Báo Cáo Phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ở việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM

    Tại các nước đang phát triển, một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển là hoạt động xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Trong đó, tín dụng là công cụ hiệu quả kích thích các hoạt động tạo thu nhập, giúp người nghèo kiểm soát tài nguyên, đề cao vị thế trong các giao dịch kinh tế cũng như quan hệ xã hội để giúp người nghèo vượt khỏi đói nghèo. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển tín dụng nông thôn ở châu Á là:

    ã Phương châm “mang ngân hàng đến với người dân” là chìa khóa thành công. Hệ thống tài chính chính thức mở rộng mạng lưới chi nhánh, lập văn phòng giao dịch bán thời gian ở ấp / thôn, mở quầy ngay tại chợ nông thôn.
    ã Kết nối nguồn cung tín dụng với huy động tiết kiệm. Dịch vụ tài chính nông thôn giúp cho người dân có cả chỗ vay tiền lẫn chỗ gửi tiền (dù là những khoản tiết kiệm rất nhỏ). Tiết kiệm bảo đảm khả năng phát triển bền vững của tín dụng, tăng tính tự chủ của người đi vay.
    ã Cho vay phải phối hợp với chương trình phát triển nông thôn. Tín dụng cần được bổ sung bằng tiến bộ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vật tư đầu vào như hạt giống, phân bón, có thị trường trao đổi sản phẩm do nông dân làm ra. Các chương trình tín dụng nông thôn cần kết hợp các nội dung phát triển cộng đồng như xây dựng năng lực cho cán bộ địa phương, bồi đắp tinh thần tương thân tương trợ, gắn kết xã hội thông qua những đội, nhóm vay chung cùng chịu trách nhiệm.
    ã Làm giảm chi phí giao dịch đối với người cho vay lẫn người đi vay, giảm chi phí giao dịch của các tổ chức tín dụng bằng cách hoàn thiện công tác thẩm định dự án, tinh giản quá trình xét duyệt đơn xin vay, hợp lý hóa bộ máy thu hồi nợ, đào tạo cán bộ tín dụng có khả năng đi sâu đi sát với quần chúng để nhanh nhạy nắm bắt và đáp ứng nhu cầu về vốn cũng như nắm rõ gia cảnh của khách hàng để quản lý tín dụng cho tốt.
    ã Áp dụng hình thức cho vay theo nhóm chịu trách nhiệm chung. Nhóm tín dụng chia sẻ rủi ro và tự quản lý làm tăng khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Mỗi thành viên của nhóm là người bảo lãnh cho tất cả các thành viên khác.
    ã Chú trọng đến khả năng sinh lợi có ý nghĩa quan trọng với sự ổn định dài hạn của một chương trình tín dụng nông thôn.

