LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, hệ thống ngân hàng đã cho ra đời nhiều phương tiện thanh toán mới dựa trên nền tảng công nghệ tin học hiện đại mà trong đó thẻ được coi là một bước đột phá. Thẻ có thể được sử dụng để rút tiền, nộp tiền tiền, chuyển khoản, hoặc để thanh toán hàng hóa dịch vụ Hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng phát triển đã mang đến cho các ngân hàng một vị thế mới, một diện mạo mới. Ngoài việc xây dựng được hình ảnh thân thiện với từng khách hàng , triển khai dịch vụ thẻ thành công cũng khẳng định sự tiên tiến về công nghệ của một ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ thẻ với tính chuẩn hóa quốc tế cao là những sản phẩm dịch vụ có khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Chính vì vậy dịch vụ thẻ đã và đang đ¬ược các ngân hàng thương mại nhìn nhận là một lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua nhắm tới thị trường ngân hàng bán lẻ. Nhận thức được vai trò và lợi ích mà hoạt động kinh doanh thẻ đem lại cho ngân hàng, ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank trong thời gian qua đã có những bước đi tích cực nhằm thâm nhập thị trường còn mới mẻ, hấp dẫn này. Với lợi thế là người đi sau có cơ hội học tập kinh nghiệm của những ngân hàng đi trước, Techcombank đã tích cực triển khai sản phẩm dịch vụ thẻ nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng và mang lại những tiện ích cho khách hàng và bước đầu gặt hái được những thành công, tuy vậy, hoạt động kinh doanh thẻ của Techcombank vẫn còn nhiều vấn đề bất cập nên kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Những vấn đề này cần phải được giải quyết như thế nào để hoạt động kinh doanh thẻ thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh của Techcombank – đó là vấn đề bức xúc đặt ra với Ngân hàng. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài “phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam” để nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 2.Mục đích nghiên cứu của luận văn - Hệ thống hóa lý luận về thẻ thanh toán của ngân hàng thương mại (NHTM). - Phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Kỹ thương Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng chính của luận văn: -Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thẻ, hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại. -Thực tiễn hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: -Nghiên cứu hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam từ năm 2005 đến hết quý I năm 2008. 4.Phương pháp nghiên cứu Những phương pháp nghiên cứu được áo dụng trong luận văn bao gồm: -Phương pháp thống kê, -Phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh số liệu -Phương pháp duy vật biện chứng. 5.Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương I: Thẻ và hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam. Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2.Mục đích nghiên cứu của luận văn 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4.Phương pháp nghiên cứu 2 5.Kết cấu của luận văn 3 CHƯƠNG 1:THẺ VÀ HOẠT ĐỘNG kinh doanh THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 1.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẺ NGÂN HÀNG 4 1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển thẻ 4 1.1.2. Khái niệm và phân loại thẻ 6 1.1.3.Các chủ thể tham gia thị trường thẻ 10 1.1.4.Tiện ích của dịch vụ thẻ 13 1.2. HOẠT ĐỘNG kinh doanh THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 19 1.2.1. Quan niệm về hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại 19 1.2.2. Nội dung hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại 19 1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại 27 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG kinh doanh THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 37 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 37 2.1.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 37 2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 38 2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 39 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG kinh doanh THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 48 2.2.1. Khái quát về Trung tâm thẻ của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 48 2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm thẻ trong thời gian qua 49 2.3.ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG kinh doanh THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 65 2.3.1.Kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh thẻ 65 2.3.2. Hạn chế trong hoạt động kinh doanh thẻ 68 2.3.3.Nguyên nhân của hạn chế 71 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG kinh doanh THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 76 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG kinh doanh THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 76 3.1.1. Triển vọng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam trong những năm tới 76 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong những năm tới 78 3.2.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG kinh doanh THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 79 3.2.1. Hoàn thiện công nghệ, kỹ thuật phục vụ kinh doanh thẻ 79 3.2.2. xây dựng chiến lược kinh doanh thẻ theo đúng hướng thị trường 80 3.2.3. xây dựng thương hiệu mạnh 81 3.2.4.Nhóm giải pháp đẩy mạnh phát hành thẻ 81 3.2.5. Nhóm giải pháp phát triển thanh toán thẻ 85 3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 88 3.2.7.Triển khai tốt hoạt động marketing về kinh doanh thẻ 89 3.2.8. Tăng cường hoạt động phòng chống rủi ro trong kinh doanh thẻ 90 3.3. KIẾN NGHỊ 92 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 92 3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước 95 3.3.3. Kiến nghị đối với Hiệp hội thẻ 97 KẾT LUẬN 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100