Luận Văn Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 2/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
    TÓM TẮT LUẬN VĂN
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 3
    1.1. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 3
    1.1.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội 3
    1.1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng chính sách xã hội 14
    1.2. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 20
    1.2.1. Quan niệm về phát triển hoạt động huy động vốn của ngân hàng chính sách xã hội 20
    1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động huy động vốn của ngân hàng chính sách xã hội 20
    1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 24
    1.3.1. Nhân tố chủ quan 24
    1.3.2. Nhân tố khách quan 28
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM 31
    2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM 31
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 31
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản trị điều hành 32
    2.1.3. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 35
    2.1.4. Tổng quan kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2003 -2008 39
    2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM 45
    2.2.1. Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 45
    2.2.2. Phân tích mức độ phát triển 53
    2.3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 – 2008 68
    2.3.1. Những kết quả đạt được 68
    2.3.2. Hạn chế 71
    2.3.3. Nguyên nhân 71
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM 78
    3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM 78
    3.1.1. Mục tiêu phát triển của NHCSXH đến năm 2020 78
    3.1.2. Lộ trình phát triển của NHCSXH 79
    3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM 83
    3.2.1. Nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của phát triển hoạt động huy động vốn 84
    3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện Chiến lược phát triển hoạt động nói chung và chiến lược phát triển hoạt động huy động vốn nói riêng 85
    3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn 93
    3.2.4. Tăng cường khả năng tiếp cận của NHCSXH với các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế 98
    3.2.5. Nâng cao năng lực điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các phòng, ban tại NHCSXH các cấp 100
    3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 101
    3.2.7. Nâng cao tiềm lực tài chính 104
    3.2.8. Đẩy mạnh và tối ưu hóa việc ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin quản lý 106
    3.3. KIẾN NGHỊ 107
    3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 107
    3.3.2. Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước 108
    KẾT LUẬN 111
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam là một tổ chức tín dụng mới được thành lập (chính thức hoạt động từ tháng 3/2003), thực hiện hỗ trợ về tài chính đối với nhiều đối tượng chính sách xã hội. Vì vậy, bước đầu nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam được “tập hợp từ các chương trình khác nhau”[3]. Mỗi loại vốn có những căn cứ hình thành và theo đó có quy mô khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các nguồn này là bắt buộc hoặc đóng góp tự nguyện Điều này đưa đến những khó khăn nhất định trong hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
    So với các ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam có nhiều đặc điểm khác biệt, nhu cầu vốn cho vay các đối tượng chính sách xã hội vừa lớn lại vừa có những đặc trưng riêng. Phần lớn nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đều do Chính phủ cấp chính vì vậy tính tự chủ trong hoạt động chưa cao. Với mục tiêu trở thành một định chế tài chính hàng đầu trong lĩnh vực tài chính vi mô, tự chủ trong hoạt động và tài chính, được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá cao, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cần phải nỗ lực hết mình để vừa hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó trong công cuộc xóa đói giảm nghèo vừa hoạt động có hiệu quả và bền vững từ đó giảm thiểu tiến tới xóa bỏ sự trợ cấp từ Ngân sách nhà nước.
    Để đạt được mục tiêu trên, vấn đề đặt ra là Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cần nghiên cứu cả về lý thuyết và thực tiễn nhằm tìm giải pháp thích hợp trong việc huy động vốn đối với loại hình ngân hàng đặc trưng này từ đó có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của đối tượng phục vụ.
    Từ cách đặt vấn đề trên, đề tài: “Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam” được lựa chọn với mong muốn đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
    2. Mục đích nghiên cứu
    (i) Luận giải cơ sở lý luận về phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội.
    (ii) Phân tích và đánh giá thực trạng sự phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam giai đoạn 2003- 2008.
    (iii) Đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung vào nghiên cứu, phân tích các nội dung liên quan trực tiếp đến công tác huy động vốn từ bên ngoài của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, trong thời gian chủ yếu kể từ khi Ngân hàng Chính sách xã hội thành lập (năm 2003) đến hết năm 2008.
    4. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu: phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tổng hợp và phân tích trên cơ sở các số liệu điều tra về thống kê, các báo cáo, các kết quả nghiên cứu.
    Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong quá trình thực hiện luận văn, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
    - Phân tích tổng hợp, kết hợp phân tích định lượng và định tính để giải thích số liệu, liên hệ với các nguyên nhân từ thực tiễn.
    - Thống kê so sánh sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian và tại một thời điểm để so sánh và phân tích sự phát triển của hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
    BỐ CỤC LUẬN VĂN
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng biểu, các hình vẽ minh hoạ và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia làm 3 chương với tiêu đề như sau:
    Chương 1: Các vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội
    Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
    Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...