    Việt Nam có khoảng 13 triệu nông hộ (chiếm gần 80% dân số), trong đó hơn một nửa (6,7 triệu) thuộc diện có thu nhập thấp. 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cho rằng thiếu vốn là khó khăn lớn nhất. Việt Nam rõ ràng cần có hệ thống tín dụng nông thôn vững mạnh để cải thiện kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh tế (cả nông nghiệp lẫn phi nông nghiệp) nhằm nâng cao đời sống ở nông thôn. Một số hướng phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ở Việt Nam là:
    ã Xác định đúng hình thức can thiệp của chính phủ. Chính phủ cần can thiệp trực tiếp trong những trường hợp đặc biệt như khắc phục hậu quả thiên tai, hay ưu tiên hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, chính phủ không nhất thiết phải cung cấp tín dụng với số lượng nhiều và giá rẻ. Ngược lại những biện pháp can thiệp theo cách cũ như áp đặt lãi suất hay tỉ lệ dự trữ bắt buộc quá cao lại bóp nghẹt tăng trưởng của các tổ chức tín dụng, cản trở thị trường tín dụng tự giác nông thôn phát triển.
    ã Tạo cầu nối giữa tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức. Nếu khai thác và phối hợp được thế mạnh của hai khu vực này sẽ có nhiều nguồn tín dụng với chất lượng cao hơn cho người dân ở nông thôn, nhất là người nghèo.
    ã Chú trọng phát triển bền vững. Cần thay đổi lối suy nghĩ “chương trình tín dụng là hoạt động từ thiện” để giảm động cơ trợ cấp lãi suất mà thực sự chỉ mang lại lợi ích cho một số ít người. Áp dụng mức lãi suất đủ để trang trải chi phí và có mức lợi nhuận hợp lý, tự huy động đủ nguồn vốn mà không trông đợi vào những nguồn ngân sách hay vốn vay ưu đãi, tuân thủ những quy tắc và tập quán hoạt động tài chính lành mạnh là những cách giúp cho các định chế tài chính nông thôn tự đứng vững trên đôi chân của mình về lâu về dài.
    ã Phạm vi phục vụ, và những dịch vụ phụ trợ. Tuy đã nỗ lực phục vụ các hộ nghèo, Ngân Hàng Nông nghiệp (NHNN&PTNT) còn chưa đáp ứng nhu cầu của các vùng xa xôi hẻo lánh và miền núi, nơi có tỉ lệ nghèo đói cao nhất cần nỗ lực lập các tổ cho vay lưu động của NHNN&PTNT, nhưng có lẽ do điều kiện đường sá trắc trở, vẫn còn nhiều nơi nằm ngoài mạng lưới phục vụ. Ở những địa phương có trình độ dân trí thấp, các tổ chức tín dụng chính thức ngoài việc cho vay nên hướng dẫn người dân sử dụng vốn hợp lý, và có phương án quản lý nợ và rủi ro.
    ã Đa dạng hóa các loại hình tín dụng nông thôn. Cần loại bỏ động cơ “chỉ phục vụ khách hàng lớn”. Phải có giải pháp khuyến khích đáp ứng nhu cầu vay vốn của nông dân dù lớn dù nhỏ, đảm bảo công bằng trong tín dụng nông thôn, góp phần tăng thu nhập và giảm đói nghèo. Tăng hiệu quả của đồng vốn bằng cách hoàn thiện việc thẩm định dự án, đánh giá mức rủi ro của người đi vay.
    ã Đẩy mạnh huy động tiết kiệm. Xoá bỏ sự ngộ nhận là người nghèo không thể tiết kiệm, các chương trình tín dụng ngoài việc tập trung vào việc cho vay, phải để ý đến mảng tiết kiệm. Nỗ lực toàn diện để huy động tiền gửi từ dân thay đổi, cơ cấu lãi suất với những quy định của NHNN về mức trần lãi suất tiền gửi hiện hạn chế các tổ chức tín dụng thu hút tiết kiệm.
    ã Quan tâm nhiều hơn đến phụ nữ nông thôn. Cấp tín dụng trực tiếp cho phụ nữ để tăng cơ hội giúp họ tham gia hoạt động kinh tế, thoát khỏi tình trạng lệ thuộc, nâng cao lòng tự tin và khả năng tự chủ của phụ nữ.
    ã Đơn giản hoá các yêu cầu và thủ tục cho vay. Các tổ chức tín dụng chính thức thường yêu cầu người đi vay phải có tài sản thế chấp, phổ biến nhất là đất hay nhà, và một bộ hồ sơ xin vay tiền thường cần tới gần 10 con dấu và chữ ký của các cấp khác nhau. Thủ tục phiền hà và quy định rắc rối cản trở người dân có trình độ văn hóa thấp, và làm nảy sinh nguy cơ gây nhũng nhiễu.
    ã Nới rộng yêu cầu về mục đích sử dụng vay vốn. Các tổ chức tín dụng chính thức chủ yếu cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, bỏ rơi hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp và những khách hàng khác ở nông thôn nhưng không làm nông nghiệp. Hoạt động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn trong kinh tế nông thôn. Cần loại bỏ những quy định ngặt nghèo về mục đích sử dụng vốn vay tạo phân biệt đối xử với người nghèo, khiến họ khó thoát ra cái vòng luẩn quẩn đói nghèo.

    MỞ ĐẦU
    Tại các nước đang phát triển, một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển là hoạt động xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Trong đó, hoạt động tín dụng là cách kích thích các hoạt động tạo thu nhập để giúp người nghèo vượt khỏi đói nghèo. Tín dụng không giống như những yếu tố đầu vào thông thường như hạt giống hay phân bón. Tín dụng giúp người nghèo nắm quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên, có tiếng nói trọng lượng hơn trong các giao dịch kinh tế cũng như quan hệ xã hội. Trong lý thuyết phát triển kinh tế, khả năng tiếp cận tín dụng là một yếu tố quan trọng để “trao quyền” cho người nghèo.
    Việt Nam có khoảng 13 triệu nông hộ (chiếm 80% tổng số hộ), trong đó hơn một nửa (6,7 triệu) thuộc diện có thu nhập thấp. Khoảng 90% người nghèo sống ở nông thôn, và 45% dân số nông thôn sống dưới ngưỡng nghèo đói. Theo một khảo sát các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 40% đơn vị cho biết thiếu vốn là khó khăn lớn nhất. Cần phải có một hệ thống tín dụng nông thôn vững mạnh để đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động kinh tế (cả nông nghiệp lẫn phi nông nghiệp) cũng như đời sống ở nông thôn, tạo nên đà phát triển kinh tế xã hội.

