Tài liệu Phát triển kinh tế biển nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo vùng ven biển Thừa Thiên – Huế

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Phát triển kinh tế biển nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo vùng ven biển Thừa Thiên – Huế

    LỜI NÓI ĐẦU

    18 năm qua để từ năm 1986, sau khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ quan niêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần, thực hiện nền kinh tế mở cửa đất nước ta đă có sự thay đổi mạnh mẽ trong nền kinh tế. Đời sống nhân dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng phát triển, phúc lợi cho người dân ngày càng tăng. Các ngành sản xuất tiến bộ không ngừng trong cả tŕnh độ sản xuất cũng như giá trị sản xuất. Nhưng vẫn không thể phủ nhận một điều rằng tŕnh độ sản xuất của chúng ta vẫn thuộc tŕnh độ lạc hậu trên thế giới và chúng ta vẫn phải tiếp tục học hỏi cũng như tự hoàn thiện bộ máy sản xuất cuả ḿnh để phù hợp với tŕnh độ trên thế giới.
    Các ngành kinh tế biển đóng góp một phần không nhỏ cho của cải xă hội, đặc biệt là ngành khai thác thuỷ sản, cảng biển . Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng dân cư sống ven biển, phụ thuộc vào biển lại khó khăn cần nhiều sự giúp đỡ từ phía Chính Phủ để tự cải thiện mức sống cho ḿnh, giải thoát ḿnh khỏi nghèo đói. Đó một trong những mâu thuẫn chúng ta phải giải quyết trong quá tŕnh đổi mới đất nước.
    Xuất phát từ thực tế đó cùng với sự động viên và hướng dẫn của TS. Nguyễn Tiến Dũng và Cử nhân. Lê Hồng Quân cùng các anh chị, cô chú trong đơn vị thực tập : Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất vật chất – Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, em đă chọn đề tài : “Phát triển kinh tế biển nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo vùng ven biển Thừa Thiên – Huế”. Do thời gian, tŕnh độ, hiểu biết thực tế có hạn nên bài chuyên đề chắc chắn c̣n rất nhiều sai sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo hơn nữa từ TS. Nguyễn Tiến Dũng cũng như các anh chị, cô chú trong đơn vị thực tập.

    PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ LƯ LUẬN CHUNG

    I. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.

    1. Mục tiêu của sự phát triển

    Phát triển là một phạm trù lịch sử. Mọi quốc gia đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là phát triển. Hầu hết mọi lư thuyết, mô h́nh kinh tế đều hướng đến mục tiêu là phát triển. Nhưng phát triển là ǵ ? Cùng với ḍng chảy của lịch sử với những sự kiện nối nhau xảy ra liên tiếp, với sự hiểu biết về thế giới của con người ngày càng trở nên rơ nét hơn, sâu sắc hơn và đầy đủ hơn th́ quan niệm của con người về vấn đề phát triển cũng có những thay đổi đáng kể.
    Sau Chiến tranh thế giới II, các nước Châu Âu và Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, một loạt các nước trước đây là thuộc địa của thực dân đă giành được độc lập. Cả thế giới hăng hái bước vào một giai đoạn mới: Tái thiết nền kinh tế của các nước phát triển và bắt đầu phát triển kinh tế của các nước thuộc Thế giới thứ ba.
    1.1 Tăng trưởng kinh tế

    Trong những năm 50 và 60 của thế kỷ thứ 20, thời kỳ sau Chiến tranh thế giới II, tư duy kinh tế bao trùm là mô h́nh 5 giai đoạn phát triển kinh tế của Rostow, hay người ta c̣n gọi là tư duy những giai đoạn tăng trưởng kinh tế tuần tự . Nội dung chính của mô h́nh này, như tên gọi của nó, là mô tả các giai đoạn trong quá tŕnh phát triển kinh tế của một quốc gia từ giai đoạn đầu tiên-nền kinh tế ở xă hội truyền thống cho đến giai đoạn phát triển cao nhất, giai đoạn tiêu dùng đại chúng. Thông qua việc mô tả các giai đoạn phát triển, Rostow cũng chỉ ra rằng để phát triển nền kinh tế của ḿnh, các nước thuộc Thế giới thứ ba phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề tiết kiệm, đầu tư và viện trợ nước ngoài, cũng như sự kết hợp một cách hợp lư giữa các nguồn lực này. Tóm lại, khái niệm phát triển kinh tế trong thời kỳ này đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế nhanh mà động lực của nó là đầu tư và tiết kiệm.
    Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng hay tăng thêm về sản lượng (thu nhập) tính cho toàn bộ nền kinh tế (hay b́nh quân đầu người ) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
    Sù gia tăng (tăng thêm) về sản lượng được xét trên hai góc độ: gia tăng tuyệt đối và gia tăng tương đối.
    Ø Sù gia tăng tuyệt đối thể hiện sự thay đổi về quy mô sản lượng (hay thu nhập) của nền kinh tế.
    Kư hiệu: DY: Mức tăng sản lượng (thu nhập) tuyệt đối.
    Y[SUB]t[/SUB]: Sản lượng (thu nhập) của nền kinh tế năm t.

