Tiến Sĩ Phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính tại Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/7/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU
    Chương 1: LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA PHI TÀI CHÍNH 1
    Giới thiệu chương 1 1
    1.1 HÀNG HÓA PHI TÀI CHÍNH 1
    1.1.1 Khái niệm 1
    1.1.2 Thực chất của hàng hóa phi tài chính 2
    1.1.3 Rủi ro trong giao dịch hàng hóa phi tài chính 2
    1.2 GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA PHI TÀI CHÍNH 4
    1.2.1 Phân biệt giao dịch phái sinh hàng hóa và phái sinh tài chính 4
    1.2.2 Các hình thức giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính 5
    1.2.2.1 Giao dịch kỳ hạn 5
    1.2.2.2 Giao dịch tương lai 6
    1.2.2.3 Giao dịch quyền chọn 8
    1.2.3 Hệ thống giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính 11
    1.2.3.1 Sàn giao dịch 11 1.2.3.2 Người môi giới 11
    1.2.3.3 Nhà bảo hiểm 12
    1.2.3.4 Nhà đầu tư 12
    1.2.3.5 Trung tâm thanh toán bù trừ 13
    1.2.3.6 Công ty thanh toán thành viên 13
    1.2.3.7 Công ty giám định chất lượng 14
    1.2.3.8 Ngân hàng thương mại 14
    1.2.3.9 Hệ thống kho bãi 15
    1.2.4 Đặc trưng giao dịch tập trung trên sàn 16
    1.2.4.1 Chuẩn hóa về sản phẩm giao dịch 16
    1.2.4.2 Giao dịch tập trung tại sàn giao dịch 18
    1.2.4.3 Tuân thủ quy trình thanh toán lãi lỗ hàng ngày 18
    1.2.4.4 Nghĩa vụ hợp đồng được đảm bảo 20
    1.2.4.5 Kết thúc nghĩa vụ hợp đồng dễ dàng 21
    1.2.5 Quy trình giao dịch tập trung qua sàn giao dịch 22
    1.2.6 Lợi ích gia tăng của giao dịch phái sinh hàng hóa 23
    1.2.6.1 Đối với chủ thể tham gia thị trường 23
    1.2.6.2 Đối với vai trò quản lý của nhà nước 25
    1.2.6.3 Đối với thị trường hàng hóa 26
    1.2.7 Rủi ro gia tăng của giao dịch phái sinh hàng hóa 27
    1.2.7.1 Rủi ro trong tính thuế trên lãi 27
    1.2.7.2 Rủi ro trong hạch toán các giao dịch phái sinh hàng hóa 28
    1.2.7.3 Lợi dụng các giao dịch trên thị trường phái sinh hàng hóa để đầu cơ 28
    1.3 PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA PHI TÀI CHÍNH 29
    1.3.1 Khái niệm 29
    1.3.2 Tiêu chí đánh giá phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa 29
    1.3.2.1 Tiêu chí định tính 29
    1.3.2.1 Tiêu chí định lượng 29
    1.3.3 Điều kiện chính để phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa 29
    1.3.3.1 Điều kiện hàng hóa 29
    1.3.3.2 Cơ sở pháp lý 31 1.3.3.3 Điều kiện kinh tế, tài chính 32
    1.3.3.4 Điều kiện kỹ thuật 33
    1.4 GIỚI THIỆU SÀN GIAO DỊCH LIFFE VÀ NYBOT 33
    1.4.1 Sàn giao dịch LIFFE, nước Anh 33
    1.4.2 Sàn giao dịch NYBOT, nước Mỹ 35
    1.5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG TỔ CHỨC VÀ KINH DOANH PHÁI
    SINH HÀNG HÓA 37
    1.5.1 Giao dịch phái sinh hàng hóa tại Brazil 37
    1.5.1.1 Giới thiệu về ngành nông nghiệp Brazil 37
    1.5.1.2 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển BM&F 39
    1.5.1.3 Hợp đồng phái sinh cà phê 42
    1.5.1.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 45
    1.5.2 Khủng hoảng ngân hàng Barings – Bài học từ trạng thái mở quá lớn 47
    1.5.2.1 Diễn biến sự sụp đổ 48
    1.5.2.2 Tác động của sự sụp đổ 49
    1.5.2.3 Nguyên nhân sụp đổ dưới góc độ rủi ro của sản phẩm phái sinh 50
    1.5.2.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 50
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 52