    1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
    1.1. Tài chính chính thức hay phi chính thức

    Ở các nước đang phát triển, hệ thống tài chính có dạng song hành, tức là cùng tồn tại khu vực tài chính chính thức và khu vực tài chính phi chính thức. Khu vực tài chính phi chính thức ước tính chiếm từ 30% đến 80% nguồn cung tín dụng nông thôn, trong khi chưa đến 5% nông dân ở châu Phi, 15% ở châu Mỹ La Tinh, và 25% ở châu Á tiếp cận được với tín dụng chính thức.
    Nếu khu vực tài chính chính thức như các ngân hàng thương mại, các ngân hàng phát triển nông thôn hoạt động mạnh sẽ giúp tín dụng nông thôn đạt hiệu quả. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, khu vực chính thức thường thường không cung cấp dịch vụ tài chính cho nông thôn hiệu quả, nhất là cho người nghèo. Khu vực tài chính chính thức thường cho rằng, cho người nghèo vay có rủi ro cao (tỉ lệ vỡ nợ cao), tốn kém (chi phí giao dịch cao). Để khắc phục những nhược điểm này, họ áp dụng những thủ tục rắc rối cộng với những quy định nghiêm ngặt như yêu cầu thế chấp của các định chế chính thức khiến cho rất nhiều đối tượng cần vay vốn ở nông thôn không tiếp cận được với tín dụng chính thức. Do đó, các định chế tài chính chính thức thường thích giao dịch với khách hàng lớn có nhu cầu tín dụng lớn, không chú trọng đến các doanh nghiệp nông thôn quy mô nhỏ, các hộ gia đình thu nhập thấp, các nông dân không có đất. Ngoài ra, các định chế chính thức thường tập trung vào thành thị, hạn chế nhu cầu tín dụng của người dân ở nông thôn.
    Thiếu vốn buộc người dân ở nông thôn tìm đến bà con, bạn bè, láng giềng, người cho vay nặng lãi, chủ đất, các hội tiết kiệm-tín dụng tự phát, những hội tương trợ ., đây là khu vực tín dụng phi chính thức. Tại các vùng nông thôn của những nước đang phát triển, khu vực phi chính thức đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu tín dụng rất cụ thể và thiết thực của người dân, như vốn để sản xuất nhỏ, vay ăn giáp hạt, trang trải những chi tiêu đột xuất trong gia đình. Ở một số vùng, đây là nguồn tín dụng duy nhất dành cho người nghèo. Nhìn chung, tín dụng phi chính thức góp phần giúp nông dân đối phó kịp thời những tình huống cấp bách như mất mùa, mất việc, bệnh tật hay ma chay trong gia đình.
    So với khu vực chính thức, khu vực phi chính thức có nhiều đặc điểm phù hợp với người nghèo ở nông thôn như: gần gũi với nông hộ, nằm ngay trong ấp/thôn; hoạt động linh hoạt, các điều khoản tín dụng đáp ứng nhu cầu cụ thể và tương xứng với khả năng của từng khách hàng; thủ tục giao dịch đơn giản gọn nhẹ, ít phiền hà; quy tắc dễ hiểu và dễ thực hiện ; tín dụng nhanh chóng đến tay người có nhu cầu vay vốn; các giao dịch chủ yếu dựa vào chữ tín, quan hệ cá nhân giữa người cho vay và người đi vay.
    Tuy nhiên, tín dụng phi chính thức cũng có nhiều hạn chế và nhược điểm, nhất là lãi suất rất cao, có khi lên đến 5-10% / tuần, hay 10-20% / tháng; kèm theo những ràng buộc như mua nguyên vật liệu, hàng hóa tiêu dùng, hoặc bán sản phẩm hay sức lao động, gây bất lợi cho người đi vay; các khoản vay có giá trị nhỏ và rất ngắn ngày, không kích thích hoạt động đầu tư trung hạn và dài hạn của nhà nông.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...