Tiến Sĩ Phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 10/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do lựa chọn đề tài 1
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    4. Phương pháp nghiên cứu 3
    5. Đóng góp mới của Luận án 5
    6. Kết cấu nội dung Luận án 5
    PHẦN TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
    1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước 6
    2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước 9
    PHẦN NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS THÀNH PHỐ 15
    1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LOGISTICS THÀNH PHỐ 15
    1.1.1. Tính tất yếu về logistics thành phố 15
    1.1.2. Khái niệm về logistics thành phố 17
    1.1.3. Đặc điểm và vai trò của logistics thành phố 21
    1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS THÀNH PHỐ VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ 27
    1.2.1. Khái niệm về hệ thống logistics thành phố 27
    1.2.2. Nội dung phát triển hệ thống logistics thành phố 30
    1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hệ thống logistics thành phố 36
    1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS THÀNH PHỐ 38
    1.3.1. Nhóm nhân tố phản ánh môi trường phát triển của hệ thống logistics thành phố: 39
    1.3.2. Nhóm nhân tố phản ánh khả năng phát triển của hệ thống logistics thành phố 43
    1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS Ở MỘT SỐ THÀNH PHỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI 48
    1.4.1. Kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics thành phố ở một số thành phố trên thế giới 48
    1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho TP. Hà Nội trong phát triển hệ thống logistics thành phố 56
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 58
    2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS THÀNH PHỐ 58
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên 58
    2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội TP. Hà Nội 60
    2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA 68
    2.2.1. Thực trạng phát triển cơ chế pháp luật 68
    2.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 71
    2.2.3. Thực trạng phát triển doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics 89
    2.2.4. Thực trạng phát triển doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics 110
    2.2.5. Thực trạng nguồn nhân lực logistics 112
    2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS THÀNH PHỐ HÀ NỘI 116
    2.3.1. Về những kết quả trong phát triển hệ thống logistics thành phố 116
    2.3.2. Về những hạn chế trong phát triển hệ thống logistics thành phố 118
    2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 121
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN 2050 124
    3.1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN 2050 124
    3.1.1. Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 124
    3.1.2. Mục tiêu, quan điểm và định hướng phát triển hệ thống logistics thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 129
    3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN 2050 133
    3.2.1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển hệ thống logistics thành phố 133
    3.2.2. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn TP. Hà Nội 138
    3.2.3. Giải pháp phát triển hệ thống doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố 142
    3.2.4. Giải pháp phát triển hệ thống doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố 145
    3.2.5. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống logistics thành phố 146
    3.3. KIẾN NGHỊ CÁC ĐIỀU KIỆN TIỀN ĐỀ ĐỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS THÀNH PHỐ 148
    3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 148
    3.3.2. Kiến nghị đối với UBND TP. Hà Nội 150
    3.3.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp 150
    KẾT LUẬN 152
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 154



    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
    PHỤ LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do lựa chọn đề tài
    Việt Nam đang bước vào giai đoạn quan trọng của quá trình đô thị hoá tương ứng với quá trình phát triển kinh tế hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã rất chú trọng vào việc phát triển hệ thống đô thị tại các thành phố lớn trên cả nước, đặc biệt là Thành phố Hà Nội - nơi tiêu biểu cho cả nước, nơi hội tụ, kết tinh những giá trị và truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc. Theo báo cáo “Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới (WB), mặc dù tốc độ đô thị hóa trên phạm vi toàn quốc ở Việt Nam chỉ đạt 3,4%/năm, chậm hơn so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới thì TP. Hà Nội vẫn có tốc độ đô thị hóa nhanh hơn rất nhiều so với các thành phố khác trong cả nước và thậm chí nó đã đạt được tương đương với tỷ lệ đô thị hóa ở các thành phố của các nước phát triển trong khu vực Châu Á. Năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa đạt ở Hà Nội khoảng 30 - 32% và ước tính đến năm 2020, nhảy vọt thành 55 - 65% [32]. Cũng như đô thị hóa trên thế giới, quá trình đô thị hóa của Hà Nội đã đem đến nhiều kết quả tích cực như: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, giải quyết công ăn việc làm, giảm bớt lao động dư thừa, tăng thu nhập và nâng cao mức sống của cư dân đô thị Tuy nhiên, ngoài những lợi ích do đô thị hóa mang lại, TP. Hà Nội cũng đã và đang chịu ảnh hưởng rõ rệt từ những tác động tiêu cực của quá trình này như tạo ra sự chênh lệch về văn hóa và kinh tế giữa các tầng lớp cư dân đô thị; kết cấu hạ tầng giao thông và môi trường sống luôn bị phá vỡ, không theo kịp yêu cầu thực tiễn dẫn đến tắc nghẽn giao thông thường xuyên, tai nạn giao thông tăng cao, ô nhiễm môi trường và chất lượng cuộc sống còn hạn chế Vấn đề đặt ra cho chính quyền TP. Hà Nội là cân đối hài hòa giữa lợi ích và những ảnh hưởng tiêu cực do đô thị hóa mang lại, đảm bảo đem lại cho đô thị một môi trường kinh doanh hoàn thiện đồng thời giảm các tác động tới môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống dân sinh.
