Sách Phát triển khu công nghiệp và những tác động tích cực lẫn tiêu cực đến xã hội

Thảo luận trong 'Sách Kinh Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát triển khu công nghiệp và những tác động tích cực lẫn tiêu cực đến xã hội:Có nhiều hoạt động kinh tế gây ra những vấn đề về xã hội. Rồi đến lượt các vấn đề xã hội đó lại làm nảy sinh những hệ quả về mặt chính trị. Trong khi những hoạt động kinh tế có thể điều chỉnh khi phát hiện thấy sự bất hợp lý, thì các vấn đề xã hội lại không dễ gì khắc phục. Các hệ quả về mặt chính trị của chúng lại càng khó giải quyết. Vì vậy, sớm phát hiện các hệ quả xã hội của các hoạt động kinh tế để kịp thời điều chỉnh các hoạt động đó là cần thiết. Phát triển khu công nghiệp là một hoạt động kinh tế làm nảy sinh những hệ quả xã hội cả tích cực lẫn tiêu cực
    Trong quá trình phát triển đất nước nhiều hoạt động kinh tế
    gây ra những vấn đề về xã hội. Rồi đến lượt các vấn đề xã hội đó
    lại làm nảy sinh những hệ quả về mặt chính trị. Trong khi những
    hoạt động kinh tế có thể điều chỉnh khi phát hiện thấy sự bất hợp
    lý, thì các vấn đề xã hội lại không dễ gì khắc phục. Các hệ quả
    về mặt chính trị của chúng lại càng khó giải quyết. Vì vậy, sớm
    phát hiện các hệ quả xã hội của các hoạt động kinh tế để kịp thời
    điều chỉnh các hoạt động đó là cần thiết. Phát triển khu công
    nghiệp là một trong các hoạt động kinh tế làm nảy sinh những hệ
    quả xã hội cả tích cực lẫn tiêu cực.
    Trong nghiên cứu này, khu công nghiệp được hiểu giống như trong
    Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ
    Việt Nam. Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp
    và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý
    xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại
    nghị định nói trên.
    Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu,
    thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu,
    có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và
    thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định
    29/2008/NĐ-CP. Khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, quy
    định về tỷ lệ xuất khẩu đối với doanh nghiệp bị bãi bỏ, nên trên thực
    tế, Việt Nam không còn khu chế xuất nào, mặc dù theo tên gọi vẫn có
    một số khu. Vì thế, nghiên cứu này dùng tên gọi khu công nghiệp cho
    cả khu công nghiệp, lẫn khu chế xuất.
    10 T¸c ®éng x· héi vïng cña c¸c khu c«ng nghiÖp .
    Hiện tại, trong rất nhiều tài liệu, có sự đánh đồng hoặc nhầm lẫn
    giữa khu công nghiệp với cụm công nghiệp dẫn tới hiện tượng đề cập
    tới một cụm công nghiệp nào đó như một khu công nghiệp. Theo Quy
    chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo quyết định số
    105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính
    phủ, cụm công nghiệp có quy mô diện tích nhỏ hơn khu công nghiệp
    (không quá 50 ha, trường hợp cần thiết phải mở rộng thì tổng diện tích
    sau khi mở rộng cũng không vượt quá 75 ha); chủ yếu dành cho doanh
    nghiệp nhỏ và vừa; được thành lập căn cứ vào quy hoạch phát triển
    cụm công nghiệp của tỉnh được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt
    trong khi khu công nghiệp được thành lập căn cứ vào quy hoạch tổng
    thể phát triển khu công nghiệp của cả nước được Thủ tướng Chính phủ
    phê duyệt. Cụm công nghiệp do ngành công thương quản lý còn khu
    công nghiệp do các ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh quản lý.
    Ngoài ra, bên trong các khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu cũng
    có những khu chế xuất, khu công nghiệp do ban quản lý các khu kinh
    tế này trực tiếp quản lý.
