Tiến Sĩ Phát triển hành lang kinh tế quốc lộ 18 trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CÁM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU viii
    DANH MỤC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ix

    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH LANG KINH TẾ . 7
    1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH LANG KINH TẾ . 7
    1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới . 7
    1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam . 13
    1.1.3. Các công trình nghiên cứu về quốc lộ 18 18
    1.2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN . 20
    1.2.1. Những vấn đề được nghiên cứu trong luận án . 20
    1.2.2. Quy trình tiếp cận nghiên cứu phát triển hành lang kinh tế quốc lộ 18 22
    1.2.3. Phương pháp nghiên cứu của luận án 24
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 . 28

    CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG
    NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
    30
    2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNH LANG KINH TẾ 30
    2.1.1. Quan niệm về hành lang kinh tế 30
    2.1.2. Đặc điểm của hành lang kinh tế 30
    2.1.3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam với phát triển hành lang kinh tế . 32
    2.1.4. Vai trò và tác động của hành lang kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa . 35
    2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ . 45
    2.2.1. Kinh nghiệm phát triển hành lang kinh tế trên thế giới . 45
    2.2.2. Thực tiễn phát triển hành lang kinh tế ở Việt Nam . 54
    2.3. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ, VAI TRÒ CỦA HÀNH LANG KINH TẾ TRONG QUÁ
    TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA . 58
    2.3.1. Điều kiện hình thành và phát triển hành lang kinh tế 58
    2.3.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả và vai trò của hành lang kinh tế
    trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 69
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 . 73

    CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ QUỐC LỘ 18 75
    3.1. KHÁI QUÁT VỀ LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU 75
    3.2. ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ QUỐC LỘ 18 78
    3.2.1. Sự hiện diện của quốc lộ 18 - trục giao thông huyết mạch kết nối các cực phát triển và các cửa vào - ra quan trọng 78
    3.2.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dân cư, lao động dọc theo quốc lộ 18 có nhiều thuận lợi cho việc hình thành và phát triển hành lang kinh tế . 82
    3.2.3. Sự hiện diện của các đô thị trung tâm và lãnh thổ có khả năng tập trung hoạt động kinh tế dọc trục giao thông quốc lộ 18 89
    3.2.4. Sự phát triển kinh tế dọc theo quốc lộ 18 bước đầu thể hiện được vai trò và tác động tích cực đến sự phát triển của các lãnh thổ trong phạm vi ảnh hưởng . 100
    3.2.5. Sự phát triển hiện tại và tương lai của các lãnh thổ trong phạm vi ảnh hưởng của khu vực quốc lộ 18 không (hoặc ít) có khả năng gây ra xung đột về sử dụng đất trong nông nghiệp . 108
    3.2.6. Chủ trương, định hướng và sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước . 109
    3.2.7. Sự quan tâm của nhà đầu tư, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư sinh sống dọc theo quốc lộ 18 113
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 . 118

    CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ QUỐC LỘ 18 TRONG QUÁ TRÌNH
    CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
    . 119
    4.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ QUỐC LỘ 18 . 119
    4.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ QUỐC LỘ 18 . 121
    4.2.1. Căn cứ đề xuất định hướng . 121
    4.2.2. Định hướng phát triển các lĩnh vực và tổ chức lãnh thổ hành lang kinh tế quốc lộ 18 . 122
    4.2.3. Dự báo xu hướng phát triển kinh tế và các tác động của hành lang kinh tế đối với các vấn đề kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và môi trường 132
    4.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ QUỐC LỘ 18 . 138
    4.3.1. Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách chung cho hoạt động của hành lang kinh tế quốc lộ 18 theo hướng đồng bộ, hiện đại và hiệu quả 138
    4.3.2. Giải pháp về tăng cường tính đồng bộ trong quy hoạch phát triển . 141
    4.3.3. Giải pháp về đảm bảo nguồn vốn và nguồn nhân lực chất lượng cao 143
    4.3.4. Giải pháp phối hợp hành động của chính quyền các địa phương 146
    4.3.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu . 150
    4.3.6. Tổ chức bộ máy quản lý, điều phối về hành lang kinh tế 152
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 . 155
    KẾT LUẬN 157
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
    GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN . 160
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161
    PHỤ LỤC . 1 - 46


