Luận Văn Phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Sự cần thiết của đề tài

    Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà phát triển, các Công ty chứng khoán trên thị trường không ngừng tăng cường chất lượng dịch vụ, chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhân viên. Xu hướng hiện nay của nền kinh tế Việt Nam là làm quen với nguồn với mới, các doanh nghiệp Nhà nước đang nhanh chóng chuyển đổi thành hình thức công ty cổ phần, đây chính là bước đầu để đưa các doanh nghiệp lên sàn giao dịch, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
    Các công ty chứng khoán muốn phát triển phải cải tạo được mạng lưới khách hàng rộng, chất lượng dịch vụ ngày càng cao, cán bộ nhân viên có chuyên môn sâu, xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng nhà đầu tư và các doanh nghiệp. Vì vậy, các công ty đều muốn tận dụng cơ hội của mình, đẩy mạnh hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp – đây là hoạt động tiền đề cho các hoạt động khác phát triển, xây dựng nền tảng với khách hàng.
    Từ thực tế của thị trường chứng khoán Việt Nam, đứng trước nhu cầu đang khan hiếm hàng hóa cho thị trường, các dịch vụ hỗ trợ việc đưa các doanh nghiệp thành công ty đại chúng và các dịch vụ liên quan đến tài chính doanh nghiệp đang trở thành nhu cầu cấp thiết tác động tới các công ty chứng khoán nói chung và công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương nói riêng phát triển hoạt động này. Chính vì lẽ đó, em đã chọn đề tài: “Phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp cuối khoá của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu

    - Chuyên đề sẽ hệ thống hóa các vấn đề và đi sâu vào tìm hiểu lý thuyết về hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp
    - Đồng thời đánh giá thực trạng hoạt động này tại công ty chứng khoán Công thương
    - Bước đầu vận dụng các kiến thức đã học để đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Chuyên đề chỉ tập trung vào phân tích hoạt động tư vấn Tài chính doanh nghiệp của công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương, trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu

    Chuyên đề sử dụng các phương pháp phân tích như: tổng hợp, logic, diễn giải.
    5. Kết cấu của chuyên đề

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
    Chương 1: “Tổng quan về hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của Công ty chứng khoán”
    Chương 2: “Thực trạng hoạt dộng tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương”
    Chương 3: “Giải pháp phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương”





    CHƯƠNG 1

    TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN


    1.1. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

    1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

    Trong thực tế luôn xảy ra tình huống: những người có cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn để thực hiện, trái lại những người có vốn nhàn rỗi lại không biết đầu tư vào đâu, hoặc không có cơ hội đầu tư. Từ đó thị trường tài chính ra đời để chuyển vốn từ nơi “thừa” sang nới “thiếu”, chuyển đổi tiết kiệm thành đầu tư. Người “thiếu” vốn sẽ phát hành ra các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu . để huy động vốn, còn người “thừa” vốn sẽ đầu tư vốn của mình bằng cách nắm giữ những công cụ tài chính đó. Lúc này hình thành khái niệm Thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán là một bộ phận cấu thành thị trường tài chính, là nơi diễn ra các giao dịch mua baá, trao đổi các chứng khoán – các hàng hóa và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia. Việc trao đổi mua bán này được thực hiện theo những quy tắc ấn định trước (tr15, giáo trình Thị trường hứng khoán, Đại học Kinh tế Quốc Dân). Trong đó chứng khoán được hiểu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành, gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán và các loại chứng khoán khác theo quy định của pháp luật (Điều 3, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP). Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán đã trải qua nhiều sự biến động, đến nay nó đã trở thành một thể chế tài chính không thể thiếu được trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Để thúc đẩy thị trường phát triển, hoạt động hiệu quả và có trật tự nhất thiết phải có sự ra đời của các Công ty chứng khoán.
    Nền kinh tế ở Việt Nam đang mở cửa, những nguồn vốn mới được hình thành, thị trường chứng khoán phát triển như một nhu cầu tất yếu. Và sự ra đời của các công ty chứng khoán cũng vậy.
    1.1.2. Khái niệm và chức năng của công ty chứng khoán

    Để thị trường chứng khoán có thể hoạt động minh bạch, hiệu quả và an toàn, không thể thiếu được các tổ chức tài chính trung gian, trong đó có các công ty chứng khoán. Nhờ các công ty chứng khoán mà các cổ phiếu và trái phiếu lưu thông tấp nập trên thị trường vốn, qua đó, một lượng vốn nhàn rỗi được đưa vào đầu tư cho phát triển kinh tế từ những nguồn vốn lẻ tẻ trong công chúng. Vì vậy, có thể hiểu: Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán (tr120, Giáo trình Thị trường Chứng Khoán, Đại học Kinh tế Quốc Dân)
    Thị trường chứng khoán ở Việt Nam còn non trẻ, bộc lộ nhiều yếu kém, vì vậy, các công ty chứng khoán ra đời sẽ là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, cũng như của thị trường chứng khoán. Từ khi ra đời, các công ty chứng khoán đã có những chức năng cơ bản sau:
    - Thông qua các nghiệp vụ của mình (như hoạt động bảo lãnh phát hành và môi giới chứng khoán), các công ty chứng khoán đã tạo ra một phương thức huy động vốn linh hoạt, là cầu nối giữa những người có tiền nhàn rỗi với những chủ thể cần huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
    - Thông qua hệ thống khớp giá hoặc khớp lệnh, các công ty chứng khoán đã cung cấp một cơ chế giá cả cho giá trị của các khoản đầu tư.
    - Trên thị trường chứng khoán, nhờ có công ty chứng khoán, nhà đầu tư có thể hàng ngày chuyển tiền thành chứng khoán và ngược lại mà không phải chịu thiệt hại đáng kể đối với giá trị khoản đầu tư của mình.
    - Thông qua hoạt động tự doanh chứng khoán, công ty chứng khoán còn có một chức năng quan trọng là can thiệp vào thị trường, góp phần điều tiết giá chứng khoán.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...