Luận Văn Phát triển hoạt động Môi giới ở công ty cổ phần Chứng khoán Quốc Tế Việt Nam

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Phát triển hoạt động Môi giới ở công ty cổ phần Chứng khoán Quốc Tế Việt Nam


    Đề tài bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề chung về CTCKvà hoạt động môi giới của CTCK.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động môi giới tại Công ty cổ phần Chứng khoán
    Quốc Tế Việt Nam
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ
    phần Chứng khoán Quốc Tế Việt Nam (VIS)

    LỜI NÓI ĐẦU
    Lý do chọn đề tài:
    TTCKra đời ở Việt Nam bằng việc đánh dấu bởi phiên giao dịch đầu tiên diễn
    ra vào ngày 28/07/2000. Trải qua hơn 9 năm hình thành và phát triển đến nay TTCKđã
    thực sự khẳng định vị thế của mình là một kinh huy động vốn hiệu quả nhất cho các
    Doanh nghiệp niêm yết và là kênh đầu tư hấp dẫn thu hút công chúng đam mê chứng
    khoán cả trong lẫn ngoài nước.
    Cùng với sự ra đời của TTCK, các CTCKcũng lần lượt thành lập và đi vào hoạt động
    vừa đóngvai trò là một nhà tạo lập thị trường, vừa cung cấp và đáp ứng tốt nhất những
    dịch vụ cho khách hàng là các doanh nghiệp và các NĐT. Tính đến thời điểm hiện tại
    có 105 CTCK đang hoạt động trên cả nước. Sự ra đời ồ ạt của CTCKđã dẫn đến tất
    yếu cạnh tranh, sự cạnh tranh đã trở thành động lực quan trọng để các CTCKkhông
    ngừng phát triển chất lượng các dịch vụ của chính mình nhằm thu hút và giữ chân
    khách hàng.
    Trong tất cả các loại hình d ịch vụ m à CTCKcung cấp cho khách hàng thì Môi
    giới là một trong những hoạt động hầu như không thể thiếu ở bất kỳ một CTCKnào.
    Bởi đây làmột hoạt động quan trọng nó thể hiện vai trò của một nhà tạo lập thị trường-là cầu nối trung gian mua bán và quan trọng hơn cả đây làmột trong những mảng đóng
    góp tỷ trọng rất lớn vào doanh thu hàng năm của các công ty. Cũng chính vì lẽ đó mà
    bản thân mỗi CTCKđều nhậnthức được tầm quan trọng của việc hoàn thiện và nâng
    cao chất lượng của hoạt động này.
    Trong thời gian tập sự tại CTCKQuốc Tế Việt Nam, tôiđã có cơ hội được thực
    tập ở bộ phận Môi giới. Tại đây tôiđã được cọ sáttrong một môi trường thực tiễn,
    đượctiếp xúc và làm việc với vai trò là một sub-broker. Qua đó, tôitự nhận thấy mình
    thật sựyêu thíchvà hứng thú vớimảng dịch vụ này. Cũng chính vì thế nên tôinghĩ bản
    thân cần phải làm điều gì đó để góp phần xây dựng cho hoạt động môi giới của công
    ty, đó là lý do thúc đẩy tôichọn “ Phát triển hoạt động Môi giới ở công ty cổ phần
    Chứng khoán Quốc Tế Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp cho mình.
    Qua đây, tôixin gửi lời biết ơn chân thành đến nhà trường ĐH Nha Trang, các
    giáo viên bên bộ môn Tài chính đã tạo cơ hội cho những sinh viên như chúng tôicó
    được cơ hộicọ sát với thực tế sau 4 năm ngồi trên giảng đường. Tôicũng xin gửi lời
    biết ơn đến GVHD-Huỳnh Thị Cẩm Hà, giảng viên trường ĐH Kinh Tế thành phồ Hồ
    Chí Minh đã hướng dẫn cho tôihoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp. Và cuối cùng tôixin
    gửi lời biết ơn đến ban lãnh đạo của công ty, đặc biệt là các anh chị bên phòng môi giới
    đã tạo điều kiện và giúp đỡ nhiệt tình để tôicó thể hoàn thành tốt đợt thực tập tốt
    nghiệp lần này.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    Chuyên đề được hoàn thiện với ba mục tiêu như sau:
    Thứ nhất, hệ thống các vấn đề lý thuyết về CTCKvà hoạt động môi giới của
    CTCK.
    Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động môi giới tại công ty cổ phần Chứng
    khoán Quốc Tế Việt Nam, qua đó tìm ra và đánh giá những thành tựu cũng như những
    hạn chế còn tồn tại làm trở lực ảnh hưởng đến hoạt động môi giới chứng khoán tại
    công ty.
    Thứ ba,đưa ra các giải pháp nhằm phát triển công tác môi giới tại công ty cổ
    phần chứng khoán Quốc Tế Việt Nam.
    Đối tượngvà phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu là hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng
    khoán Quốc Tế Việt Nam.
    Phạm vi nghiên cứu là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, và tình
    hình về thị phần của công ty trong 3 năm 2007, 2008 và 2009.
    Kết cấu đề tài:
    Chuyên đề bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề chung về CTCKvà hoạt động môi giới của CTCK.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động môi giới tại Công ty cổ phần Chứng khoán
    Quốc Tế Việt Nam
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ
    phần Chứng khoán Quốc Tế Việt Nam (VIS)
    CHƯƠNG I
    NHỮNG VẤN DỀ CHUNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG
    MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
    1. Tổng quan về CTCK:
    1.1 Khái niệm về CTCK:
    CTCKlà một định chế tài chính trung gianchuyên kinh doanh chứng khoán, là đơn
    có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và hạch toán độc lập.
    CTCK có thể là thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán( SGDCK). CTCKcó
    vai trò trung gian trong việc môi giới chứng khoán , th m gia tư vấn niêm yết và
    thực hiện cung cấp thông tin đến NĐT, góp phần vào sự thành công của TTCK.
    Tai Việt Nam, theo Điều 59, LuậtChứng khoán, CTCKtổ chức dưới hình thức
    công ty TNHH hoặc công ty cổ phần theo qui định của luật doanh nghiệp. UBCK
    Nhà nước cấp giấy phép hoạt động và thành lập cho CTCK, giấy phép này đồng
    thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
    o Phân loại CTCK:
     Căn cứ vào mô hình hoạt động:
     CTCKđa năng:
    Theo mô hình này, CTCKđược tổ chức dưới một hình thức tổ hợp dịch vụ tài chính
    tổng hợp bao gồm kinh doanh Chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ, và các
    dịch vụ tài chính. Câc ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh
    doanh Chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này thể hiện dưới 2
    hình thức:
     Loại đa năng một phần: Theo mô hình này, các ngân hàng muốn kinh doanh
    Chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm phải thành lập công ty con hạch toán
    độc lập và hoạt động tách rời với kinh doanh tiền tệ. Mô hình này gọi là
    ngân hàng kiểu Anh, Canada, Uc.
     Loại đa năng hoàn toàn: Các ngân hàng được phép trực tiếp kinh doanh
    Chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ cũng như dịch vụ
    tài chính khác. Mô hình này được gọi là mô hình ngân hàng kiểu Đức.
    CTCKchuyên doanh:
    Theo mô hình này. CTCKsẽ do các công ty độc lập và chuyên môn hóa trong lĩnh
    vực Chứng khoán đảm trách, các ngân hàng không được tham gia kinh doanh
    chứng khoán, mô hình hạn chế được rủi ro hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho
    các CTCKđi vào chuyên môn hóa sâu trong lĩnh vực Chứng khoán để thúc đẩy thị
    trường phát triển. Mô hình được áp dụng khá rộng rãi ở các thị trường Mỹ, Nhật và
    các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Thái Lan
    Tại Việt Nam, do qui mô các Ngân hàng thương mại nói chung là rất nhỏ bé, và đặc
    biệt vốn dài hạn rất thấp, hoạtđộng của các Ngân hàng thương mại nước ta nói chủ
    yếu trong lĩnh vực tín dụng thương mại ngắn hạn, trong khi đó hoạt động của
    TTCKthuộc lĩnh vực vốn dài hạn. Khả năng khắc phục những yếu điểm từ mô hình
    đa năng là rất yếu. Do đó, để bảo vệ an toàn cho các ngân hàng, Nghị định 144/CP
    về chứng khoán và TTCKqui định Ngân hàng thương mại muốn kinh doanh chứng
    khoán phải tách ra một phần vốn tự có của mình thành lập một CTCKchuyên
    doanh trực thuộc, hạch toán độc lập với ngân hàng.
    Căn cứ vào nghiệp vụ hoạt động kinh doanh:
    Dạng công ty môi giới chứng khoán: Công ty chỉ thực hiện riêng nghiệp vụ môi
    giới chứng khoán.
