Thạc Sĩ Phát triển hệ thống Logistics vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 21/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Tính cấp thiết của đề tài:
    Trong nền kinh tế quốc gia, GDP được cấu thành bởi thu nhập 3 ngành lớn đó là: Nông Nghiệp – Công Nghiệp - Dịch Vụ. Trong giai đoạn hiện nay, Nghị Quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần X chỉ rõ: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân; Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; Phát triển kinh tế vùng; Phát triển kinh tế biển; Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ; bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên”

    Mục tiêu nghiên cứu:


    Trên cơ sở nghiên cứu tính cần thiết của việc chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đạt được các điểm sau:

    Thiết lập một sơ đồ bố trí các trung tâm Logistics ưu việt đảm bảo: giảm thiểu chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp trong khu vực.

    Hình thành các tuyến vận tải hợp lý, liên kết trong và ngoài khu vực đảm bảo:

    - Nâng cao sản lượng hàng hóa thông qua và giảm chi phí xã hội.

    - Phù hợp với quy hoạch hệ thống giao thông vận tải,

    - Nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong khâu lưu thông hàng hóa.

    - Phát huy tối đa thế mạnh của VKTTĐPN trong tầm quốc gia và khu vực.

    Phương pháp nghiên cứu:

    Luận văn tiếp cận khái niệm Logistics ở góc độ kinh tế vĩ mô, phân tích thực trạng của ngành Logistics qua ma trận SWOT, tập trung phân tích các điểm yếu và sự manh mún, thiếu liên kết, dẫn đến chi phí cao và kém hiệu quả trong ngành Logistics.

    Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp tổng hợp thống kê, so sánh, phân tích định tính, áp dụng các thành quả nghiên cứu của các đề tài khoa học trong nước và trên thế giới chứng minh cho lập luận và đề xuất hệ thống Logistics thích hợp.

    Nguồn dữ liệu thu thập: Chủ yếu là nguồn thông tin thứ cấp từ các báo cáo thống kê của Bộ, Ban, Ngành, Sở quy hoạch các cấp và được đăng tải trên báo chí, hội thảo và Internet. Ngoài ra tác giả khảo sát, đo đạc, tính toán các khoảng cách theo thực địa và theo tỷ lệ trên Bản Đồ Hành Chính các Tỉnh.

    Giới hạn đề tài nghiên cứu và phương hướng tiếp tục.

    Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong những năm 2002-2009, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO.

    Khu vực nghiên cứu là VKTTĐPN tập trung chính vào 4 tỉnh, thành: TP HCM -Bình Dương - Bà Rịa Vũng Tàu - Đồng Nai. Đánh giá tầm quan trọng của vùng kinh tế này với khu vực.

    Từ đó hình thành một hệ thống Logistics đảm bảo phục vụ các yêu cầu trên.

    Phương hướng tiếp tục nghiên cứu là mô hình quản lý và điều hành hệ thống Logistics, đào tạo nhân sự nhằm phát triển hệ thống theo kịp xu thế toàn cầu.

    Ý nghĩa của việc nghiên cứu.

    Hiểu rõ được tổng quan của hệ thống Logistics của các nước trên thế giới và khu vực, quy mô, trình độ ngành Logistics và lợi ích mà ngành mang lại cho nền kinh tế.

    Đánh giá chính xác tầm quan trọng của hệ thống Logistics trong vận hành kinh tế của VKTTĐPN.

