Thạc Sĩ Phát triển hoạt động bancassurance của các công ty bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài luận án: “Phát triển hoạt động bancassurance của các công ty bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam”
    Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính Ngân hàng Mã số: 62340201
    Nghiên cứu sinh: Đoàn Thị Thanh Tâm Mã NCS: NCS30.40TC
    Người hướng dẫn 1: GS. TS: Đinh Văn Sơn; Người hướng dẫn 2: TS: Nguyễn Thị Hải Đường
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
    1.Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
    Dựa trên các nghiên cứu thực tế về bancassurance tại nhiều quốc gia trên thế giới của các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm, luận án đã tổng hợp và làm rõ các khái niệm: Bancassurance: “Bancassurance là sự kết hợp giữa bảo hiểm và ngân hàng để tối đa hóa dịch vụ và lợi nhuận của các bên”; Kênh phân phối bancassurane được xác định là “kênh phân phối các sản phẩm bảo hiểm qua Ngân hàng, phân phối các sản phẩm bảo hiểm đến các khách hàng của Ngân hàng”; Hoạt động bancassurance” là: “nỗ lực của công ty bảo hiểm trong việc phát triển sản phẩm, thiết lập mối quan hệ hợp tác với ngân hàng phát triển kênh phân phối hiệu quả, và các hoạt động khác nhằm đạt được kết quả cao nhất từ kênh phân phối bancassurance”. Đây là những khái niệm mà các nghiên cứu trước đây chưa làm rõ được sự khác biệt giữa từng khái niệm. Ngoài ra, do hoạt động bancassurance là hoạt động phát sinh từ nhu cầu thực tế, luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận chủ yếu liên quan đến bancassurance: các sản phẩm tích hợp dành riêng cho kênh phân phối bancassurrance - nhóm sản phẩm mà trong rất nhiều trường hợp công ty bảo hiểm và khách hàng vẫn còn mơ hồ về sự khác biệt của nó so với sản phẩm bảo hiểm truyền thống; Các kênh phân phối được các bancassurrance sử dụng, các phương thức phân phối của kênh bancassurance; Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động bancassurance.
    2.Những đóng góp mới về mặt thực tiễn
    Trên cơ sở phân tích mô hình bancassurance và thực trạng phát triển hoạt động bancassurance tại từng doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước, Luận án đã xác định được các nhân tố chủ yếu hạn chế kết quả và hiệu quả hoạt động bancassurance của các doanh nghiệp bảo hiểm: (i) Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng mẹ và doanh nghiệp Bảo hiểm, thực tế này được chính minh bằng hình mô hình liên kết thể hiện mức độ cam kết giữa Ngân hàng và bảo hiểm và kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm (ii) Số lượng sản phẩm tích hợp còn hạn chế, chưa đa dạng và đơn điệu, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm mới chỉ có một sản phẩm tích hợp đang được triển khai với phạm vi bảo hiểm hẹp (iii) các doanh nghiệp bảo hiểm chưa tận dụng được sự hỗ trợ và các lợi thế từ Ngân hàng mẹ trong việc phát triển hoạt động bancassurance, (iv) Năng lực tài chính, năng lực bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm còn yếu; (v) chất lượng phục vụ chưa cao (mode = 3, mức trung bình trong mô hình Binary Logistic); (vi) Thương hiệu của các doanh nghiệp bảo hiểm chưa được khẳng định, (vii) Sự thiếu tin tưởng và chủ quan của khách hàng, (viii) Sự biến động do khủng hoảng kinh tế.
    Trong bốn giải pháp trực tiếp đề xuất trong Luận án, giải pháp thiết lập mô hình liên kết chặt chẽ giữa Ngân hàng mẹ và doanh nghiệp bảo hiểm là giải pháp quan trọng. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp bảo hiểm như Bảo Ngân, VietinAviva, VCLI chưa thực hiện được từ khi thiết lập bancassurance. Giải pháp này chỉ rõ qui trình và vai trò của từng bộ phận của Ngân hàng và Bảo hiểm trong mô hình liên kết; Giải pháp thiết kế phát triển sản phẩm với đề xuất phát triển sản phẩm nhóm là hướng đi mới phù hợp với lợi thế của các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước; Hai giải pháp: Phát triển kênh phân phối bancassurance theo hướng đa dạng hóa phương thức phân phối và Phát triển nguồn nhân lực đã được đề cập trong các nghiên cứu trước, tuy nhiên sự khác biệt so với các nghiên cứu trước là các giải pháp này được xây dựng dài hạn, có lộ trình cụ thể và bám sát các hạn chế của các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước.