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Ta có:

    Ø Sù gia tăng tương đối thể hiện sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng của sản lượng hay thu nhập của nền kinh tế.
    Kư hiệu: g: Tốc độ tăng trưởng của sản lượng (thu nhập)

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Ta có:

    Sau gần hai thập kỷ nhấn mạnh một cách tuyệt đối vào tăng trưởng (và mặc nhiên cho rằng tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với phát triển kinh tế), nền kinh tế của hầu hết các nước đang phát triển đạt được những kết quả vượt quá mục tiêu tăng trưởng của Liên Hợp Quốc. Nhưng vào thời điểm đó, nhận thức về vấn đề phát triển lại có chiều hướng thay đổi. Sở dĩ như vậy là v́, người ta nhận ra rằng tỷ lệ tăng trưởng khá cao của các nước đang phát triển dường như đem lại rất Ưt lợi Ưch cho người nghèo ở những nước đó. T́nh trạng đói nghèo không hề được cải thiện, thâm chí c̣n có xu hướng xấu đi. T́nh cảnh của người dân ở Thế giới thứ ba được mô tả như sau: Hàng trăm triệu người đang không chỉ là nghèo nàn theo giá trị thống kê mà c̣n phải chịu đựng sự thiếu thốn hàng ngày làm giảm phẩm giá của con người đến những mức số liệu thống kê không thể mô tả nổi .Hai phần ba số trẻ em (những trẻ em trên 5 tuổi) chậm phát triển cả về thể chất và tinh thần do bị suy dinh dưỡng. Có thêm chừng vài trăm triệu người lớn bị mù chữ so với hơn 20 năm trước. Giáo dục và việc làm rất khan hiếm, sự nghèo khổ, bẩn thỉu và đ́nh trệ rất phổ biến .[SUP]1[/SUP]
    Các nước phát triển cũng gặp phải những vấn đề nghiêm trọng đang ngày càng gia tăng như: ô nhiễm nguồn nước và không khí; cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; bất b́nh đẳng trong phân phối thu nhập gây ra sự bất ổn định về chính trị; biểu t́nh, đ́nh công do nạn thất nghiệp gia tăng; tệ nạn xă hội ngày càng phổ biến .
    Đă đƠn lúc người ta phải thay đổi quan niêm về phát triển. Bởi v́, rơ ràng là tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong điều kiện t́nh trạng đói nghèo ở Thế giới thứ ba không được cải thiện hay thu nhập b́nh quân đầu người cao ở các nước phát triển kèm theo những vấn đề xă hội và môi trường ngày càng nghiêm trọng không phải là những ǵ người ta mong đợi ở một sự phát triển thực sự!
    1.2 Phát triển kinh tế.

    Đầu những năm 70, trọng tâm của sự phát triển chuyển từ tăng trưởng kinh tế thuần tuư sang việc nhấn mạnh vào chất lượng cuộc sống. Định nghĩa về phát triển kinh tế đựơc tách rời khỏi khái niệm tăng trưởng kinh tế và bổ sung vào đó là những tiêu chuẩn về chất lượng cuộc sống, môi trường .
    Ở Pháp, người ta đưa ra khái niệm về phát triển kinh tế như sau: Phát triển kinh tế là một quá tŕnh mà một xă hội đạt đến việc thoả măn những nhu cầu mà xă hội đó cho là cơ bản. Những nhu cầu cơ bản đó gồm có: nhu cầu tiêu dùng vật chất, nhu cầu được học hành và nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ.
    Vào đầu những năm 90, Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra khái niệm về phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng bền vững về các tiêu chuẩn sống bao gồm: tiêu dùng vật chất, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ môi trường.
    Theo nhà kinh tế học M.Todaro Phát triển không phải là một hiện tượng kinh tế đơn thuần. Mục tiêu cuối cùng của nó không chỉ dừng lại ở khía cạnh vật chất và tài chính của con người. Do vậy, phát triển cần phải được hiểu như mộ quá tŕnh nhiều mặt liên quan đến việc tái tổ chức và tái định hướng lại toàn bộ các hệ thống kinh tế và xă hội. Ngoài việc cải thiện thu nhập và sản lượng ra, nó c̣n liên quan đến những thay đổi triệt để trong