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA PHI TÀI
    CHÍNH TẠI VIỆT NAM 53
    Giới thiệu chương 2 53
    2.1 KHÁI QUÁT CÁC ĐIỀU KIỆN CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH
    PHÁI SINH HÀNG HÓA PHI TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 53
    2.1.1 Điều kiện về hàng hóa 53
    2.1.1.1 Gạo 55
    2.1.1.2 Cà phê 59
    2.1.1.3 Cao su 62
    2.1.2 Điều kiện pháp lý 66
    2.1.3 Điều kiện kinh tế, tài chính 68
    2.1.3.1 Tình hình kinh tế Việt Nam 68
    2.1.3.2 Hội nhập kinh tế quốc tế 73
    2.1.3.3 Năng lực hệ thống ngân hàng thương mại 75 2.1.4 Điều kiện kỹ thuật 80
    2.2 THỰC TRẠNG GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA PHI TÀI CHÍNH
    TẠI VIỆT NAM 84
    2.2.1 Giới thiệu các sàn giao dịch hàng hóa tại Việt Nam 84
    2.2.2 Phân tích tình hình hoạt động các sàn giao dịch hàng hóa tại Việt Nam 86
    2.2.2.1 Sàn giao dịch hạt điều Tp.HCM 86
    2.2.2.2 Sàn giao dịch thuỷ sản Cần Giờ 89
    2.2.2.3 Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột 91
    2.2.2.4 Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín Sacom - STE 94
    2.2.2.5 Sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) 96
    2.2.2.6 Sở giao dịch hàng hóa Info 97
    2.2.3 Tình hình giao dịch phái sinh hàng hóa tại sàn hàng hóa quốc tế 98
    2.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG
    HÓA PHI TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 100
    2.3.1 Khảo sát nhu cầu sản phẩm phái sinh hàng hóa phi tài chính 100
    2.3.2 Khảo sát nhà cung cấp sản phẩm phái sinh hàng hóa phi tài chính 103
    2.3.3 Khảo sát chuyên gia về giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính 108
    2.4 ĐÁNH GIÁ GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA PHI TÀI CHÍNH TẠI VIỆT
    NAM BẰNG MÔ HÌNH SWOT 109
    2.5 NGUYÊN NHÂN CHÍNH CỦA NHỮNG HẠN CHẾ 118
    2.5.1 Cơ sở pháp lý còn nhiều hạn chế 118
    2.5.2 Hệ thống ngân hàng thương mại chưa phát huy tốt vai trò 118
    2.5.3 Sản phẩm giao dịch trên thị trường chưa đa dạng 119
    2.5.4 Vai trò quản lý còn hạn chế 119
    2.5.5 Các dịch vụ hỗ trợ sàn giao dịch còn chưa phát triển 120
    2.5.6 Hạ tầng công nghệ còn kém phát triển 120
    2.5.7 Chính sách phát triển hàng hóa cơ sở chưa hoàn thiện 121
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 122
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA
    PHI TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 123
    Giới thiệu chương 3 123
    3.1 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA PHI TÀI
    CHÍNH TẠI VIỆT NAM 123
    3.1.1 Nâng cao vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại 123
    3.1.2 Xác định cơ chế quản lý và nâng cao vai trò các nhà quản lý giao dịch 125
    3.1.3 Nâng cao năng lực các nhà đầu tư tham gia thị trường 128
    3.1.4 Thiết kế sản phẩm phái sinh hàng hóa phù hợp 130
    3.1.5 Nghiên cứu liên kết với các dịch vụ tài chính của ngân hàng 133
    3.1.6 Đa dạng hóa hình thức giao dịch 136
    3.1.7 Đa dạng hóa hàng hóa giao dịch 137
    3.1.8 Xác định rõ phân khúc thị trường 139
    3.1.9 Minh bạch hóa thông tin 141
    3.1.10 Hoàn thiện sàn giao dịch hàng hóa 142
    3.1.11 Tiếp thu công nghệ hiện đại 143
    3.1.12 Tiếp thu bài học kinh nghiệm 144
    3.1.13 Đào tạo về giao dịch phái sinh hàng hóa 147
    3.1.14 Chuẩn bị nguồn nhân lực 150
    3.2. NHÓM GIẢI PHÁP HỖ TRỢ 152
    3.2.1 Định hướng chiến lược phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa 152
