Tiểu Luận Phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ở việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 3/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tại các nước đang phát triển, một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển là hoạt động xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Trong đó, tín dụng là công cụ hiệu quả kích thích các hoạt động tạo thu nhập, giúp người nghèo kiểm soát tài nguyên, đề cao vị thế trong các giao dịch kinh tế cũng như quan hệ xã hội để giúp người nghèo vượt khỏi đói nghèo. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển tín dụng nông thôn ở châu Á là:

    ã Phương châm “mang ngân hàng đến với người dân” là chìa khóa thành công. Hệ thống tài chính chính thức mở rộng mạng lưới chi nhánh, lập văn phòng giao dịch bán thời gian ở ấp / thôn, mở quầy ngay tại chợ nông thôn.
    ã Kết nối nguồn cung tín dụng với huy động tiết kiệm. Dịch vụ tài chính nông thôn giúp cho người dân có cả chỗ vay tiền lẫn chỗ gửi tiền (dù là những khoản tiết kiệm rất nhỏ). Tiết kiệm bảo đảm khả năng phát triển bền vững của tín dụng, tăng tính tự chủ của người đi vay.
    ã Cho vay phải phối hợp với chương trình phát triển nông thôn. Tín dụng cần được bổ sung bằng tiến bộ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vật tư đầu vào như hạt giống, phân bón, có thị trường trao đổi sản phẩm do nông dân làm ra. Các chương trình tín dụng nông thôn cần kết hợp các nội dung phát triển cộng đồng như xây dựng năng lực cho cán bộ địa phương, bồi đắp tinh thần tương thân tương trợ, gắn kết xã hội thông qua những đội, nhóm vay chung cùng chịu trách nhiệm.
    ã Làm giảm chi phí giao dịch đối với người cho vay lẫn người đi vay, giảm chi phí giao dịch của các tổ chức tín dụng bằng cách hoàn thiện công tác thẩm định dự án, tinh giản quá trình xét duyệt đơn xin vay, hợp lý hóa bộ máy thu hồi nợ, đào tạo cán bộ tín dụng có khả năng đi sâu đi sát với quần chúng để nhanh nhạy nắm bắt và đáp ứng nhu cầu về vốn cũng như nắm rõ gia cảnh của khách hàng để quản lý tín dụng cho tốt.
    ã Áp dụng hình thức cho vay theo nhóm chịu trách nhiệm chung. Nhóm tín dụng chia sẻ rủi ro và tự quản lý làm tăng khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Mỗi thành viên của nhóm là người bảo lãnh cho tất cả các thành viên khác.
    ã Chú trọng đến khả năng sinh lợi có ý nghĩa quan trọng với sự ổn định dài hạn của một chương trình tín dụng nông thôn.

    Việt Nam có khoảng 13 triệu nông hộ (chiếm gần 80% dân số), trong đó hơn một nửa (6,7 triệu) thuộc diện có thu nhập thấp. 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cho rằng thiếu vốn là khó khăn lớn nhất. Việt Nam rõ ràng cần có hệ thống tín dụng nông thôn vững mạnh để cải thiện kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh tế (cả nông nghiệp lẫn phi nông nghiệp) nhằm nâng cao đời sống ở nông thôn. Một số hướng phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ở Việt Nam là:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...