    Dạng công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán:Công ty chỉ thực hiện việc bảo
    lãnh phát hành ch ứng khoán cho các tổ chức phát hành.
    Dạng công ty kinh doanh chứng khoán: Có hoạt động chính là tự doanh chứng
    khoán tức tự tiến hành giao dịch mua bán chứng khoán cho riêng mình.
    Dạng công ty trái phiếu: Công ty chuyên mua bán , trao đổi các loại trái phiếu
    CTCKkhông tập trung: Công ty chứng khoán hoạt động chủ yếu trên thị trường
    OTC (đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường)
    Vai trò Và chức năng của CTCK:
    Vai trò:
    Vai trò của CTCKđược thể hiện qua các nghiệp vụ của CTCK. Thông qua các hoạt
    động này, CTCKđã thực sự tạo sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của
    TTCKnói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. CTCKđã trở thành tác nhân quan
    trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển của TTCK.
    Đối với tổ chức phát hành:
    Mụctiêu của các CTCKkhi tham gia phát hành cổ phiếu là huy động vốn. Thông
    qua các hoạt động đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành CTCKcó vai trò tạora cơ
    chế huy động vốn phục vụ các nhà phát hành. Thông qua tổ chức phát hành, CTCK
    có vai trò huy động vốn cho nền kinh tế.
    Bên cạnh đó, các CTCK cung cấp cho doanh nghiệp các giải pháp tổng hợp về tài
    chính công ty, cơ cấu lại doanh nghiệp, lập và đánhgiá dự án, quản lý tài sản và
    định hướng đầu tư.
    Đối với NĐT:
    Thông qua các hoạt động như môi giới tư vấn, quản lý danh mục đầu tư, CTCKcó
    vai trò làm giảm chi phí giao dịch. Đối với hàng hóa thông thường mua bán qua
    trung gian sẽ làm tăng chi phí. Nhưng đối với Chứng khoán là loại hàng hóa có độ
    rủi ro cao nên NĐTphải mất rất nhiều thời gian công sức để sưu tầm, nghiêm cứu
    trước khi quyết định đầu tư. Với CTCKcó trình độ chuyên môn cao và uy tín nghề
    nghiệp sẽ giúp NĐTsử dụngmột cách có hiệu quả.
    Đối với TTCK:
     Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường. Gía cả của chứng khoán
    do thị trường quyết định. Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng người
    mua và người bán phải thông qua CTCK.Các CTCKgóp phần tạo lập
    giá cả thị trường thông qua đấu giá. Trên thị tr ường sơ cấp, CTCKđịnh
    giá cho các cổ phiếu khi phát hành lần đầu ra công chúng. CTCKcòn
    góp phần bảo vệ khách hàng trong việc định giá các loại cổ phiếu.


     Góp phần tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính. Các CTCK
    giúp các NĐTgiao dịch Chứng khoán dễ dàng hơn. Trên thị tr ường sơ
    cấp CTCKlàm đại lý bảo lãnh phát hành và bán những cổ phiếu mới
    niêm yết trên TTCK, đảm bảo tài sản của các chủ đầu tư. Trên thị
    trư ờng thứ cấp, các CTCKgiúp các NĐTbán chứng khoán và dễ dàng
    chuyển cổ phiếu thành tiền mặt. Những hoạt động đó làm tăng tính
    thanh khoản cho thị trường tài chính.
    Đối với cơ quan chức quản lý thị trường:
    Mục tiêu của các cơ quan quản lý, giámsát thị trường là đảm bảo giao dịch an toàn
    và kiểm soát thị trường. Vì vậy, việc thông tin được cung cấp cho các cơ quan quản
    lý một cách đầy đủ là vô cùng quan trọng. CTCK thực hiện vai trò cung cấp thông
    tin về TTCK cho các cơ quan quản lý bởi họ vừa là người phân phối các chứng
    khoán mới phát hành thông qua hoạt động bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành,
    vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện các giao dịch trên thị trường.
    Các thông tin mà CTCK có thể cung cấp bao gồm thông tin về các giao dịch mua
    bán trên thị trường, thông tin về các cổ phiếu, trái phiếu và tổ chức phát hành, thông
    tin về các NĐT Nhờ các thông tin này, các cơ quan quản lý thị trường có thể
    kiểm soát và chống các hiện tượng thao túng và lũng đoạn thị trường.
    Chức năng:
    Tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt:
    Huy động vốn linh hoạt giữa người có tiền nhàn rỗi và người sử dụng vốn.
