Luận Văn phát triển giáo dục và đào tạo, một yếu tố một cơ sở để con người Việt Nam có thuể thực hiện vai trò

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Quản lý giáo dục
    Trường: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: doc
    Trình độ: Đại học
    Số trang: 23


    Con người là sinh vật có tính xã hội. Đối với Mác" con người không phải là một tồn tài trừu tượng, ẩn náu đâu đó ngoài thế giới". Đó là những con người sống trong một thời đại nhất định, một môi trường xã hội nhất định, có những quan hệ xã hội phong phú, phức tạp và ngày càng phong phú với sự phát triển của văn minh.
    Các Mác viết" Bản chất con người không phải là cái trừu tượng cố hữu cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội". Qua luận đề nổi tiếng đó, chúng ta thấy Mác muốn nói bản chất con người, một sự trừu tượng khoa học, là sự khái quát từ đời sống cụ thể, từ thuộc tính của con người hiện thực, thế hệ này qua thế hệ khác, bản chất con người được thể hiện và chỉ có thể được thể hiện thông qua tổng thể các quan hệ xã hội. Muốn tìm bản chất con người thì tìm ở bên trong chứ không phải ở bên ngoài đời sống thực hiện cuả đời sống con người. Luận đề của Mác không làm mất đi tính cá nhân, khẳng định sự kỳ diệu, sự phong phú vô hạn của tính cách con người. Nếu đứng trên quan điểm sinh vật học mà xét thì không thể hiểu được những thực chất của con người, mà ngay cả ý nghĩa của cơ thể con người từ khi quá trình nguồn gốc loài người kết thúc thì những biến đổi trong cơ thể đều được hướng tới bởi ảnh hưởng quyết định của văn hoá: khả năng đối xử có tính người đối với thế giới và đối vớng những người khác, khả năng lao động, giao tiếp với những người chung quanh, khả năng tư duy, có những tình cảm đạo đức và những xúc cảm thẩm mỹ, tất cả những cái đó đều không phải là đặc tính của cơ thể mà là những nét đã hình thành trong quá tình thực tiễn lịch sử xã hội, tiêu biểu cho thực chất của con người trong cách biểu hiện và bộc lộ cá thể của nó. Những nét ấy được hình thành nhờ chỗ con người tham gia vào hệ thống các quan hệ xã hội, vào quá trình hoạt động lao động, đi liền với sự tham gia của người vào quá trình nắm vững và tái tạo nền văn hoá xã hội (lao động, hoạt động). Chính trong quá trình này con người đã tự sáng tạo ra bản thân mình một cách lịch sử và không ngừng tái hiện bản thân mình, tự giáo dục bản thân với tư cách là con người. Tiêu chuẩn lịch sử cho phép người ta phân biệt con người - đó là sản xuất ra công cụ lao động cũng bằng chính công cụ. Đồng thời tiền tệ tuyệt đối và điều kiện của văn hoá con người là tự giới tự nhiên mà con người dùng để xây dựng nền văn hoá của mình bằng cách chinh phục tự nhiên một cách sáng tạo. Con người xã hội là kẻ sáng tạo ra lịch sử, sáng tạo ra bản thân mình. Chính vì vậy, con người hoàn toàn mang tính xã hội.
    Nội dung tóm tắt
    Chương I: Nguồn gốc và cơ sở lý luận
    Chương II: Vai trò của con người trong đời sống xã hội, đặc biệt trong quá trình sản xuất xã hội.
    Chương III: Chuẩn bị con người Việt Nam phục vụ
    Chương IV: Định hướng giá trị con người Việt Nam đi vào thế kỷ XXI vì sự nghiệp CNH - HĐH đất nước
    Chương V: Giải pháp và phát huy con người
     
Đang tải...