Luận Văn Phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh kinh nghiệm và giải pháp

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Thực tiễn hơn 20 năm đổi mới, sự phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn
    đã góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế, xã hội nông thôn, góp phần vào sự thành
    công của công cuộc xóa đói, giảm nghèo và thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá
    nông nghiệp, nông thôn nước ta. Sự phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn không chỉ
    là vấn đề kinh tế - kỹ thuật đơn thuần mà còn là vấn đề xã hội quan trọng nhằm tạo
    tiền đề cho nông thôn phát triển nhanh và bền vững. Do vậy, trong đường lối và
    chính sách phát triển KT - XH trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương nước
    ta, việc xây dựng và phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn luôn là một trong những
    vấn đề được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền chú trọng và luôn được gắn
    với các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.
    Năm 1997, Bắc Ninh được tách ra từ tỉnh Hà Bắc (cũ). Thời gian qua, sự gia
    tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cùng với việc ban hành các chính sách huy động các
    nguồn lực đa dạng trong xã hội cho đầu tư phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn đã
    mang lại những kết quả tích cực. Điều đó đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng
    và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi tình hình KT - XH nông thôn tỉnh Bắc
    Ninh. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, hạ tầng KT - XH
    nông thôn còn nhiều yếu kém, bất cập và có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển KT -
    XH nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển
    hạ tầng KT - XH nông thôn để rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải
    pháp nhằm phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn tỉnh Bắc Ninh sẽ có ý nghĩa thực tiễn
    quan trọng, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH của tỉnh.
    2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án
    Ở nước ta thời gian qua đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu về hạ tầng
    KT - XH nông thôn, nghiên cứu về nông nghiệp nông thôn trong đó có đề cập đến
    vấn đề hạ tầng KT - XH nông thôn như:
    Công trình của PGS. TS Đỗ Hoài Nam, TS. Lê Cao Đoàn (2001): “Xây dựng
    hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam", đã phân tích
    những vấn đề lý luận cơ bản về hạ tầng, phát triển hạ tầng ở nông thôn và đi sâu
    nghiên cứu thực trạng phát triển hạ tầng cơ sở ở tỉnh Thái Bình. Tác giả Trần Ngọc
    Bút (2002) có công trình: “Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam nửa thế kỷ
    cuối XX và một số định hướng đến năm 2010”, đã đi sâu nghiên cứu những chính
    sách, cơ chế, giải pháp cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có đề cập
    đến một số chính sách phát triển hạ tầng nông thôn. Một số công trình khác như luận
    án tiến sĩ của NCS Nguyễn Tiến Dĩnh (2003): “Hoàn thiện các chính sách phát triển
    nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng CNH, HĐH”; công trình
    nghiên cứu của PGS. TS Vũ Năng Dũng (2004): “Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu
    chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn”;
    công trình của PGS. TS Phạm Thanh Khôi, PGS. TS Lương Xuân Hiến (2006) “Một
    số vấn đề KT - XH trong tiến trình CNH, HĐH vùng đồng bằng sông Hồng” .
    nghiên cứu những vấn đề về KT - XH, về các chính sách phát triển nông nghiệp,
    2
    nông thôn trong đó có đề cập đến vấn đề phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn.
    Luận án tiến sĩ kinh tế của NCS Phạm Thị Tuý (2006), “Thu hút và sử dụng vốn
    ODA vào phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam”, tập trung nghiên cứu về nguồn
    vốn ODA cho phát triển kết cấu hạ tầng của Việt Nam.
    Nghiên cứu về Bắc Ninh có: Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Phương Bắc
    (2001), “Định hướng và giải pháp đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh”, luận án
    đi sâu về hoạt động đầu tư phát triển, các giải pháp cho đầu tư phát triển kinh tế trên
    địa bàn. Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Sỹ (2006), “Quá trình CNH, HĐH nông
    nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp”, đi sâu
    nghiên cứu những vấn đề về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Bắc
    Ninh trong đó có đề cập tới hạ tầng KT - XH. Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn
    Lương Thành (2006), “Tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình
    kết cấu hạ tầng KT - XH tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đổi mới - Thực trạng, kinh
    nghiệm và giải pháp”, đã đưa ra những cơ sở lý luận và những giải pháp huy động
    vốn phát triển cơ sở hạ tầng nói chung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
    Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về
    phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Do vậy, nghiên cứu sinh
    chọn đề tài “Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh, kinh
    nghiệm và giải pháp” sẽ có ý nghĩa thực tiễn quan trọng góp phần đề xuất các chính
    sách và giải pháp tiếp tục thúc đẩy phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn tỉnh Bắc
    Ninh trong thời gian tới.