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, việc hình thành các lãnh thổ trọng điểm giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược tổ chức không gian (TCKG) kinh tế - xã hội. Việc hình thành và phát triển các lãnh thổ trọng điểm sẽ tạo ra các mối liên kết kinh tế - xã hội trở thành động lực phát triển vùng thông qua các tác động lan tỏa lôi kéo các vùng phụ cận cùng phát triển. Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trên thế giới chỉ ra rằng các nước đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) phải có các chiến lược TCKG hợp lý với các lãnh thổ trọng điểm thích hợp nhằm tận dụng tối đa nguồn lực và tạo cơ sở tích lũy cho sự phát triển kinh tế.
    Với mục tiêu đưa nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH, trong đó việc lựa chọn một số địa bàn có lợi thế vượt trội để hình thành lãnh thổ đầu tàu phát triển được coi là một khâu then chốt và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Chủ trương này đã được thể hiện rõ trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia được thông qua tại Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI (từ 12 - 19/01/2011) là “Hình thành và phát triển các hành lang, vành đai kinh tế và các cực tăng trưởng có ý nghĩa đối với cả nước và
    liên kết trong khu vực” (mục 4.6).
    Việc thực hiện mục tiêu chiến lược đã đưa tới việc hình thành nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ (TCLT) kinh tế mới ở nước ta, trong đó hành lang kinh tế (HLKT) được xem là một hiện tượng kinh tế - xã hội. HLKT hình thành dựa trên việc giao lưu kinh tế sống động của một tuyến trục giao thông huyết mạch do có sự tập trung các cơ sở công nghiệp và dịch vụ gắn với các đô thị dọc hai bên tuyến trục đó. Việc phát triển tập trung các cơ sở kinh tế, nhờ lợi dụng triệt để việc vận chuyển thuận lợi nên các hoạt động kinh tế đem lại hiệu quả cao hơn.
    Ở Việt Nam trong khoảng 10 năm qua đã có nhiều HLKT được hình thành, trong đó tiêu biểu là các hành lang (HL): Lào Cai - Hà Nội - Hải
    Phòng; Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và HL Đông - Tây (Việt Nam). Hiệu quả của việc hình thành và phát triển HLKT ở nước ta đã bước đầu thể hiện là một hình thức TCLT có triển vọng. Các HLKT đóng vai trò to lớn trong việc đóng góp vào tăng trưởng giá trị sản xuất của các địa phương đi qua; đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội; tạo ra mối liên hệ cả theo chiều dọc và chiều ngang thúc đẩy trao đổi hàng hóa, giao lưu kinh tế, tăng cường mối liên kết giữa các địa phương trên toàn tuyến trục với các khu vực xung quanh; tăng cường đảm bảo anh ninh - quốc phòng của vùng/ quốc gia.
    Tuy nhiên, sự phát triển trong thời gian qua của hình thức này cũng bộc lộ không ít hạn chế về hiệu quả liên kết giữa các trung tâm kinh tế và các tác động phân cực đòi hỏi phải nghiên cứu hoàn thiện. Làm thế nào để phát huy được các giá trị thực tiễn của việc tổ chức các HLKT, góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước trong thời kì CNH, HĐH là một vấn đề đáng quan tâm cả về lý luận và thực tiễn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Quốc lộ 18 (QL18) là một trong những tuyến giao thông huyết mạch ở phía Bắc Việt Nam. Với những lợi thế về vị trí địa lý, các điểm đầu mút là các cửa vào - ra (sân bay quốc tế Nội Bài, cảng nước sâu Cái Lân, cửa khẩu quốc
    tế Móng Cái) cùng sự phát triển sôi động của các trung tâm kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) Bắc Bộ đã làm cho QL18 có nhiều tiềm năng phát triển thành HLKT. Việc phát triển HLKT QL18 sẽ tạo ra những tác động lan tỏa góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của các địa phương có HLKT đi qua và của cả VKTTĐ Bắc Bộ gắn với vùng phía Nam Trung Quốc. Tuy vậy, thời gian qua sự phát triển và liên kết của các trung tâm kinh tế dọc theo QL18 còn hạn chế; các tác động lan tỏa từ sự phát triển do lợi ích của tuyến trục giao thông huyết mạch trong vùng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và vai trò của nó. Vì vậy, việc nghiên cứu để phát
    triển QL18 trở thành HLKT trở nên cấp bách. Xuất phát từ những lí do nêu trên tác giả chọn vấn đề "Phát triển hành lang kinh tế quốc lộ 18 trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam" làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục đích
    Xác lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng và phát triển HLKT ở Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH; vận dụng nghiên cứu HLKT QL18 nhằm làm sáng tỏ các điều kiện và yếu tố hình thành HL cũng như các định hướng và đề xuất giải pháp phát triển của HLKT QL18 trong tương lai.
    2.2. Nhiệm vụ
     Tổng quan có chọn lọc và hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thựctiễn về xây dựng và phát triển HLKT trong điều kiện đẩy mạnh CNH,
    HĐH ở Việt Nam và vận dụng nghiên cứu trường hợp HLKT QL18; Đánh giá điều kiện hình thành và phát triển HLKT QL18 trong quá
    trình CNH, HĐH đất nước;
     Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả phát triển bền vững HLKT QL18 đến năm 2020 và 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là HLKT QL18, trong đó tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học, các điều kiện hình thành và phát triển HLKT QL18 trong quá trình CNH, HĐH; hệ thống các giải pháp phát triển hiệu quả
    và bền vững HLKT QL18.

