Thạc Sĩ Phát triển hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ hộ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT
    NAM.
    1.1. Khái niệm về tín dụng Trang 1
    1.2. Các hình thức tín dụng Trang 2
    1.3. Chức năng và vai trò của tín dụng . Trang 3
    1.4. Khái niệm về các tổ chức tín dụng tại Việt Nam . Trang 5
    1.5. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ
    chức tín dụng tại Việt Nam Trang 6
    1.6. Các loại hình tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam . Trang 7
    1.7. Cơ cấu tổ chức của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam . Trang 7
    1.8. Hoạt động của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam Trang 10
    Kết luận chương 1 Trang 18
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
    BÌNH DƯƠNG.
    2.1. Giới thiệu về Bình Dương và tình hình kinh tế xã hội tỉnh . Trang 19
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên và các nguồn lực Trang 19
    2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội Bình Dương các năm 2001 – 2006 . Trang 22
    2.2. Mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bình
    Dương . Trang 25
    2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng tại tỉnh Bình
    Dương . Trang 27
    2.3.1. Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn . Trang 27
    2.3.2. Dư nợ tín dụng phân theo loại hình tổ chức tín dụng . Trang 30
    2.3.3. Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn cho vay . Trang 31
    2.3.4. Dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế Trang 33
    Trang:3/74 2.3.5. Phân tích nợ xấu trên địa bàn Trang 35
    2.4. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng của
    các tổ chức tín dụng tại địa bàn Bình Dương trong thời gian qua Trang 38
    2.4.1. Những mặt thuận lợi .Trang 38
    2.4.2. Những khó khăn thách thức Trang 40
    Kết luận chương 2 .Trang 44
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
    TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
    KINH TẾ QUỐC TẾ
    3.1. Nhận diện cơ hội và thách thức đối với hoạt động của các tổ
    chức tín dụng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Trang 45
    3.1.1. Các cơ hội phát triển .Trang 45
    3.1.1.1. Trên góc độ tổng thể nền kinh tế Trang 45
    3.1.1.2. Đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng .Trang 46
    3.1.2. Những thách thức đặt ra Trang 48
    3.1.2.1. Trên góc độ tổng thể nền kinh tế Trang 48
    3.1.2.2. Đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng .Trang 50
    3.2. Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh Bình
    Dương trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Trang 52
    3.2.1. Giải pháp đối với các tổ chức tín dụng .Trang52
    3.2.1.1. Đa dạng hóa sản phẩm Trang 52
    3.2.1.2. Đổi mới hoạt động tín dụng theo hướng tiến dần đến thông lệ
    quốc tế Trang 53
    3.2.1.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng theo thông
    lệ quốc tế Trang 58
    3.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành liên
    quan .Trang 60
    3.2.3. Kiến nghị đối với các cấp chính quyền địa phương Trang 62
    Kết luận chương 3 .Trang 65
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Trang:4/74 LỜI MỞ ĐẦU

    I. Tính cấp thiết của đề tài:
    Toàn cầu hóa kinh tế đang là xu hướng tất yếu của thế giới hiện nay. Thế gới ngày
    nay xuất hiện ngày càng nhiều các mối liên kết song phương, đa phương, liên kết khu
    vực và liên kết toàn cầu thông qua Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các khu vực
    mậu dịch tự do, các thị trường chung Các nền kinh tế ngày càng liên kết chặt chẽ, phụ
    thuộc lẫn nhau và cũng cạnh tranh nhau rất gay gắt, quyết liệt. Trong những năm qua,
    thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, Nền
    kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ và đã thật sự hội nhập sâu rộng vào
    kinh tế thế giới mà mốc đánh dấu cuối cùng là việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
    giới (WTO) vào tháng 11 năm 2006. Việt Nam đang được Thế giới biết đến là nước
    đang có nền kinh tế phát triển nhanh, năng động và là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu
    tư quốc tế.
    Trong bức tranh kinh tế sống động ấy, Bình Dương được xem là một điểm sáng
    với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm, là địa phương có môi
    trường đầu tư hấp dẫn nhất nước. Trong những năm qua, với chính sách “trải thảm đỏ
    mời gọi nhà đầu tư”, “trải chíêu hoa thu hút nhân tài”, Bình Dương đã thu hút nhiều nhà
    đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư
    và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Lĩnh vực tài chính – ngân hàng cũng có
    sự phát triển mạnh mẽ, hàng loạt các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài thành
    lập chi nhánh trên địa bàn. Hoạt động ngân hàng trên địa bàn diễn ra hết sức sôi động và
    hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã có những đóng góp to lớn đến sự phát
    triển kinh tế của tỉnh.
    Thực hiện các cam kết với WTO về mở cửa thị trường tài chính và ngân hàng, lĩnh
    vực tài chính và ngân hàng được đánh giá là một trong những lĩnh vực Việt Nam chịu
    áp lực cạnh tranh nhất với sự tham gia của nhiều tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Hoạt
    động tín dụng là một trong những hoạt động chính, mang lại nguồn thu chủ yếu cho các
    tổ chức tín dụng. Trong hội nhập và cạnh tranh quốc tế, vấn đề đặt ra là hoạt động tín
    Trang:5/74 dụng phải phát triển như thế nào, đổi mới như thế nào để phù hợp với thông lệ quốc tế,
    bảo đảm phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng tín dụng?
    Xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng trên địa bàn trong thời gian qua và triển
    vọng phát triển ngành trong thời gian tới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, trong
    khuôn khổ luận văn xin được trình bày đề tài “Phát triển hoạt động tín dụng của các
    tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc
    tế”.
    II. Mục tiêu nghiên cứu:
    Luận văn giải quyết các vấn đề sau:
    Phản ánh và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng trên
    địa bàn tỉnh Bình Dương.
    Nhận diện những cơ hội và thách thức đối với hoạt động ngân hàng trong thời kỳ
    hội nhập kinh tế quốc tế. Đề ra các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng theo hướng
    tiến dần đến thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền
    vững hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
    III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Nghiên cứu cơ sở lý luận về tín dụng, các quy định pháp luật hiện hành liên quan
    đến hoạt động của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam.
    Nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn
    tỉnh Bình Dương. Nhận diện các cơ hội và thách thức đối với hoạt động tín dụng trong
    thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Đề ra các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng của
    các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong tình hình mới.
    IV. Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng, duy
    vật lịch sử, đồng thời vận dụng một số phương pháp như phương pháp phân tích,
    phương pháp so sánh, thống kê
    V. Kết cấu của luận văn:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày theo kết cấu như sau:
    Chương 1: Tổng quan về tín dụng và tổ chức tín dụng tại Việt Nam.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
     
Đang tải...