Luận Văn Phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam dựa trên quản trị

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam dựa trên quản trị
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ SỰ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP 1
    1.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ 1
    1.1.1 Sự hình thành và phát triển lý thuyết kiểm soát nội bộ 1
    1.1.1.1 Lịch sử hình thành 1
    1.1.1.2 Định nghĩa kiểm soát nội bộ 3
    1.1.2 Các yếu tố của kiểm soát nội bộ 4
    1.1.2.1 Môi trường kiểm soát 5
    1.1.2.2 Đánh giá rủi ro 6
    1.1.2.3 Các hoạt động kiểm soát 7
    1.1.2.4 Thông tin và truyền thông 8
    1.1.2.5 Giám sát 8
    1.1.3 Hạn chế của lý thuyết kiểm soát nội bộ 9
    1.2 Sự phát triển các lý thuyết về quản trị rủi ro 10
    1.2.1 Thời kỳ tiền lý thuyết 10
    1.2.2 Thời kỳ phát triển lý thuyết quản trị rủi ro 10
    1.2.2.1 Nhận thức về rủi ro và các nhân tố ảnh hưởng 11
    ii
    1.2.2.2 Các công cụ quản trị rủi ro được hình thành 12
    1.3 Quản trị rủi ro doanh nghiệp theo khuôn mẫu của COSO
    năm 2004 16
    1.3.1 Khái niệm về quản trị rủi ro doanh nghiệp 16
    1.3.2 Lợi ích của quản trị rủi ro doanh nghiệp 17
    1.3.3 Các yếu tố của quản trị rủi ro doanh nghiệp 19
    1.3.3.1 Sơ lược các yếu tố 19
    1.3.3.2 Những điểm khác biệt so với kiểm soát nội bộ 21
    1.3.3.2.1 Môi trường quản lý 21
    1.3.3.2.2 Thiết lập mục tiêu 22
    1.3.3.2.3 Nhận dạng sự kiện tiềm tàng 26
    1.3.3.2.4 Đánh giá rủi ro 26
    1.3.3.2.5 Phản ứng với rủi ro 27
    1.3.3.2.6 Hoạt động kiểm soát 29
    1.3.3.2.7 Thông tin và truyền thông 29
    1.3.3.2.8 Giám sát 30
    1.3.4 Hạn chế của quản trị rủi ro doanh nghiệp 30
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ NHỮNG
    VẤN ĐỀ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN
    THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 32
    iii
    2.1 Thực trạng tích hợp quản trị rủi ro trong kiểm soát nội bộ
    tại các nước 32
    2.1.1 Thực trạng về tổ chức thực hiện 32
    2.1.2 Các kinh nghiệm 33
    2.2 Mục tiêu, đối tượng và phương pháp khảo sát các doanh nghiệp
    Việt nam 35
    2.2.1 Mục đích khảo sát 35
    2.2.2 Đối tượng, phương pháp khảo sát 36
    2.3 Thực trạng về kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp 37
    2.3.1 Môi trường kiểm soát 37
    2.3.1.1 Tính chính trực 37
    2.3.1.2 Chính sách nhân sự và năng lực nhân viên 38
    2.3.1.3 Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát 40
    2.3.1.4 Triết lý quản lý và phong cách điều hành 42
    2.3.1.5 Cơ cấu tổ chức và phân chia quyền hạn 43
    2.3.2 Đánh giá rủi ro 44
    2.3.2.1 Mục tiêu của toàn doanh nghiệp và từng bộ phận 44
    2.3.2.2 Nhận dạng rủi ro 46
    2.3.2.3 Đánh giá rủi ro 47
    2.3.3 Hoạt động kiểm soát 48
    iv
    2.3.3.1 Phân chia trách nhiệm 48
    2.3.3.2 Kiểm soát xử lý thông tin 49
    2.3.3.3 Kiểm tra độc lập và phân tích, soát xét lại 50
    2.3.4 Thông tin và truyền thông 51
    2.3.5 Giám sát 53
    2.4 Thực trạng về quản lý rủi ro 54
    2.4.1 Nhìn nhận của doanh nghiệp về rủi ro 54
    2.4.2 Cơ cấu tổ chức liên quan đến việc quản lý rủi ro 56
    2.5 Đánh giá chung về kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro tại
    các doanh nghiệp Việt nam 58
    CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG KIỂM SOÁT NỘI
    BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM DỰA TRÊN
    QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP 60
    3.1 Phương hướng 61
    3.1.1 Về phía doanh nghiệp 61
    3.1.1.1 Hoàn thiện kiểm soát nội bộ theo hướng kiểm soát các rủi ro 61
    3.1.1.2 Nhìn nhận rủi ro theo hướng tổng thể và tích hợp với KSNB 64
    3.1.2 Các giải pháp trợ giúp 66
    3.2 Định hướng hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp lớn 69
    3.2.1 Hoàn thiện môi trường quản lý 69
    v
    3.2.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân chia quyền hạn trách nhiệm 70
    3.2.2.1 Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát/Kiểm toán nội bộ 71
    3.2.2.2 Phân chia quyền hạn trách nhiệm 72
    3.2.2.2 Luân chuyển nhân viên 72
    3.2.3 Tiếp cận các kỹ thuật định lượng khả năng xuất hiện của rủi ro 73
    3.2.3.1 Áp dụng các kỹ thuật nhận dạng các sự kiện tiềm tàng
    phù hợp với đặc thù của đơn vị và chu trình nghiệp vụ cụ thể 73
    3.2.3.2 Áp dụng các kỹ thuật để định lượng sự tác động của các rủi ro 77
    3.2.4 Tạo thói quen sử dụng dịch vụ bảo hiểm 78
    3.2.5 Đa dạng hoá các kênh thông tin 78
    3.2.6 Tăng cường các công tác kiểm tra giám sát 79
    3.3 Định hướng hoàn thiện KSNB tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ 80
    3.3.1 Nâng cao ý thức của người quản lý về rủi ro và các
    hoạt động kiểm soát 80
    3.3.2 Xác định những mục tiêu, kế hoạch dài hạn 82
    3.3.3 Nâng cao năng lực và đạo đức của nhân viên 83
    3.3.4 Áp dụng các công cụ để nhận dạng, đánh giá rủi ro đơn giản
    nhưng hiệu qủa 84
    KẾT LUẬN 86
    CÁC PHỤ LỤC
    vi
    MỞ ĐẦU
    Sự cần thiết của đề tài
    Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu để kiểm soát được các mục tiêu đề ra là yêu cầu tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trên thế giới, khái niệm kiểm soát nội bộ đã ra đời từ đầu thế kỷ 19, được bổ sung hoàn thiện nhằm phát hiện và ngăn chặn những gian lận và sai sót của một tổ chức từ các công ty kiểm toán và cơ quan chức năng. Sau đó kiểm soát nội bộ được phát triển thành một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh thông qua Báo cáo COSO năm 1992.
