềm lực và thế trận QPTD gắn với thế trận ANND vững mạnh v.v.
    Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa còn bộc lộ một số hạn chế, như: phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch có thời điểm còn chưa gắn với xây dựng tiềm lực và thế trận QP, AN ở địa phương; công tác đầu tư xây dựng KCHT, CSVCKT du lịch có nơi chưa theo hướng lưỡng dụng, gây khó khăn cho nhiệm vụ cơ động, bố trí lực lượng và đáp ứng yêu cầu tác chiến khi có tình huống chiến tranh xảy ra; công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL chưa theo kịp yêu cầu phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở địa phương; việc phối hợp triển khai Đề án ANDL giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ; chất lượng khảo sát, quy hoạch ở một số tuyến, điểm du lịch còn hạn chế dẫn đến tình trạng các sản phẩm du lịch này manh mún, môi trường ANTT phức tạp, các lực lượng gặp khó khăn và bị động khi triển khai công tác đảm bảo ANTT; nhiều đối tượng nước ngoài lợi dụng danh nghĩa du lịch để thực hiện các hoạt động thu thập tình báo, móc nối gây cơ sở, hoạt động tôn giáo trái pháp luật; tình trạng người nước ngoài du lịch tại Khánh Hòa hoạt động sai mục đích nhập cảnh, vi phạm quy chế quản lý tạm trú và các vi phạm pháp luật khác diễn ra khá phổ biến v.v. Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có những phân tích, đánh giá về gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm vừa thúc đẩy KTDL phát triển, vừa tăng cường QP, AN ở địa phương là một nhiệm vụ cấp thiết cần được giải quyết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
    Xuất phát từ tình hình trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa” làm đề tài luận án tiến sĩ.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục đích:
    Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đẩy mạnh KTDL phát triển gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa trong thời gian tới.
    * Nhiệm vụ:
    - Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa.
    - Khảo sát kinh nghiệm phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở một số nước và địa phương trong nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Khánh Hòa.



    - Đánh giá đúng thực trạng phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua.
    - Xác định những mâu thuẫn đặt ra từ thực tiễn phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa.
    - Đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh KTDL phát triển gắn với tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu việc gắn sự phát triển KTDL với hoạt động tăng cường QP, AN.
    * Phạm vi nghiên cứu:
    - Về nội dung: Luận án nghiên cứu việc gắn sự phát triển KTDL với hoạt động tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Tập trung nghiên cứu trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp KDDL trên địa bàn Tỉnh và cơ quan Công an, Quân sự địa phương.
    - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
    - Về thời gian: Việc phân tích thực trạng được giới hạn trong thời gian từ năm 2006 đến 2014.
     
Đang tải...