    3. Mục đích nghiên cứu của luận án
    - Từ nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển hạ tầng KT - XH nông
    thôn để phân tích làm rõ thực trạng phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn thời gian
    qua và những tác động của nó đến sự phát triển KT - XH nông thôn tỉnh Bắc Ninh.
    Đồng thời, rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển hạ tầng KT - XH nông
    thôn ở Bắc Ninh.
    - Từ mục tiêu và yêu cầu phát triển KT - XH nông thôn Bắc Ninh trong thời
    gian tới luận án đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển hạ
    tầng KT - XH ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    - Đối tượng nghiên cứu: Luận án lấy quá trình phát triển hạ tầng KT - XH ở
    nông thôn tỉnh Bắc Ninh làm đối tượng nghiên cứu.
    - Phạm vi nghiên cứu của luận án:
    + Nội dung của hạ tầng KT - XH ở nông thôn là phạm trù rất rộng, phạm vi
    nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn ở những cơ sở vật chất làm điều kiện cho các
    hoạt động KT - XH như: Hệ thống giao thông, cung cấp điện, nước sạch nông thôn,
    chợ, giáo dục, y tế ở nông thôn. Nội dung của luận án không đề cập đến các tổ
    chức, thiết chế xã hội đối với sự phát triển KT - XH ở nông thôn.
    + Sự phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn chịu ảnh hưởng của nhiều nhóm
    nhân tố, tuy nhiên trong nghiên cứu luận án chủ yếu tập trung phân tích nhóm nhân
    tố về cơ chế, chính sách của Nhà nước tác động đến sự phát triển hạ tầng KT - XH
    3
    nông thôn. Đó cũng là cơ sở để luận án rút ra một số bài học có ý nghĩa thực tiễn
    cũng như đề xuất các giải pháp và kiến nghị đối với phát triển hạ tầng KT - XH
    trong CNH, HĐH nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
    + Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1997, khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập đến
    năm 2007, trong đó chủ yếu tập trung vào giai đoạn 2000 - 2007.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
    vật lịch sử. Luận án đã kết hợp sử dụng các phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc
    để tiếp cận nghiên cứu từ lý luận đến đánh giá thực trạng cụ thể của từng loại hạ
    tầng kinh tế - kỹ thuật, hạ tầng văn hoá - xã hội trên địa bàn trên cơ sở đó nhìn nhận
    rõ tính hai mặt của vấn đề đó là thành tựu và hạn chế.
    - Quá trình nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đối chứng so sánh và các
    phương pháp phân tích kinh tế dựa trên các nguồn số liệu, tài liệu thu thập, tài liệu
    tham khảo của các cơ quan quản lý tại tỉnh Bắc Ninh có liên quan đến phát triển hạ
    tầng KT - XH như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải,
    Sở Giáo dục - Đào tạo . để làm rõ nội dung nghiên cứu, đúc rút được kinh nghiệm
    từ thực tiễn.
    - Đồng thời trong nghiên cứu luận án, tác giả đã kế thừa có chọn lọc những
    kết quả nghiên cứu của một số học giả trong và ngoài nước, kinh nghiệm của một số
    nước, vùng lãnh thổ trên thế giới về phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn trong
    CNH, HĐH.
    6. Những đóng góp của luận án
    - Làm rõ thêm cơ sở lý luận về phát triển hạ tầng KT - XH và tác động của nó
    đối với sự phát triển KT - XH ở nông thôn. Luận án đã làm rõ một số kinh nghiệm
    của một số nước trong phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn.
    - Làm rõ chủ trương, chính sách của Nhà nước đã được thực thi trong phát
    triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn nói chung và ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Luận án
    rút ra một số bài học kinh nghiệm.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy phát triển hạ tầng KT - XH
    nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh thời gian tới và một số kiến nghị nhằm tăng thêm tính
    khả thi của các giải pháp đó.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án
    được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển hạ tầng KT -
    XH ở nông thôn.
    Chương 2: Thực trạng phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh
    từ 1997 đến nay và bài học kinh nghiệm.
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển hạ tầng KT - XH
    nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...