    [SUP]1[/SUP]E.Wayne, Kinh tế học của các nước đang phát triển, NXB Thống kê, 1998.

    các cơ cấu hành chính, xă hội và thÓ chế cũng như trong thái độ cư xử và thậm chí, đôi khi cả trong những tập tục và tín ngưỡng nữa.[SUP]1[/SUP]
    Tóm lại, Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá tŕnh lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế-xă hội [SUP]2[/SUP]
    Nói cách khác, có thể hiểu phát triển kinh tế bao gồm 3 vấn đề chính: tăng trưởng kinh tế , sự biến đổi của cơ cấu kinh tế và sự thay đổi về mặt xă hội của con người.
    Để đánh giá tăng trưởng kinh tế người ta sử dụng hai thước đo là GNP và GNP b́nh quân đầu người của mỗi quốc gia. Khi dùng để so sánh mức tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia th́ hai thước đo này bộc lộ một số hạn chế do:
    v Nhiều hoạt động sản xuất ở những nước đang phát triển mang tính chất tự cấp tự túc, giá trị sản phẩm không được tính vào GNP.
    v Nhiều sản phẩm được tính là hàng hoá, dịch vụ cuối cùng ở các nước đang phát triển lại được tính vào hàng hoá, dịch vụ trung gian của các nước đang phát triển.
    v Tỷ giá hàng hối đoái để quy đổi đồng tiền của một nước sang đồng đôla Mĩ không chính xác v́ không phải mọi hàng hoá của các nước đang phát triển đều trở thành hàng hoá thương mại quốc tế.
    Để khắc phục những hạn chế này người ta đưa ra phương pháp sử dụng sức mua ngang giá (PPP). Tuy nhiên, ngay cả khi điều chỉnh GNP? người theo ngang giá sức mua th́ thước đo này cũng không thể hiện được sự biến đổi về mặt xă hội của con người trong các quốc gia. Do vậy, để có thể so sánh tŕnh độ phát triển kinh tế của các nước th́ người ta cần phải
    có thêm các chỉ số tổng hợp để thể hiện mức độ phúc lợi xă hội ( giáo dục, y tế . ) mà người dân nhận được.
    Ø Chỉ số chất lượng vật chất của cuộc sống (PQLI)
    Chỉ số này được tính căn cứ vào 3 yếu tố: tỷ lệ chết yểu, tỷ lệ biết chữ và tuổi thọ trung b́nh. Tỷ lệ trẻ em chết yểu thể hiện chất lượng của công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ của người mẹ, sự trong sạch của môi trường, mức độ sẵn có của nước sạch .Tuổi thọ trung b́nh phản ánh mức độ chăm sóc chung
    Cách tiếp cận này đă đưa được một phần lớn hiệu quả các hoạt động phúc lợi xă hội và một chỉ số tổng hợp. Tuy nhiên, chỉ số chất lượng vật chất của cuộc sống chỉ có tác dụng trong việc so sánh tŕnh độ phát triển của những nước có thu nhập trung b́nh trở xuống; nói cách khác, mét khi dinh dưỡng, y tế và giáo dục đă đạt đến một tŕnh độ nào đó th́ chỉ số PQLI sẽ không c̣n thay đổi theo sự biến đổi của thu nhập nữa.
    Ø Các Nhu cầu thiết yếu (BNA)
    Cách tiếp cận các nhu cầu thiết yếu nhằm vào việc cực tiểu hoá vấn đề nghèo đói thay v́ tối đa hoá sản lượng. Những người theo hướng tiếp cận này cho rằng tăng trưởng kinh tế là không có hiệu quả nếu nó không có những chương tŕnh tập trung trực tiếp vào đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của 40-50% dân số nghèo khổ nhất. Theo họ, những nhu cầu thiết yếu này gồm có:
    -Nhu cầu dinh dưỡng: được tính thông qua chỉ số lượng calo/người/ngày.
    -Nhu cầu về giáo dục: được tính thông qua (i) tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành (tính cho người từ 15 tuổi trở lên) (ii) tỷ lệ nhập học thô và ṛng (iii) số năm đi học b́nh quân (iv) chi tiêu của Chính phủ dành cho giáo dục.
    -Nhu cầu về sức khoẻ: được tính theo tuổi thọ b́nh quân.
