Thạc Sĩ Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, tài liệu thì bình thường

    MỤC LỤC
    1. MỞ ðẦU . 1
    1.1. Tính cấp thiết . 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.2.1. Mục tiêu chung . 2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 2
    1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    1.3.1. ðối tượng nghiên cứu . 3
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
    2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN . 4
    2.1. Cơ sở lý luận phát triển HTX Nông nghiệp . 4
    2.1.1. Một số khái niệm 4
    2.1.2. ðặc ñiểm phát triển HTX Nông nghiệp 10
    2.1.3. Vai trò HTX Nông nghiệp 12
    2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển HTX Nôngnghiệp . 13
    2.2. Cơ sở thực tiễn vấn ñề nghiên cứu . 16
    2.2.1. Kinh nghiệm phát triển HTX trên thế giới 16
    2.2.2. Bài học kinh nghiệm về Phát triển HTX nông nghiệp ở Việt Nam 21
    3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 32
    3.1. ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu . 32
    3.1.1. ðiều kiện tự nhiên 32
    3.1.2. ðiều kiện kinh tế xã hội 36
    3.2. Phương pháp nghiên cứu . 44
    3.2.1. Chọn ñiểm nghiên cứu 44
    3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 46
    3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 46
    3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích . 47
    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48
    4.1. Thực trạng phát triển HTX Nông nghiệp tỉnh BắcGiang . 48
    4.1.1. Tình hình hoạt ñộng của các tổ hợp tác . 48
    4.1.2. Số lượng, quy mô, tài sản vốn quỹ Hợp tác xãnông nghiệp . 51
    4.1.3. Cơ cấu tổ chức và trình ñộ cán bộ quản lý của HTX nông nghiệp 65
    4.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã nông nghiệp 68
    4.1.5. ðánh giá chung về tình hình phát triển HTX NN tỉnh Bắc Giang . 80
    4.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến quá trình phát triển HTX Nông nghiệp tỉnh
    Bắc Giang 87
    4.2.1. Cơ chế chính sách ảnh hưởng ñến phát triển HTX Nông nghiệp . 87
    4.2.2. Yêu tố quản lý 90
    4.3. Giải pháp phát triển HTX nông nghiệp tỉnh Bắc Giang ñến năm 2020 92
    4.3.1. ðịnh hướng phát triển HTX NN tỉnh Bắc Giang ñến năm 2020 92
    4.3.2. Giải pháp về chính sách 102
    4.3.3. Giải pháp về quản lý . 105
    5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113
    5.1. Kết luận . 113
    5.2. Kiến nghị . 114
    5.2.1. Kiến nghị Trung ương 114
    5.2.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Giang . 115
    5.2.3. Kiến nghị với các sở, ban, ngành liên quan . 115
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 117

    1. MỞ ðẦU
    1.1. Tính cấp thiết
    Kinh tế hợp tác là một hình thức quan hệ kinh tế hợp tác tự nguyện, phối
    hợp, hỗ trợ giúp ñỡ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, kết hợp sức mạnh của từng
    thành viên với ưu thế sức mạnh tập thể giải quyết tốt hơn những vấn ñề của sản
    xuất, kinh doanh và ñời sống kinh tế, nhằm nâng caohiệu quả hoạt ñộng và lợi
    ích của mỗi thành viên. Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp là một nhu cầu
    khách quan. ðó là con ñường phát triển tất yếu của kinh tế hộ nông dân.
    Kinh nghiệm quốc tế và bài học thành công về HTX trong nông nghiệp,
    nông thôn ở nhiều nước là chứng minh sinh ñộng rằng, HTX chính là con
    ñường thúc ñẩy sản xuất ở nông nghiệp, nông thôn phát triển, ñấy chính là
    con ñường mà các hộ sản xuất, hộ nông dân, hộ tiểu chủ, những ñối tượng
    chiếm số ñông nhưng lại có tiềm lực yếu, năng lực cạnh tranh thấp, dễ bị tổn
    thương trong nền kinh tế thị trường, cần lựa chọn. ðể có thể tồn tại và phát
    triển, họ phải tập hợp nhau lại trên các nguyên tắchợp tác ñể giúp ñỡ, tương
    trợ lẫn nhau trong sản xuất, lưu thông, ñối phó lạinhững khó khăn của tự
    nhiên, với sức ép của kinh tế thị trường, sự cạnh tranh của các ñối thủ kinh tế
    nhằm bảo vệ lợi ích của chính mình. Thực tiễn Việt Nam cũng ñã có hàng
    trăm HTX khẳng ñịnh ñược vai trò, vị trí của mình trong hỗ trợ các hộ nông
    dân vươn lên làm giàu, xoá ñói, giảm nghèo và tạo dựng bộ mặt nông thôn
    mới. Kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn có vị trí rất quan trọng trong
    quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện ñại hoá nông nghiệp, nông thôn,
    song HTX nông nghiệp có những ñặc thù riêng gắn vớinông nghiệp, nông dân
    và cộng ñồng xã hội, nên cần phải có sự quan tâm hỗtrợ của Nhà nước
    Bắc Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc với dân số trên 1,5 triệu người
    sống tập trung ở khu vực nông thôn (chiếm khoảng 90%), sản xuất nông
    nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần ñây hình thức tổ chức sản xuất trong
    nông thôn có chuyển biến tích cực, mô hình Hợp tác xã kiểu mới ñã thay thế
    cơ bản mô hình HTX cũ trước ñây. Tính ñến cuối năm 2009 toàn tỉnh có 217
    HTX nông nghiệp, hoạt ñộng dịch vụ của HTX chủ yếu là dịch vụ thuỷ nông,
    chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung ứng vật tư, dịch vụ ñiện, tiêu thụ sản
    phẩm . chất lượng hoạt ñộng dịch vụ của HTX góp phần ổn ñịnh và phát
    triển kinh tế hộ xã viên.