    Tiếp tục phát triển Báo cáo năm 1992, năm 2004 COSO công bố báo cáo tổng thể dưới tiêu đề: Quản trị rủi ro doanh nghiệp – khuôn khổ hợp nhất. Báo cáo năm 2004 được xây dựng trên cơ sở phát triển Báo cáo năm 1992 và tích hợp với quản trị rủi ro tại các đơn vị. Mặt khác báo cáo COSO năm 2004 cũng đã xác định được những tiêu chuẩn làm cơ sở để đánh giá rủi ro cũng như đề xuất xây dựng chu trình quản lý rủi ro hiệu qủa trong công tác quản lý.
    Ở Việt nam, kiểm soát nội bộ đã tồn tại và phát triển nhưng phần lớn còn tồn tại nhiều yếu kém, chưa phát huy hết vai trò công cụ quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới để vận dụng là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt nam hiện nay. Một mặt, giúp doanh nghiệp tiếp cận với quan điểm hiện đại về rủi ro của các nước tiên tiến để có thể quản lý rủi ro một cách khoa học và hiệu qủa. Mặt khác giúp doanh nghiệp có cách nhìn nhận mới về kiểm soát nội bộ bằng cách “đi tắt đón đầu” những cách thức mới được áp dụng ở các nước tiên tiến, qua đó hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của mình để phục vụ tốt hơn trong công tác quản lý. Đó cũng là lý do mà tác giả chọn đề tài “Phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp Việt nam trên cơ sở
    vii
    quản trị rủi ro doanh nghiệp” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
    Mục đích nghiên cứu của luận văn
    - Tổng hợp các quan điểm cơ bản về tích hợp kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro.
    - Tiếp cận lý luận hiện đại về rủi ro và quản trị rủi ro.
    - Khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp Việt nam, đặc biệt về rủi ro và cách thức quản trị rủi ro hiện nay.
    - Trên cơ sở khảo sát thực trạng, đề xuất các định hướng để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của các loại hình doanh nghiệp Việt nam theo cách tiếp cận mới về rủi ro.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi giới hạn của đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về: hệ thống kiểm soát nội bộ; quan điểm về rủi ro và cách thức quản lý rủi ro.Đề tài không tập trung nghiên cứu để xây dựng, tổ chức một quy trình cho một doanh nghiệp cụ thể hoặc nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật định lượng rủi ro.
    Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được thực hiện trên cơ sở phân tích thực tiễn theo quan điểm lịch sử và toàn diện, gắn sự phát triển của kiểm soát nội bộ và rủi ro với điều kiện của các doanh nghiệp Việt nam.
    Để đánh giá thực trạng, luận văn sử dụng phương pháp quy nạp dựa trên cơ sở thống kê từ các doanh nghiệp và kỹ thuật phân tích định lượng.
    Những đóng góp của luận văn
    Những đóng góp chính của luận văn là:
    - Hệ thống các quan điểm về rủi ro và quản lý rủi ro.
    - Tiếp cận quan điểm mới về rủi ro và quản trị rủi ro theo Báo cáo COSO năm 2004.
    viii
    - Hệ thống kinh nghiệm áp dụng Báo cáo COSO năm 2004 của các doanh nghiệp trên thế giới
    - Định hướng về phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng tích hợp với việc quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp Việt nam
    - Đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB tại các loại hình doanh nghiệp để có thể quản lý tốt hơn các rủi ro.
    Kết cấu của luận văn
    Luận văn gồm 87 trang, 22 bảng biểu và 5 phụ lục. Nội dung luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương
    - Chương 1: Tổng quan về kiểm soát nội bộ và sự hình thành hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp.
    - Chương 2: Thực trạng về kiểm soát nội bộ và những vấn đề về quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp trên thế giới và Việt nam.
    - Chương 3: Định hướng xây dựng kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp Việt nam dựa trên quản trị rủi ro doanh nghiệp.
     
Đang tải...