    -Nhu cầu về vệ sinh: tính qua các chỉ tiêu (i) tỷ lệ chết yểu (trung b́nh 1000 trẻ em sinh ra) (ii) phần trăm dân số được hưởng các phương tiện vệ sinh.
    -Nhu cầu về nước sạch: tính qua các chỉ tiêu (i) tỷ lệ chết yểu (trung b́nh 1000 trẻ em sinh ra) (ii) phần trăm dân số được hưởng các nguồn nước sạch.
    -Nhu cầu về nhà ở: m[SUP]2[/SUP]/người.
    Cách tiếp cận từ các nhu cầu thiết yếu đưa ra một loạt các chỉ số thể hiện nhiều mặt của phúc lợi dành cho con người. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chỉ phù hợp cho việc đánh giá một nền kinh tế đang phát triển v́ nó nhấn mạnh vào việc giảm nghèo đói trên khía cạnh thoả măn những nhu cầu thiết yếu đối với con người-những vấn đề không c̣n đặt ra với một nền kinh tế đă phát triển.
    Ø Chỉ số nghèo khổ (chỉ số nghèo nhân lực-HPI)
    Chỉ số nghèo khổ là thước đo tổng hợp đánh giá sự nghèo đói đa chiều và sự thiệt tḥi của con người. HPI xem xét vấn đề nghèo đói và thiệt tḥi thông qua các khía cạnh : cuộc sống lâu dài, khoẻ mạnh; sự đảm bảo về kinh tế và sự hội nhập về xă hội.
    Hai cách tiếp cận tŕnh bày ở trên (PQLI và BNA) chỉ có ư nghĩa khi xem xét nền kinh tế của quốc gia đang phát triển; trong khi đó HPI đưa ra hai hệ thống chỉ tiêu riêng biệt cho các nước phát triển và đang phát triển.
    Đối với các nước đang phát triển, HPI gồm có:
    -Tỷ lệ người dự kiến không sống qua 40 tuổi.
    -Tỷ lệ người mù chữ.
    -Tỷ lệ người không được tiếp cận với các dịch vụ y tế, nước sạch.
    Đối với các nước phát triển, HPI gồm có:
    -Tỷ lệ người dự kiến sống không quá 60 tuổi.
    -Tỷ lệ người chưa đạt tiêu chuẩn đọc, viết.
    -Tỷ lệ số người nghèo về thu nhập.
    -Tỷ lệ người thiệt tḥi trong hoà nhập xă hội.
    Ø Chỉ số phát triển con người (HDI)
    Chỉ sè phát triển con người dùng để tính trung b́nh các thành tựu về phát triển con người, đó là các thành tựu về những năng lực cơ bản nhất của con người như: sức khoẻ, tri thức .
    Phát triển con người là một quan điểm thể hiện sự nhận thức về con người nhấn mạnh vào việc mở rộng khả năng chọn lựa của họ trên cả hai mặt: sự h́nh thành các năng lực con người và cơ hội sử dụng những năng lực đă tích luỹ được cho mục đích sản xuất, giải trí và các hoạt động khác về văn hoá, chính trị, xă hội, nghệ thuật .
    Xuất phát từ quan điểm phát triển con người –nh́n nhận con người một cách toàn diện vừa là yếu tố đầu vào của quá tŕnh phát triển kinh tế, vừa là đối tượng thụ hưởng lợi Ưch từ phát triển-chỉ số HDI là một chỉ số tổng hợp và toàn diện-không quá thiên về tăng trưởng đơn thuần như GNP/người cũng không quá thiên về phúc lợi xă hội như PQLI, BNA hay HPI.
    Chỉ sè HDI gồm 3 bộ phận cấu thành: Tuổi thọ trung b́nh, tŕnh độ giáo dục và thu nhập b́nh quân đầu người (PPP).
    Cụ thể như sau:

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    Trong đó:
    I[SUB]tuổi thọ[/SUB]: chỉ số về tuổi thọ- được tính theo tuổi thọ b́nh quân thực tế, giá tri tối thiểu (25) và tối đa (85) của tuổi thọ.
    I[SUB]giáo dục[/SUB]: chỉ số về giáo dục-được tính dựa vào tỷ lệ biết chữ của người trên 15 tuổi, tỷ lệ nhập học chung, số năm đi học b́nh quân.
    I[SUB]thu nhập[/SUB]: chỉ số thu nhập -được tính theo thu nhập b́nh quân thực tế, thu nhập tối thiểu (100USD), thu nhập tối đa (40.000USD)
    2. Đánh giá nghèo đói trong quá tŕnh phát triển kinh tế.

    Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến trên thế giớí. Người nghèo khổ không chỉ xuất hiện ở những nước thu nhập b́nh quân đầu người thấp nhất thế giới mà ngay cả những cường quốc vẫn luôn tồn tại một bộ phận người sống ở mức thấp hơn những người khác. Tuy vậy, theo kết quả của nhiều cuộc điều tra, người ta đánh giá rằng mức sống của những người nghèo ở Thế giới thứ nhất c̣n tốt hơn nhiều so với một người trung b́nh thuộc Thế giới thứ ba.
    Vậy th́ thế nào là nghèo đói và đâu là chuẩn mực của vấn đề này ?
    2.1 Nghèo đói tương đối

    Nghèo đói tương đối là một hiện tượng xă hội phổ biến. Nghèo đói tương đối có thể được định nghĩa như là sự chênh lệch về mức sống giữa bộ phận dân cư này với một bộ phận dân cư khác.
    Tại các nước công nghiệp phát triển, sự tương phản giữa tầng lớp những nhà tỷ phú sống tại các biệt thự sang trọng và tầng lớp những người làm công theo giờ sống trong các căn hộ cho thuê rẻ tiền hay những người da đen sống chui róc trong các căn nhà ổ chuột chính là một minh chứng cho sự nghèo khổ tương đối. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, sự nghèo khổ tương đối lại biểu hiện ở chỗ khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập b́nh quân đầu người tăng lên nhanh chóng th́ cuộc sống của những người dân nghèo hầu như không được cải thiện ǵ cả.
    Nghèo đói tương đối liên quan đến một khái niệm mà người ta thường gọi là bất b́nh đẳng trong phân phối thu nhập.Bất b́nh đẳng trong phân phối thu nhập chính là sự khác biệt giữa mức thu nhập mà các cá nhân khác nhau trong xă hội nhận được. Thực ra dùng cụm từ sự khác biệt trong phân phối thu nhập hay hơn là bất b́nh đẳng trong phân phối thu nhập bởi cụm từ thứ hai này tỏ ra chủ quan và tiêu cực. (Thật vậy, giả sử có hai người A và B. Mỗi người đều nhận được thù lao là 15.000VND/giờ làm việc. A chăm chỉ hơn, làm việc 8 giờ/ngày nên nhận được 120.000VND/ngày. B chỉ làm 6 giờ/ngày nên nhận được 90.000VND/ngày. Vậy sự phân phối thu nhập như trên là công bằng hay bất công ?)
    Trong thực tế, sự việc c̣n phức tạp hơn nhiều. Mọi người khác nhau không chỉ ở ư thức làm việc mà c̣n ở sức khỏe, khả năng (thông minh, thạo nghề), cơ hội kiếm việc .Đó mới chỉ nói đến sự khác biệt trong phân phối thu nhập theo lao động. Ngoài ra c̣n có sự phân phối theo tài sản (lăi suất tiết kiệm, đầu tư chứng khoán .)
    Để đánh giá mức độ bất b́nh đẳng trong phân phối thu nhập, người ta thường sử dụng hai công cụ là: Đường cong Lorenz và hệ số Gini.
    a) Đường cong Lorenz
    Đường cong Lorenz là một biểu đồ sử dụng để biểu thị mối quan hệ giữa các nhóm dân số và tỷ lệ thu nhập tương ứng của họ. Đường cong Lorenz mang tên nhà thống kê người Mỹ-Conrad Lorenz-người đă đưa ra biểu đồ này vào năm 1905.
    Trục tung của biểu đồ thể hiện phần trăm thu nhập cộng dồn.
    Trục hoành thể hiện phần trăm dân cư công dồn được sắp Xếp theo chiều thu nhập tăng dần (từ trái qua phải).
    Đường cong Lorenz cho thấy tỷ lệ phần trăm của tổng thu nhập cộng dồn theo tỷ lệ phần trăm của người có thu nhập.
    Để minh hoạ cụ thể cho việc ứng dụng đường cong Lorenz, giả sử có một quốc gia X mà phân phối thu nhập được cho trong bảng sau:
    Biểu 1 : Ví dụ minh hoạ
     
Đang tải...