    3.2.2 Chiến lược phát triển hàng hóa cơ sở 154
    3.2.3 Xây dựng cơ sở pháp lý cho thị trường phái sinh hàng hóa 155
    3.2.4 Chính sách hỗ trợ thông tin hàng hóa cơ sở 158
    3.2.5 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng 159
    3.2.6 Hoàn thiện cơ chế thanh toán 161
    3.2.7 Hoàn thiện hệ thống kế toán các giao dịch phái sinh 162
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 164
    KẾT LUẬN 165
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ 166
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167
    PHỤ LỤC 175
    PHỤ LỤC 1: Phiếu khảo sát nhà cung cấp sản phẩm phái sinh hàng hóa 175
    PHỤ LỤC 2: Phiếu khảo sát nhu cầu sản phẩm phái sinh hàng hóa 179
    PHỤ LỤC 3: Phiếu khảo sát chuyên gia về giao dịch phái sinh hàng hóa 181
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do nghiên cứu
    Đối với giao dịch giao ngay hàng hóa, bốn rủi ro cơ bản mà các thương nhân có thể
    gặp phải là rủi ro về giá, rủi ro vận tải, rủi ro về chất lượng hàng hóa được giao và rủi
    ro tín dụng thương mại, trong đó, rủi ro về giá là rủi ro quan trọng nhất (Geman, H.,
    2005). Giao dịch phái sinh hàng hóa thông qua sàn giao dịch được đánh giá là một
    trong những giải pháp hiệu quả để hạn chế các rủi ro này. Trong đó, với cơ chế xác
    định giá thông qua giao dịch tự động cũng như cung cấp các hợp đồng phái sinh để
    quản trị rủi ro về giá, phái sinh hàng hóa thông qua sàn giao dịch góp phần hiệu quả



    cho các nhà sản xuất kiểm soát biến động giá. Ngoài ra, với quy định về việc chuẩn
    hóa hàng hóa giao dịch trên sàn, rủi ro về chất lượng hàng hóa cũng được hạn chế
    đáng kể.
    Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp với nhiều nông phẩm có thương hiệu và sản
    lượng xuất khẩu cao trên thị trường thế giới như gạo, hồ tiêu, cao su và cà phê. Cụ thể,
    Việt Nam là một trong những trung tâm canh tác lúa nước của thế giới và là quốc gia
    xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan (Phạm Thị Xuân Thọ, 2010).
    Năm 2009, gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 quốc gia trên thế giới với sản lượng 6
    triệu tấn. Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất trong hoạt động xuất khẩu gạo trong nhiều năm
    qua là "được mùa, không được giá" (good crop, bad price). Điều này làm cho thị
    trường trở nên bất ổn và tác động tiêu cực đến giá bán. Vì thế, dù sản lượng xuất khẩu
    gạo của Việt Nam rất lớn nhưng lợi nhuận thu được không cao (Nguyễn Đình Luận,
    2013). Đối với hồ tiêu, ngoài sản lượng 100,000 tấn mỗi năm (ACC, 2014), Việt Nam
    là quốc gia có sản lượng tiêu thu hoạch cao nhất thế giới. Tiêu Việt Nam được biết đến
    với hai thương hiệu nổi tiếng thế giới là Chư Sê (Gia Lai) và Phú Quốc (Kiên Giang).
    Tiêu Việt Nam đã được xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Đức,
    Hà Lan, Ấn Độ, Singapore, Nga và Trung Đông. Dưới sự điều phối của Hiệp hội Hồ
    tiêu Việt Nam (VPA), các nhà xuất khẩu địa phương làm rất tốt trong việc bổ sung
    thêm giá trị cho sản phẩm của họ. Tuy nhiên, không có một thị trường phái sinh và do
    theo mùa, tính chất đầu cơ của sản phẩm đã tác động lớn đến việc thực hiện hợp đồng,
    điều này làm ảnh hưởng đến hình ảnh của các nhà xuất khẩu địa phương. Việt Nam
    xếp thứ 3 trên thế giới về sản xuất cao su sau Malaysia và Thái Lan (ACC, 2014).