    Không những thế, ngoài vị trí là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước, TP. Hà Nội còn là một trong những cửa ngõ giao thương kinh tế quan trọng giữa Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác. Kể từ tháng 5/2005, Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã cùng nhau đưa ra ý tưởng hình thành và phát triển “Hai hành lang kinh tế” Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với việc phát triển hai hành lang kinh tế sẽ khiến Vân Nam và Quảng Tây không chỉ là cửa ngõ thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam mà còn là cửa ngõ thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN thông qua Việt Nam. Bởi vậy, “Hai hành lang kinh tế” sẽ là nơi diễn ra sự trao đổi kinh tế thông qua đường bộ, đường sắt và đường thủy giữa miền Tây và Nam Trung Quốc rộng lớn với các quốc gia ASEAN. Đồng thời cũng tạo điều kiện về nguồn hàng và giao thông thuận lợi cho hệ thống cảng biển phía Bắc của Việt Nam lớn mạnh theo [33].
    Tất cả những tác động, thay đổi này đòi hỏi hệ thống logistics trên địa bàn TP. Hà Nội tất yếu phải được xây dựng và phát triển hiện đại, đồng bộ trên tất cả các yếu tố của hệ thống về cơ sở hạ tầng, cơ chế pháp luật, doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và nguồn nhân lực logistics nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh cũng như nâng cao vị thế, hình ảnh của TP. Hà Nội lên tầm khu vực và quốc tế. Vì vậy, phát triển hệ thống logistics trên địa bàn thành phố là hướng đi đúng đắn, đảm bảo sự phát triển ổn định và lâu dài cho TP. Hà Nội, bởi logistics thành phố là lĩnh vực không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hoá tại các thành phố. Giải bài toán logistics cấp độ thành phố chính là giải bài toán tối ưu hóa, bài toán năng suất, chất lượng và hiệu quả trong phát triển kinh tế của TP. Hà Nội. Trong hai thập niên vừa qua, hệ thống logistics thành phố trên địa bàn Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc từ cơ sở hạ tầng (bến cảng, giao thông thủy, bộ, hàng không, hệ thống kho bãi .) đến kiến trúc thượng tầng (hệ thống chính sách về logistics .) đã tạo ra những thuận lợi cho phát triển trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cũng đã lớn mạnh cả về lượng và chất. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống logistics thành phố trên địa bàn Hà Nội còn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển và chưa được quan tâm đúng mức với những rào cản như hệ thống pháp lý chưa đồng bộ, vừa thiếu lại vừa yếu, cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống kho bãi manh mún, không đủ tiêu chuẩn, các doanh nghiệp logistics nhỏ lẻ, không đáp ứng được nhu cầu về cả số lượng, chất lượng
    Nhằm thực hiện mục tiêu “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn 2050”, hệ thống logistics trên địa bàn Hà Nội cần phải được xây dựng và phát triển xứng tầm, hiện đại và đồng bộ trên các yếu tố như: cơ chế pháp luật, cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và nguồn nhân lực logistics. Một nghiên cứu cơ bản, đồng bộ về hệ thống logistics thành phố từ đó đưa ra những giải pháp tổng thể về mặt vĩ mô và cả vi mô nhằm phát triển hệ thống logistics trên địa bàn TP. Hà Nội là rất cần thiết. Đề tài: “Phát triển hệ thống logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội” được lựa chọn nghiên cứu là phù hợp với yêu cầu phát triển của TP. Hà Nội trong hội nhập quốc tế, nhất là trong bối cảnh thị trường logistics Việt Nam vừa mở cửa hoàn toàn vào giữa tháng 1.2014 và dự kiến đi vào hoạt động chính thức vào năm 2015.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ cơ sở khoa học (cả lý luận và thực tiễn) cho việc đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống logistics trên địa bàn TP. Hà Nội trong mối quan hệ với thúc đẩy phát triển kinh tế ổn định và lâu dài đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Luận giải và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về logsitics thành phố và phát triển hệ thống logistics thành phố.
    - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống logistics thành phố trên địa bàn TP. Hà Nội.
    - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics thành phố ở một số nước và rút bài học cho Thành phố Hà Nội.
    - Phân tích thực trạng, đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển hệ thống logistics thành phố trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua trong mối quan hệ với thúc đẩy phát triển kinh tế ổn định và lâu dài của thành phố.
    - Đưa ra phương hướng và đề xuất các nhóm giải pháp phát triển hệ thống logistics trên địa bàn TP. Hà Nội trong thời gian tới theo hướng thúc đẩy phát triển kinh tế ổn định và lâu dài của TP. Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu
    Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển hệ thống logistics thành phố trên địa bàn thành phố Hà Nội với các nhân tố cơ chế pháp luật, cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và nguồn nhân lực logistics trong mối quan hệ với phát triển kinh tế ổn định và lâu dài của TP. Hà Nội.
    * Phạm vi nghiên cứu
    - Về cách tiếp cận: Luận án chủ yếu được nghiên cứu trên giác độ trung mô. Các vấn đề vĩ mô được đề cập trong luận án chủ yếu nhằm làm rõ thêm giác độ trung mô.
    - Về không gian: Nghiên cứu hệ thống logistics thành phố trên địa bàn TP. Hà Nội và kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics thành phố của một số thành phố lớn trên thế giới có nhiều điểm tương đồng để các bài học rút ra có giá trị ứng dụng thực tiễn cho Thành phố Hà Nội.
    - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển hệ thống logistics trên địa bàn TP. Hà Nội tập trung vào giai đoạn từ năm 2008 (Hà Nội mở rộng) đến nay và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hệ thống logistics thành phố trên địa bàn TP. Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...