    Tuy nhiên HTX NN của tỉnh ñang gặp phải không ít khó khăn, hạn chế,
    thách thức cần phải vượt qua. ðó là: Tính hình thứctrong chuyển ñổi HTX
    theo Luật HTX chưa ñược khắc phục căn bản; nhiều HTX quy mô nhỏ, thiếu
    vốn, tài sản ít, khả năng cạnh tranh thấp, chậm ñổimới, năng lực nội tại của
    các HTX còn yếu; ñội ngũ cán bộ quản lý HTX còn hạnchế về trình ñộ, lại
    không ổn ñịnh làm việc lâu dài trong HTX. Những khókhăn ñó ảnh hưởng
    không nhỏ ñến chất lượng hoạt ñộng của HTX: Số lượng HTX khá giỏi tăng
    chưa nhiều, nhiều HTX hoạt ñộng cầm chừng và yếu kém ñi; không ít HTX
    mới chỉ làm ñược dịch vụ ñầu vào, còn bỏ trống khâuchế biến, tiêu thụ sản
    phẩm, cung cấp tín dụng cho xã viên, chưa mạnh dạn thực hiện liên doanh,
    liên kết ñể mở thêm nhiều ngành nghề mới.
    Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn ñề tài “Phát triển Hợp tác
    xã nông nghiệp trên ñịa bàn tỉnh Bắc Giang ñến năm 2020”
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1. Mục tiêu chung
    ðánh giá thực trạng phát triển Hợp tác xã nông nghiệp, từ ñó ñề xuất
    một số giải pháp chủ yếu phát triển Hợp tác xã nôngnghiệp tỉnh Bắc Giang
    trong thời gian tới.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự phát triển
    HTX nông nghiệp.
    - Phân tích thực trạng phát triển HTX Nông nghiệp, xác ñịnh các yếu
    tố, nguyên nhân ảnh hưởng ñến phát triển HTX nông nghiệp tỉnh Bắc Giang.
    - ðề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển HTX nông nghiệp của
    tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
    1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu tập trung vào hoạt ñộng của các HTX Nôngnghiệp tỉnh
    Bắc Giang.
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung:Với yêu cầu ñề tài và thời gian có hạn, chúng tôi tập trung
    tìm hiểu và phân tích thực trạng sự phát triển của các HTX nông nghiệp như thế
    nào? Cơ cấu tổ chức ra sao? Các loại hình dịch vụ chủ yếu của HTX phục vụ sản
    xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang có ñem lại hiệu quảthiết thực hay không?
    - Về không gian:ðề tài thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh Bắc Giang,
    số liệu phục vụ nghiên cứu ñược tiến hành khảo sát trên các HTX Nông
    nghiệp.
    - Về thời gian: Số liệu thu thập phục vụ nghiên cứu từ năm 2007 -
    2009. Thời gian thực hiện ñề tài từ 10/5/2009 - 10/2010.

    2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    2.1. Cơ sở lý luận phát triển HTX Nông nghiệp
    2.1.1. Một số khái niệm
    2.1.1.1. Kinh tế hợp tác
    Là phạm trù hẹp hơn, phản ánh một phạm vi hợp tác trong lĩnh vực
    kinh tế. Mô hình kinh tế hợp tác lúc ban ñầu xuất hiện một cách sơ khai và tự
    phát không chỉ ở nông thôn mà ở cả các thành thị, không chỉ ở trong lĩnh vực
    sản xuất nông nghiệp mà còn trong nhiều ngành sản xuất dịch vụ khác. Các
    thành viên khởi xướng ra các mô hình kinh tế hợp tác này, thông thường là
    những chủ thể ñiều khiển kinh tế tài chính có hạn nên thường bị thiệt thòi,
    chịu nhiều bất lợi trong sản xuất kinh doanh trong cạnh tranh. ðể có thể khác
    phục các khó khăn duy trì công ăn việc làm cho mình, những người cùng lĩnh
    vực sản xuất kinh doanh tại một khu vực ñịa bàn nhất ñịnh ñã tìm cách liên
    kết hợp tác với nhau theo từng tổ từng nhóm nhỏ ñó là tiền thân của các tổ
    chức HTX sau này.