    Trong giới hạn nghiên cứu của mình, nhóm tác giả chỉ xem xét các
    khu công nghiệp là đối tượng quản lý của các ban quản lý các khu
    công nghiệp cấp tỉnh và được nêu trong quy hoạch tổng thể phát triển
    các khu công nghiệp; không xem xét các cụm công nghiệp, các khu
    kinh tế và kinh tế cửa khẩu, các khu công nghiệp và khu chế xuất nằm
    trong các khu kinh tế.
    Tác động xã hội vùng của một dự án có thể được hiểu là những tác
    động xã hội xuất hiện trong hoặc sau giai đoạn triển khai các hoạt
    động của dự án đến người dân trong khu vực lân cận dự án đó, bao
    gồm cả những người lao động nhập cư làm việc trong các khu công
    nghiệp và tạm trú ở địa phương. Những tác động xã hội có thể là tích
    cực hoặc tiêu cực, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống Lêi nãi ®Çu 11
    của người dân trong vùng nơi đang thực hiện các dự án hoặc các vùng
    lân cận. Những người lao động trong khu công nghiệp đồng thời sinh
    sống tại các địa phương lân cận khu công nghiệp đó cũng thuộc phạm
    vi nghiên cứu của chúng tôi. Những người lao động này có thể là dân
    địa phương, cũng có thể là lao động nhập cư. Ở một số nơi trong
    nghiên cứu này, họ được xem xét riêng vì so với dân địa phương
    không làm việc trong khu công nghiệp, họ giống ở chỗ là cùng sống ở
    xung quanh khu công nghiệp, và khác ở chỗ họ có lợi ích từ việc làm
    trực tiếp trong khu công nghiệp.
    Tác động xã hội vùng của một khu công nghiệp chính là các tác
    động trực tiếp và gián tiếp tới cuộc sống của những người dân ở các
    địa phương lân cận khu công nghiệp đó. Một khu công nghiệp có rất
    nhiều tác động xã hội vùng. Tuy nhiên, có thể chia những tác động đó
    thành tám nhóm sau đây: (1) Tác động tới việc làm và nghề nghiệp;
    (2) Tác động tới thu nhập; (3) Tác động tới cơ hội tiêu dùng các dịch
    vụ công cộng; (4) Đô thị hóa và cơ sở hạ tầng; (5) Tác động về mặt
    nhân khẩu học; (6) Tác động về môi trường và sức khỏe; (7) Tác động
    tới trật tự an toàn xã hội (bao gồm cả trật tự an toàn giao thông); và (8)
    Tác động tới truyền thống.
    Cuốn sách là kết quả của nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu khoa học
    theo Nghị định thư "Khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam:
    Những tác động xã hội vùng" do Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới
    chủ trì thực hiện trong các năm 2010 và 2011. Cuốn sách tập trung vào
    phát hiện, đánh giá và phân tích các tác động xã hội vùng của việc
    phát triển khu công nghiệp tới cộng đồng dân cư ở các địa phương
    xung quanh khu công nghiệp. Đồng thời giới thiệu một số kinh nghiệm
    của các nước Đông Á về tác động xã hội vùng của khu công nghiệp.
    Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, cuốn sách gồm 3 chương:
    - Chương một khái quát lịch sử phát triển, đặc trưng của các khu
    công nghiệp ở Việt Nam.
    12 T¸c ®éng x· héi vïng cña c¸c khu c«ng nghiÖp .
    - Chương hai trình bày kết quả nghiên cứu về các tác động xã hội
    vùng ở Việt Nam, bao gồm 8 mục lớn, tương ứng với 8 nhóm tác động
    xã hội vùng.
    - Chương ba đề cập một số kinh nghiệm về tác động xã hội vùng
    của khu công nghiệp ở 8 nước Đông Á, từ Nhật Bản ở phía Bắc tới
    Indonesia ở phía Nam.
    Phần kết luận đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế tác động xã
    hội vùng tiêu cực của các khu công nghiệp ở Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...