Chuyên Đề Phát triển két cấu hạ tầng để bảo đảm và thúc đẩy phát triển bền vững

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    I- VAI TRÒ CỦA KÉT CẤU HẠ TẦNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TÉ - XÃ HỘI

    1- Khái niệm kết cấu hạ tầng

    2- Vai trò của kết cấu hạ tầng đối với sự phát triển

    3- Kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng của một số nước

    3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

    3.2. Kinh nghiệm của Inđônêsia

    II- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KÉT CẤU HẠ TẦNG Ở VIỆT NAM

    1- Chủ trương, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng

    2- Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng

    2.1. Những thành tựu đạt được

    2.2. Những yếu kém, bất cập

    2.3. Nguyên nhân của những yếu kém

    III- CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KÉT CẤU HẬ TẦNG ĐỂ ĐẢM BẢO VÀ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

    1- Tập trung hình thành hệ thống giao thông dọc và ngang trong lãnh thổ cả nước, nối các vùng khó khăn với các vùng kinh tế trọng điểm và trung tâm đô thị lớn; phát triển hệ thống giao thông giao lưu quốc tế

    2- Phát triển hệ thống sản xuất và mạng cung cấp điện thống nhất

    3- Phát triển mạng lưới bưu chính, viễn thông, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt

    4- Tăng cường và đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
    CIEM- Trung tâm Thông tin - Tư liệu 1

    PHÁT TRIỂN KÉT CẤU HẠ TẦNG ĐỂ BẢO ĐẢM VÀ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

    I- VAI TRÒ CỦA KÉT CẤU HẠ TẦNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH

    TÉ - XÃ HỘI

    1- Khái niệm kết cấu hạ tầng

    Hiểu một cách khái quát, kết cấu hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục. Kết cấu hạ tầng cũng được định nghĩa là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội được diễn ra một cách bình thường.

    Toàn bộ kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau. Cụ thể như:

    - Nếu căn cứ theo lĩnh vực kinh tế- xã hội, thì kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành: kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế, kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xã hội, và kết cấu hạ tầng phục vụ an ninh - quốc phòng. Tuy nhiên, trên thực tế, ít có loại kết cấu hạ tầng nào hoàn toàn chỉ phục vụ kinh tế mà không phục vụ hoạt động xã hội và ngược lại.

    - Nếu căn cứ theo sự phân ngành của nền kinh tế quốc dân, thì kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành: kết cấu hạ tầng trong công nghiệp, trong nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính- viễn thông, xây dựng, hoạt động tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, văn hoá- xã hội .

    - Nếu căn cứ theo khu vực dân cư, vùng lãnh thổ, thì kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành: kết cấu hạ tầng đô thị, kết cấu hạ tầng nông thôn; Kết cấu hạ tầng kinh tế biển(ở những nước có kinh tế biển, và nhất là khi kinh tế biển lớn như ở nước ta), kết cấu hạ tầng đồng bằng, trung du, miền núi, vùng trọng điểm phát triển, các thành phố lớn.

    Kết cấu hạ tầng trong mỗi lĩnh vực, mỗi ngành, mỗi khu vực bao gồm những công trình đặc trưng cho hoạt động của lĩnh vực, ngành, khu vực và nhữn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...