Thạc Sĩ Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

    Đề tài luận án: Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam
    Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01
    Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Diệu Chi Mã NCS: NCS32.31TC
    Người hướng dẫn: GS.TS. Phạm Quang Trung
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:
    Một là: Trên cơ sở lý luận về hoạt động và sự phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong các doanh nghiệp, tác giả đưa ra quan điểm về hoạt động M&A và sự phát triển của hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (TCNH) tập trung cho 3 nhóm tổ chức tài chính trung gian là ngân hàng thương mại (NHTM), công ty chứng khoán (CTCK) và công ty bảo hiểm (CTBH) thay vì quan điểm chung chung về M&A cho doanh nghiệp.
    Hai là: Luận án đã đưa ra 2 nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động M&A trong lĩnh vực TCNH như: (1) Chỉ tiêu về số lượng và giá trị thương vụ: Mức độ gia tăng về số lượng và giá trị của các thương vụ M&A trong lĩnh vực TCNH qua các năm. (2) Chỉ tiêu về chất lượng thương vụ M&A trong lĩnh vực TCNH: Khả năng tăng trưởng vốn chủ sở hữu; Khả năng tăng trưởng doanh thu; Mức tăng trưởng lợi nhuận; Khả năng sinh lợi trên tài sản/nguồn vốn; Mức độ giảm nợ quá hạn; Khả năng gia tăng cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp TCNH.
    Ba là: Luận án cũng tập trung làm rõ những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động M&A trong lĩnh vực TCNH bao gồm: (1) Các nhân tố ngoài doanh nghiệp: Môi trường thể chế, pháp luật; Môi trường kinh tế; Môi trường văn hóa xã hội; Môi trường kỹ thuật, công nghệ tài chính; (2) Các nhân tố thuộc doanh nghiệp: Năng lực tài chính; Khả năng cạnh tranh; Năng lực quản trị rủi ro của doanh nghiệp.
    Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát:
    Một là: Qua nghiên cứu, đánh giá số liệu thứ cấp về thực trạng số lượng, giá trị và chất lượng của các thương vụ M&A trong lĩnh vực TCNH Việt Nam giai đoạn 2007 đến 2013, luận án thấy được có sự tác động tích cực của hoạt động M&A tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tài chính sau M&A. Đồng thời, với việc đánh giá mô hình Probit qua các số liệu tài chính của 22 tổ chức TCNH Việt Nam đã thực hiện M&A với biến phụ thuộc là xác suất doanh nghiệp sẽ thực hiện M&A, và 7 biến độc lập là vốn chủ sở hữu, doanh thu, tài sản, lợi nhuận, lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, nợ xấu, và tổng dư nợ, luận án cũng cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa vốn chủ sở hữu, doanh thu, tài sản, lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, nợ xấu với xác suất, khả năng doanh nghiệp TCNH sẽ thực hiện M&A trong tương lai và mối quan hệ ngược chiều giữa xác suất doanh nghiệp sẽ thực hiện M&A với tình hình lợi nhuận và dư nợ hiện tại của doanh nghiệp. Từ đó, luận án chứng minh được việc phát triển hoạt động M&A trong lĩnh vực TCNH Việt Nam là cần thiết.
    Hai là: Thông qua khảo sát ý kiến các cán bộ làm việc trong các tổ chức TCNH Việt Nam về triển vọng phát triển hoạt động M&A TCNH đến 2020 cho thấy các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tài chính khá chú trọng tới giải pháp này và lĩnh vực TCNH chiếm tỷ trọng giá trị thương vụ M&A cao nhất trong các ngành nghề giai đoạn 2007 đến 2013 (24,54%). Ngoài ra, 77,8% số người được hỏi cũng đồng ý với quan điểm nếu doanh nghiệp thực hiện M&A sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, và 52,2% cho rằng M&A là công cụ hữu hiệu hỗ trợ doanh nghiệp tài chính giải quyết vấn đề nợ xấu. Từ đó, luận án cho thấy sự tin tưởng của doanh nghiệp tài chính trong việc sử dụng giải pháp M&A trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở quan trọng góp phần phát triển hoạt động M&A trong lĩnh vực TCNH Việt Nam.
    Cuối cùng: Luận án đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động M&A trong lĩnh vực TCNH theo các hướng: Nhà nước cần xây dựng được một hệ thống văn bản pháp lý chuyên biệt cho M&A thay vì quy định M&A chung chung trong nhiều văn bản pháp lý; Nhà nước cần nghiên cứu nới biên độ và tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài theo lộ trình mở cửa thị trường tài chính tới năm 2020 là cơ sở cho sự gia tăng các thương vụ M&A; Nhà nước cần ban hành một quy trình chuẩn cho các thương vụ M&A tại thị trường Việt Nam với 8 giai đoạn, trong đó chú trọng tới vấn đề định giá. Bên cạnh đó, về phía doanh nghiệp tài chính cần có kế hoạch M&A chi tiết trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các quy định về minh bạch công bố thông tin theo tháng, quý, năm hoặc các quy định cụ thể cho từng doanh nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...