    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học, điều kiện hình thành, định hướng và giải pháp phát triển HLKT QL18.
    - Phạm vi không gian: Về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, sự phát triển theo tuyến trục không phụ thuộc vào lãnh thổ - hành chính
    mà phụ thuộc vào ảnh hưởng (gồm sức hút và ảnh hưởng lan tỏa) của chính tuyến trục. Tuy nhiên, việc thu thập, xử lý và phân tích số liệu, đặc biệt là các số liệu định lượng trong nghiên cứu của luận án sẽ giới hạn đến các lãnh thổ cấp huyện thỏa mãn điều kiện (i) nằm dọc theo tuyến trục; (ii) toàn bộ hoặc phần lớn diện tích lãnh thổ thuộc phạm vi ảnh hưởng của tuyến trục. Do các lãnh thổ cấp huyện phù hợp với đơn vị kinh tế - hành chính nhỏ nhất ở Việt Nam, việc giới hạn phạm vi lãnh thổ trong nghiên cứu như vậy thể hiện tính khái quát cao nhưng vẫn bảo đảm tính khách quan đối với sự phát triển HLKT. Như vậy, phạm vi không gian nghiên cứu HLKT QL18 được giới
    hạn từ sân bay quốc tế Nội Bài tới cửa khẩu quốc tế Móng Cái cùng với vùng ảnh hưởng giữa HL với hai bên quốc lộ (QL) (được giới hạn theo đơn vị hành chính huyện, thị xã, thành phố) có QL18 đi qua thuộc các tỉnh, thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh bao gồm: Sóc Sơn (Hà Nội); Yên Phong, TP.Bắc Ninh, Quế Võ (Bắc Ninh); TP.Chí Linh (Hải Dương); Đông Triều, TP.Uông Bí, Yên Hưng,
    TP.Hạ Long, TP.Cẩm Phả, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, TP.Móng Cái (Quảng Ninh). Luận án có chú ý so sánh với VKTTĐ Bắc Bộ và các
    lãnh thổ lân cận.
     
Đang tải...