Luận Văn Phát triển hoạt động Marketing trong kinh doanh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty xuất n

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa, nền kinh tế Việt nam đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, hàng hoá trên thị trường trong nước ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang thị trường thế giới. Để nhanh chóng phát triển nền kinh tế hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực. Bên cạnh những mặt lợi của sự mở cửa nền kinh tế thì chúng ta phải đối mặt với không ít những khó khăn từ bên ngoài khi hàng hoá của họ xâm nhập vào thị trường nước ta dẫn tới việc cạnh tranh trên thị trường hàng hoá trở nên gay gắt. Chính trong điều kiện đó, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao để vượt lên chiếm ưu thế trên thị trường và kinh doanh có hiệu quả. Marketing ngày càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp, nó đã góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp đem đến cho doanh nghiệp sự năng động, linh hoạt trong kinh doanh và khả năng tiếp cận thị trường. Marketing đã được các doanh nghiệp xem như là công cụ để chiến thắng trong cạnh tranh.
    Mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở nước ta hiện nay chưa phát triển mạnh chủ yếu là làm thủ công. Hầu như chứa có trang bị máy móc thiết bị, nên xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ còn ở qui mô nhỏ, thêm vào đó chúng ta mới chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường nên còn có nhiều bỡ ngỡ về mẫu mã, phẩm chất, giá cả.
    Công ty ARTEXPORT là công ty thực hiện chức năng xuất nhập khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ và để thích nghi với cơ chế thị trường. Từ tổ chức cán bộ, chiến lược, chiến thuật sản xuất kinh doanh tới nghiên cứu thị trường, mẫu mã sản phẩm, giá cả tuyên truyền quảng cáo, công nghệ sản xuất. Đây là vấn đề cấp bách mà các doanh nghiệp trong đó có ARTEXPORT cần giải đáp ngay. Những vấn đề đó còn phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
    Với nhận thức trên, tôi đã chọn đề tài “Phát triển hoạt động Marketing trong kinh doanh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty xuất nhập khẩu ARTEXPORT ” để làm đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá hoạt động Marketing xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty và vận dụng tư duy kinh tế, cơ chế kinh doanh mới đối chiếu với nhận thức trong quá trình học tập và những tài liệu tham khảo. Chỉ ra những mặt ưu điểm, nhược điểm, mâu thuẫn tìm nguyên nhân dẫn đến kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ARTEXPORT. Từ đó rút ra bài học thành công đồng thời cũng đề xuất ra những biện pháp góp phần bổ sung, hoàn thiện hoạt động Marketing xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty.
    Xin trân trọng cám ơn sự chỉ dạy tận tình của các thầy cô giáo. Thầy giáo Th.s Vũ Minh Đức_ giảng viên Khoa Marketing Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các cán bộ phòng xuất nhập khẩu 11 công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.

    Chương I:
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN MARKETING- XUẤT KHẨU
    I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MARKETING 1. Sự ra đời và phát triển của Marketing
    Các nhà sản xuất, kinh doanh luôn có mong muốn là sản phẩm của họ thoả mẵn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Để đạt được mục tiêu đó họ luôn tiến hành các thử nghiệm khác nhau và thử nghiệm về Marketing đã đem lại sự thành công cho các nhà sản xuất. Như vậy Marketinh được ra đời và áp dụng đầu tiên trong lĩnh vực bán hàng.
    Hoạt động Marketing đã xuất hiện vào những năm đầu của thế kỉ 20 và được các nhà kinh doanh của Mỹ, Nhật . áp dụng bằng các biện pháp rất mới mẻ như: Phục vụ tối đa theo yêu cầu của khách hàng, sẵn sàng đổi lại những sản phẩm mà khách hàng không vừa ý, bán hàng kèm quà tặng, mua nhiều có thưởng, có chiết khấu, giảm giá . Các biện pháp này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán hàng nhanh hơn với khối lượng lớn hơn và thu được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên các phương pháp trên mới chỉ được thực hiện một cách đơn lẻ và chỉ là những hoạt động mang tính bề nổi trên thị trường. Dần dần do sự phát triển của sản xuất, qui mô và cơ cấu thị trường, các hoạt động Marketing nói trên không còn phù hợp với qui mô sản xuất và thị trường ngày càng lớn, và luôn thay đổi. Các nhà kinh doanh đã liên kết cùng nhau để tạo ra sự thống nhất giữa cung ứng hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng. Marketing trở thành một hoạt động xuyên suốt từ khâu sản xuất đến tiêu dùng.