    Đánh giá cao lợi nhuận từ ngành công nghiệp cao su, Việt Nam đang đầu tư mạnh mẽ
    vào việc sản xuất và nâng cao công nghệ. Ngày càng nhiều nhà sản xuất sử dụng tiêu
    chuẩn ISO để làm cho cao su Việt Nam trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi.
    Thuận lợi về vị trí địa lý, lợi thế chia phí và lợi thế quy mô mang đến cho ngành cao su
    Việt Nam tiếp cận tốt với các thị trường đang bùng nổ tại Ấn Độ, Trung Quốc và thị
    trường thế giới.Tuy nhiên, với việc mở rộng diện tích và cơ sở vật chất, không chỉ ở
    Việt Nam mà đối với cả Lào và Campuchia, vị trí này sẽ được thay đổi một cách
    nhanh chóng. Cuối cùng, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu trong hoạt động sản xuất cà
    phê trên thế giới với 500,000 héc ta và sản lượng trung bình 1.2 triệu tấn mỗi năm.
    Đặc điểm đa dạng và chất lượng ngày càng được cải thiện của cà phê Việt Nam đã làm
    tăng mạnh vị thế cà phê Việt Nam và thương hiệu trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên,
    các nhà xuất khẩu địa phương thường nhỏ cùng với những lý do khách quan khác tạo
    nên sự không ổn định cũng như rủi ro trên thị trường (ACC, 2014). Như vậy, có thể
    thấy rằng tuy sản lượng các mặt hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam có tăng trưởng ấn
    tượng trong thời gian vừa qua, tuy nhiên, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà xuất
    khẩu Việt Nam, đặc biệt là nông dân. Nhu cầu cần thiết là phải tổ chức thị trường kinh
    doanh chuyên nghiệp hơn, có tổ chức và nguồn luật điều chỉnh cụ thể.
    Ý tưởng về sàn giao dịch hàng hóa đã hình thành tại Việt Nam từ năm 2002 với sự ra
    đời của Sàn giao dịch hạt điều Tp. HCM, sau đó là sàn giao dịch thủy sản Cần Giờ,
    sàn giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột (BCEC), Sàn giao dịch Sacom –STE, sàn giao
    dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) và gần đây nhất là sàn giao dịch hàng hóa Info (Info
    comex) được Bộ Công Thương cấp phép thành lập vào năm 2013. Tuy nhiên, hoạt
    động của các sàn giao dịch nói trên còn hết sức hạn chế và chưa thu hút được sự quan
    tâm cũng như tham gia của người nông dân (Nguyễn Thị Mai Chi, 2010). Trong khi
    đó, hoạt động của các sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới đặc biệt là tại Mỹ diễn ra
    hết sức sôi nổi và ngoài việc cung cấp một giải pháp bảo hiểm rủi ro về giá cho các
    bên tham gia, phái sinh hàng hóa còn là một kênh đầu từ ngày càng được quan tâm để
    đa dạng hóa danh mục (Basu, P. and Gavin, W.T. 2010).
    Từ thực trạng hoạt động không hiệu quả của các sàn giao dịch hàng hóa hiện nay tại
    Việt Nam trong khi người dân sản xuất lại phải chịu rất nhiều rủi ro trong giao dịch
    giao ngay hàng hóa cùng với sự phát triển của giao dịch phái sinh hàng hóa trên thế
    giới trong thời gian qua, đề tài "Phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính
    tại Việt Nam" được thực hiện với mục đích đánh giá những mặt đạt được, phát hiện
    những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại nhằm đề xuất những giải pháp nhằm
    phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa tại Việt Nam. Luận án cũng xem xét điều kiện
    hình thành của giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính tại Việt Nam. Mục đích cuối
    cùng là phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính nhằm cung cấp một kênh
    xác định giá mới, hạn chế rủi ro biến động giá hàng hóa, tạo một kênh đầu tư mới và
    góp phần đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện các chính sách có liên quan.
     
Đang tải...