    Trong quá trình phát triển của các hình thức hợp tác, từ hình thức hợp
    tác mang tính ngẫu nhiên, thời vụ ñến việc hình thành sự liên kết giữa người
    sản xuất với người phân phối, hay dựa trên cơ sở chuyên môn hoá và phân
    công lao ñộng ngày càng cao mà có sự liên kết, hợp tác giữa các khâu của quá
    trình sản xuất. Cho ñến ngày nay sự hợp tác không chỉ ñược thực hiện giữa
    các hộ gia ñình, các doanh nghiệp, các ñịa phương mà nó còn ñược thực hiện
    trên phạm vi thế giới giữa các quốc gia với nhau gắn với quá trình toàn cầu
    hoá về kinh tế. Hợp tác trong sản xuất cũng như trong phân phối lưu thông
    làm cho năng suất lao ñộng ngày càng tăng lên, thúcñẩy và mở rộng sản xuất,
    làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới và tăng cường sựgiao lưu giữa các chủ
    thể kinh tế.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2007), Hệ thống hóa các văn bản về Hợp tác xã,
    Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội
    2. Chu Thị Hảo (2006), Tổ hợp tác trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam hiện
    tại và tương lai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    3. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2008), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang
    2007, Nhà xuất bản Thống kê
    4. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2009), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang
    2008,Nhà xuất bản Thống kê
    5. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2010), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang
    2009, Nhà xuất bản Thống kê
    6. GS.TS Phạm Vân ðình và các cộng sự (2004), Quản trị Hợp tác xã nông
    nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội
    7. GS.TS Phạm Vân ðình, GS.TS ðỗ Kim Chung và các cộngsự (1997), Giáo
    trình Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội
    8. Hoàng Hải (1996), Nông nghiệp Châu Âu – Những kinh nghiệm phát triển,
    NXB Khoa học xã hội
    9. Học viện Nguyễn Ái Quốc (1993), Những hình thức hợp tác trong nông
    nghiệp – Bước chuyển căn bản từ mô hình cũ sang hình thức mới, Nhà xuất
    bản sự thật, Hà Nội
    10. Lê Trọng (2001), Kinh tế hợp tác của nông dân trong nền kinh tế thị trường ,
    Nhà xuất bản văn hóa - dân tộc, Hà Nội
    11. Liên Minh HTX tỉnh Bắc Giang, Báo cáo hoạt ñộng HTX năm 2009
    12. Liên Minh HTX tỉnh ðồng Nai (2008), Kinh nghiệm và những bài học rút
    ra của những công tác xây dựng và nhân rộng các HTX ñiển hình tiên tiến
    trong những năm qua, phương hướng những năm tới,
    http://www.vca.org.vn/Default.aspx?tabid=83&CategoryID=3&News=207
    13. Liên Minh HTX tỉnh Hải Dương (2008), Hải Dương- tỉnh ñiển hình về phát
    triển HTX ở ðồng Bằng Bắc Bộ,
    http://www.vca.org.vn/Default.aspx?tabid=83&News=195&CategoryID=3
    14. Naoto Imagawa (2000), Giới thiệu kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã nông
    nghiệp Nhật Bản, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
    15. Naoto Imagawa, Chu Thị Hảo (2003), Lý luận về HTX- Quá trình phát triển
    HTX nông nghiệp ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
    16. Nguyễn Ty (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã,Nhà xuất bản Chính
    trị quốc gia
    17. PGS. TS Nguyễn Văn Bích, TS Chu Tiến Quang (2001), Kinh tế hợp tác, Hợp
    tác xã ở Việt Nam, thực trạng và ñịnh hướng phát tr iển,Nhà xuất bản Chính
    trị quốc gia
    18. PGS.TS ðặng Hữu Toàn (1962), Bản thảo kinh tế triết học 1884 - bước
    chuyển quan trọng của triết học Mác, chủ nghĩa Mác, Nhà xuất bản sự thật,
    Hà Nội
    19. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật số 18 –
    Luật Hợp tác xã
    20. UBND tỉnh Bắc Giang, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội các năm 2007, 2008,
    2009
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...