    Đề tài luận án: “Phát triển hoạt động bancassurance của các công ty bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam”
    Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính Ngân hàng Mã số: 62340201
    Nghiên cứu sinh: Đoàn Thị Thanh Tâm Mã NCS: NCS30.40TC
    Người hướng dẫn 1: GS. TS: Đinh Văn Sơn; Người hướng dẫn 2: TS: Nguyễn Thị Hải Đường
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
    1.Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
    Dựa trên các nghiên cứu thực tế về bancassurance tại nhiều quốc gia trên thế giới của các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm, luận án đã tổng hợp và làm rõ các khái niệm: Bancassurance: “Bancassurance là sự kết hợp giữa bảo hiểm và ngân hàng để tối đa hóa dịch vụ và lợi nhuận của các bên”; Kênh phân phối bancassurane được xác định là “kênh phân phối các sản phẩm bảo hiểm qua Ngân hàng, phân phối các sản phẩm bảo hiểm đến các khách hàng của Ngân hàng”; Hoạt động bancassurance” là: “nỗ lực của công ty bảo hiểm trong việc phát triển sản phẩm, thiết lập mối quan hệ hợp tác với ngân hàng phát triển kênh phân phối hiệu quả, và các hoạt động khác nhằm đạt được kết quả cao nhất từ kênh phân phối bancassurance”. Đây là những khái niệm mà các nghiên cứu trước đây chưa làm rõ được sự khác biệt giữa từng khái niệm. Ngoài ra, do hoạt động bancassurance là hoạt động phát sinh từ nhu cầu thực tế, luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận chủ yếu liên quan đến bancassurance: các sản phẩm tích hợp dành riêng cho kênh phân phối bancassurrance - nhóm sản phẩm mà trong rất nhiều trường hợp công ty bảo hiểm và khách hàng vẫn còn mơ hồ về sự khác biệt của nó so với sản phẩm bảo hiểm truyền thống; Các kênh phân phối được các bancassurrance sử dụng, các phương thức phân phối của kênh bancassurance; Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động bancassurance.
    2.Những đóng góp mới về mặt thực tiễn
    Trên cơ sở phân tích mô hình bancassurance và thực trạng phát triển hoạt động bancassurance tại từng doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước, Luận án đã xác định được các nhân tố chủ yếu hạn chế kết quả và hiệu quả hoạt động bancassurance của các doanh nghiệp bảo hiểm: (i) Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng mẹ và doanh nghiệp Bảo hiểm, thực tế này được chính minh bằng hình mô hình liên kết thể hiện mức độ cam kết giữa Ngân hàng và bảo hiểm và kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm (ii) Số lượng sản phẩm tích hợp còn hạn chế, chưa đa dạng và đơn điệu, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm mới chỉ có một sản phẩm tích hợp đang được triển khai với phạm vi bảo hiểm hẹp (iii) các doanh nghiệp bảo hiểm chưa tận dụng được sự hỗ trợ và các lợi thế từ Ngân hàng mẹ trong việc phát triển hoạt động bancassurance, (iv) Năng lực tài chính, năng lực bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm còn yếu; (v) chất lượng phục vụ chưa cao (mode = 3, mức trung bình trong mô hình Binary Logistic); (vi) Thương hiệu của các doanh nghiệp bảo hiểm chưa được khẳng định, (vii) Sự thiếu tin tưởng và chủ quan của khách hàng, (viii) Sự biến động do khủng hoảng kinh tế.
    Trong bốn giải pháp trực tiếp đề xuất trong Luận án, giải pháp thiết lập mô hình liên kết chặt chẽ giữa Ngân hàng mẹ và doanh nghiệp bảo hiểm là giải pháp quan trọng. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp bảo hiểm như Bảo Ngân, VietinAviva, VCLI chưa thực hiện được từ khi thiết lập bancassurance. Giải pháp này chỉ rõ qui trình và vai trò của từng bộ phận của Ngân hàng và Bảo hiểm trong mô hình liên kết; Giải pháp thiết kế phát triển sản phẩm với đề xuất phát triển sản phẩm nhóm là hướng đi mới phù hợp với lợi thế của các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước; Hai giải pháp: Phát triển kênh phân phối bancassurance theo hướng đa dạng hóa phương thức phân phối và Phát triển nguồn nhân lực đã được đề cập trong các nghiên cứu trước, tuy nhiên sự khác biệt so với các nghiên cứu trước là các giải pháp này được xây dựng dài hạn, có lộ trình cụ thể và bám sát các hạn chế của các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...