    Xây dựng một hệ thống Logistics tiên tiến góp phần khai thông phân phối hàng hóa trong khu vực và trong vùng, tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, tăng chỉ số GDP cho nền kinh tế.
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài 1
    Mục tiêu nghiên cứu 3
    Phương pháp nghiên cứu . 3
    Giới hạn đề tài nghiên cứu và phương hướng tiếp tục 3
    Ý nghĩa của việc nghiên cứu . 4
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 5
    1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH LOGISTICS . 5
    1.1.1. Định nghĩa về Logistics . 5
    1.1.2. Phạm vi ứng dụng của thuật ngữ Logistics . 5
    Lĩnh vực quân sự 5
    Lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại . 6
    Lĩnh vực kinh tế xã hội . 7
    1.1.3. Hệ thống Logistics ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế xã hội 9
    Khái niệm Logistics trong kinh tế vĩ mô 9
    Trung tâm Logistics 10
    Các phương thức vận chuyển . 11
    Hệ thống Logistics 15
    1.1.4. Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế . 18
    Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế . 18
    Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất và kinh doanh 19
    Tiết kiệm và giảm chi phí trong lưu thông và phân phối . 19
    Mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế . 19
    Quan hệ mật thiết với các ngành của nền kinh tế . 19
    1. 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 20
    1.2.1. Mô hình quản trị Logistics tích hợp . 20
    1.2.2. Quan điểm hiệu quả kinh tế-xã hội trong thiết lập hệ thống Logistics 23
    Chương 2. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA VKTTĐPN 26
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU-VKTTĐPN . 26
    2.1.1. Lịch sử hình thành VKTTĐPN 26
    2.1.2. Vai trò của VKTTĐPN 26
    Trung tâm giao lưu quốc tế và của quốc gia 26
    Trung tâm khoa học công nghệ thương mại, dịch vụ, tài chính . 28
    Trung tâm năng lượng 29
    Trung tâm công nghiệp 29
    2.2. HÀNG HÓA THÔNG QUA VKTTĐPN – CHI PHÍ LOGISTICS 30
    2.3. HIỆN TRẠNG CỦA HỆ THỐNG LOGISTICS . 31
    2.3.1. Hệ thống cảng biển VKTTĐPN . 31
    Bản đồ các khu CN và cảng biển . 31
    Năng lực các cảng biển vủa VKTTĐPN 31
    Tình hình hàng hóa thông qua cảng biển . 33
    Phân tích hệ thống cảng biển 35
    Đánh giá tổng thể hệ thống cảng biển 39
    2.3.2. Hệ thống ICD của VKTTĐPN 42
    Thực trạng hệ thống ICD 42
    Phân tích hệ thống ICD 45
    Đánh giá tổng thể hệ thống ICD . 47
    2.3.3. Hệ thống đường thủy VKTTĐPN . 49
    Tuyến giao thông chính . 49
    Hệ thống cảng sông hiện có 51
    Phân tích và đánh giá hệ thống đường sông . 52
    2.3.4. Hệ thống đường bộ VKTTĐPN . 52
    Thực trạng hệ thống 52
    Phân tích và đánh giá hệ thống . 54
    2.3.5. Hệ thống đường sắt 56
    Tuyến đường sắt VKTTĐPN . 56
    Đánh giá năng lực vận tải đường sắt 57
    2.3.6. Hàng không 57
    Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất . 57
    Đánh giá năng lực và quan hệ quốc tế 58
    2.4. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA VKTTĐPN 58
    Chương 3. ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG LOGISTICS CHO VKTTĐPN . 60
    3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT 60
    3.1.1. Tính pháp lý . 60
    Cấu trúc không gian vùng . 60
    Định hướng tổ chức phát triển không gian vùng đến năm 2020 61
    3.1.2. Tính khoa học 64
    Lợi thế tự nhiên 64
    Mô hình Quản trị Logistics tích hợp 64
    Chi phí xã hội 64
    3.1.3. Tính đồng bộ 64
    Phân bổ kênh phân phối và TT Logistics . 64
    Sự liên kết phối hợp giữa các TT Logistics 65
    Sự chuyên môn hóa trong hệ thống 65
    3.1.4. Quy hoạch cảng biển - bộ GTVT . 65
    Quy hoạch chi tiết cụm cảng khu vực TP HCM . 65
    Quy hoạch chi tiết cụm cảng tỉnh Đồng Nai 68
    Quy hoạch chi tiết cụm cảng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 68
    3.1.5. Quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông – Bộ GTVT . 69
    Mạng đường bộ . 69
    Mạng đường sắt . 70
    Qui hoạch các luồng chạy tầu trong khu vực 70
    3.2. ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG LOGISTICS CHO VKTTĐPN 71
    3.2.1. Kênh trung chuyển . 71
    Đường sông 71
    Đường sắt 73
    3.2.2. Trung tâm Logistics . 75
    TT Logistics trung tâm – Nhơn Trạch 75
    TT Logistics trung chuyển cấp độ A 76
    TT Logistics cấp độ B 80
    Trung tâm Logistics cấp độ C 82
    3.2.3. Thiết lập sơ đồ hệ thống Logistics . 82
    3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG LOGISTICS . 84
    3.3.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới 84
    Chỉ tiêu hiệu quả năng lượng của các phương thức tính trên tấn/dặm. 84
    Mức khí thải của các phương tiện 84
    3.3.2. Chi phí vận chuyển qua các phương thức tại Việt Nam 85
    Chi phí vận tải thủy . 86
    Chi phí vận tải đường bộ 87
    Chi phí vận tải đường sắt 87
    3.3.3. Những vấn đế mới của đề tài . 88
    Điều chỉnh một số TT phân phối tại đầu mối . 88
    Đề xuất mới các TT Logistics ĐPT 88
    Kết hợp các hình thức vận chuyển thành hệ thống. 88
    3.3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội . 89
    Đối với xã hội . 89
    Đối với kinh tế vùng . 89
    Đối với môi trường . 90
    KẾT LUẬN 91
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
    Phụ lục 1 97
    Phụ lục 2 . 98
    Phụ lục 3 99
    Phụ lục 4 100
    Phụ lục 5 101
    Phụ lục 6 102
    Phụ lục 7 103
    Phụ lục 8 104
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...