    CTCKhuy động vốn giúp các doanh nghiệp có vốn để kinh doanh đồng thời
    giúp cho người đầu tư sinh lời khi đem tiền sử dụng hợp lý.
    Cung cấp giá cả:
    Thông qua hệ thống khớp giá khớp lệnh,các CTCKcung cấp kịp thời sự thay
    đổi về giá cả qua từng phút giúp NĐTcó thể đưa ra quyếtđịnh về giá, l ượng
    một các hợp lý.
    Tạo tính thanh khoản cho hoạt động thị trường:
    CTCKgiúp chuyển từ chứng khoán sang tiền mặt và ngược lại một cách dễ
    dàng. CTCKlà một tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh
    tế nói chung và TTCKnói riêng. Nhờ những CTCKmà vốn được sử dụng
    một cách có hiệu quả hơn.
    Các nghiệp vụ của CTCK:
    1.4.1 Môi giới:
    Là một hoạt động kinh doanh của CTCKtrong đó CTCKđại diện chokhách hàng
    giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch Chứng khoán hay thị trường
    OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của
    việc giao dịch đó.
    Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, CTCKphải mở tài khoản giao dịch Chứng khoán
    và tiền cho từng khách hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa khách hàng và công
    ty.
    Trong trường hợp khách hàng của CTCKmở tài khoản lưu ký tại tổ chức lưu ký là
    ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoại, CTCKcó trách
    nhiệm hướng dẫn các thủ tục giao dịch, mua bán cho khách hàng và phải ký hợp
    đồng bằng văn bản với tổ chức lưu ký. Tiền hoa hồng môi giới thường được tính
    bằng phần trăm trên tổng giá trị của một giao dịch.
    1.4.2 Nghiệp vụ Tự doanh Chứng khoán:
    Là nghiệp vụ trong đó CTCKthực hiện mua và bán Chứng khoán cho chính mình.
    CTCKthực hiện nghiệp vụ tự doanh nhằm mục đích thu lợi hoặc đôi khi nhằm mục
    đích can thiệp điều tiết giá trên thị trường. Chứng khoán tự doanh có thể là Chứng
    khoán niêm yết hoặc chưa niêm yết trên TTCK. Ngoài ra CTCKcó thể tự doanh
    Chứng khoán riêng lẽ của khách hàng, sau đó tập hợp thành lô chẵn để giao dịch
    trên TTCK.
    Theo điều 20 qui chế hoạt động và tổ chức của CTCKsố 55/2004/QĐ-BTC ngày
    17/06/2004 quy định về hoạt động tự doanh của CTCKnhư sau:
     CTCKphải đảm bảo có đủ tiền và Chứng khoán để thanh toán các lệnh giao
    dịch của mình.
     Khi tiến hành nghiệp vụ tự doanh CTCKkhông được:
    o Đầu tư vào cổ phiếu của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của
    CTCK.
    o Đầu tư quá 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm
    yết.
    o Đầu tư quá 15% số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức không niêm
    yết.
    Hoạt động tự doanh hiện nay được xem là một trong những hoạt động quan trọng
    nhất của các CTCKtại Việt Nam trong việc nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, do
    nghiệp vụ tự doanh và môi giới nãy sinh xung đột lợi íchgiữa việc thực hiện lệnh
    giao dịch cho khách hàng và lệnh giao dịch cho bản thân công ty. Do đó,các nước
    thường quy định các CTCKphải tổ chức thực hiện 2 nghiệp vụ ở 2 bộ phận riêng
    biệt nếu CTCKđó được thực hiện cả 2 nghiệp vụ và phải ưu tiên thực hiện lệnh
    khách hàng trước khi thực hiện lệnh của công ty.
    1.4.3Ngiệp vụ bảo lãnh phát hành:
    Bảo lãnh phát hành Chứng khoán:là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành
    thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn
    bộ Chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại
    chưa được phân phối hết.
    Bảo lãnh phát hành là một nghiệp vụ rất quan trọng của CTCK. Có thể nói, đây là
    một trong những hoạt động mang lại nguồn thu nhập và cơ sở khách hàng lớn nhất
    cho CTCK. Về bản chất, bảo lãnh phát hành là việc CTCKhỗ trợ cho các đơn vị
    phát hành huy động vốn bằng cách bán Chứng khoán trên thị trường. Sự hổ trợ đó
    giúp đơn vịphát hành nắm chắc khả năng huy động vốn và có kế hoạch sử dụng
    vốn huy động.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...