    Giai đoạn từ đầu thế kỉ 20 đến chiến tranh thế giới lần 2 hoạt động Marketing được coi là Marketing truyền thống.
    Marketing truyền thống có đặc trưng là: Coi thị trường và lưu thông là khau quan trọng của quá trình sản xuất. Hoạt động đầu tiên của Marketing truyền thống là “ Làm thị trường” rồi sau đó mới tổ chức quá trình phân phối và cung ứng hàng hoá nhanh nhất.
    Lúc này các nhà kinh doanh đã nhận rõ được vai trò của người mua. Tức là người mua giữ vai trò quyết định trên thị trường. Nhưng có một đặc trưng nổi bật nhất của Marketing giai đoạn này là hoạt động theo định hướng sản xuất. Nghĩa là bán cái mà mình có chứ không phải cái mà thị trường cần.
    Marketing truỳen thống là nền tảng cho sự phát triển của Marketing hiện đại sau này.
    Vào thập niên 30 khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, cạnh tranh diễn ra gay gắt. Tình hình kinh tế thế giới có nhiều thay đổi. Cạnh tranh tự do giữa các công ty để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ đã phá vỡ cân đối giữa cung ứng hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1932 là một minh chứng cho sự hạn chế của loại hình Marketing truyền thống. Chính vì vậy Marketing hiện đại ra đời. Sự có mặt của Marketing hiện đại đã góp phần không nhỏ vào việc khăc phục tình trạng khủng hoảng thừa và thúc đẩy sản xuất khoa học kỹ thuật phát triển.
    *Đặc trưng của Marketing hiện đại: Thị trường và người mua có vai trò quyết định, nhu cầu là mục tiêu của sản xuất và thoả mãn nhu cầu là yếu tố quyết định của quá trình sản xuất.
    Việc làm đầu tiên của Marketing hiện đại là phát hiện ra nhu cầu thị trường (nắm bắt nhu cầu) sau đó rồi đếnd việc tổ chức tất cả các khâu khác của quá trình tái sản xuất, như sản xuất phân phối để có được sự cung ứng nhanh nhất, nhiều nhất hàng hoá ra thị trường nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu.
    Khẩu hiệu của Marketing hiện đại lúc này là “bán những cái thị trường cần chứ không phải cái mà ta sẵn có”
    Marketing hiện đại không còn bó hẹp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại mà đã lan rộng sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội và trở thành một hoạt động quan trọng trong chiến lược phát triển của các công ty.
    [TABLE="width: 640"]
    [TR]
    [TD]2. Marketing và vai trò của nó trong các doanh nghiệp
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Những chính sách của marketing - mix
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II/ Những đặc điểm của marketing xuất khẩu
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Quan điểm về marketing xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Đặc điểm của marketing xuất khẩu
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Những định hướng của marketing xuất khẩu
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương II: Thực trạng hoạt động marketing của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ - ARTEXPORT
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I/ Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty ARTEXPORT
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Tình hình xuất khẩu của công ty trong thời gian qua
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II/ Tình hình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty thời gian qua
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Giới thiệu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Tình hình xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở ARTEXPORT
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Cách thức tổ chức sản xuất thu mua hàng thủ công mỹ nghệ của ARTEXPORT
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III/ Thực trạng hoạt động marketing của công ty với việc xuất khẩu TCMN
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Đánh giá thị trường thủ công mỹ nghệ nội địa và giá cả của mặt hàng này trên thế giới
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Thực trạng hoạt động marketing xuất khẩu của công ty
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Chương III: Một số biện pháp marketing xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEXPORT
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I/ Đánh giá các yếu tố ngoài doanh nghiệp
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Xu hướng tất yếu của sự trao đổi hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Môi trường chính trị luật pháp
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Tình hình cạnh tranh trên thị trường hàng thủ công mỹ nghệ
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II/ Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Đánh giá khả năng tài chính của công ty
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Khả năng cung ứng hàng thủ công mỹ nghệ của công ty
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III/ Một số hoạt động marketing xuất khẩu áp dụng cho hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEXPORT
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Sự cần thiết thành lập phòng marketing xuất khẩu trong công ty ARTEXPORT
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Công tác tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Xác định thị trường, đoạn thị trường mục tiêu
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4. Hoạt động thu thập thông tin
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5. Các chính sách marketing đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]IV/ Một số đề xuất kiến nghị khác nhằm phát huy hiệu quả của chính sách, hoạt động marketing quốc tế trong hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của công ty
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước có liên quan
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Kiến nghị đối với công ty
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...