Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cùng với sự phát triển của lịch sử loài người, các hoạt động kinh tế diễn ra với quy
    mô ngày càng lớn, phạm vi các quan hệ kinh tế rộng, tính chất phức tạp và trình độ phát
    triển ngày càng cao. Ngày nay, trên thế giới du lịch trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội
    (KT-XH) phổ biến, là cầu nối tình hữu nghị, là phương tiện gìn giữ hoà bình và hợp tác
    giữa các quốc gia, dân tộc. Ở nhiều quốc gia, du lịch là một trong những ngành kinh tế
    hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, đem lại những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội.
    Trong thời gian qua, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) đã và
    đang thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
    vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
    nghĩa (XHCN), bước đầu đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng.
    Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngành du lịch CHDCND Lào
    mới bắt đầu hội nhập và hợp tác, đang trong quá trình tìm hiểu cơ chế và luật lệ quốc tế,
    nên khả năng chủ động đưa ra các dự án hợp tác còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, những
    yếu tố như dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng
    dịch vụ thấp, giá cả cao, sản phẩm chưa phong phú là những thách thức lớn đối với
    ngành du lịch nói chung và đối với các doanh nghiệp du lịch nói riêng. Thực tế này dẫn tới
    năng lực cạnh tranh của ngành và các sản phẩm du lịch thấp. Trong những năm tới, xu
    hướng cạnh tranh ngành sản phẩm du lịch sẽ ngày càng gay gắt, đã và đang đặt ra những
    thách thức ngày càng lớn đối với du lịch của CHDCND Lào nói chung, du lịch Bo Kẹo nói
    riêng.
    Hiện tại nguồn khách quốc tế do các công ty lữ hành quốc tế lớn chi phối bởi họ có
    năng lực cạnh tranh mạnh, có khả năng khai thác thị trường trên toàn cầu. Những công ty
    này sẽ tạo ra sức ép rất lớn đối với các công ty lữ hành trong nước, do đó nếu không có
    những biện pháp kịp thời, ngành du lịch của CHDCND Lào nói chung và du lịch tỉnh Bo
    Kẹo nói riêng sẽ mất đi những cơ hội phát triển.
    Tỉnh Bo Kẹo có vị trí nằm trong khu vực "Tam giác vàng", là một tỉnh có địa hình cả
    đồng bằng và miền núi, có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, thương mại và du lịch,




    trên cơ sở liên kết giữa các tỉnh miền núi phía Tây Bắc Lào với Trung Quốc, Thái Lan và
    Myanma. Tỉnh Bo Kẹo không chỉ là một trung tâm buôn bán, mà còn là tỉnh có nhiều tiềm
    năng để khai thác và phát triển du lịch biên giới như: Có nhiều điều kiện thiên nhiên rất phong
    phú, nhiều danh lam thắng cảnh, có truyền thống văn hoá các dân tộc, do vậy, nếu khai thác
    tốt các lợi thế đó, đáp ứng được nhu cầu du khách trong nước và phát triển du lịch quốc tế thì
    du lịch sẽ trở thành một ngành kinh tế chủ yếu.
    Như vậy, phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo không chỉ xuất phát từ thực tiễn, góp phần
    thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn mà còn là yêu cầu mang tính chiến lược
    lâu dài nhằm phát triển ngành du lịch ở CHDCND Lào trong giai đoạn tiếp theo. Với lý do
    đó, tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hoà Dân chủ Nhân
    dân Lào
    ” làm luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Ở nước CHDCND Lào đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch kể cả đề tài
    quốc gia như: Chương trình du lịch Cánh Đồng Chum, tỉnh Xiêng Khoảng, du lịch Vắt
    Phu, tỉnh Chăm Pa Sắc (Chùa trên đồi), du lịch Năm Tốc Tạt, Khon Pha Phêng (Thac
    Khon). Công trình nghiên cứu tiêu biểu của tác giả Lào là Hụm Phăn Khưa Pa Sít (2008),
    Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Pha Bang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn
    thạc sĩ kinh tế, HVCTHCQG HCM. Luận văn đã nêu tình hình phát triển du lịch trong thời
    gian qua và chiến lược phát triển trong tương lai.
    Các công trình nghiên cứu của tác giả Việt Nam khá đồ sộ, trong đó phải kể đến
    một số công trình tiêu biểu sau: Luận án của Nguyễn Đức Lợi: Những điều kiện và giải
    pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn, luận án tiến sỹ,
    Hà Nội 1996. Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn đưa du lịch thành ngành kinh
    tế mũi nhọn, tiềm năng và thực trạng ngành du lịch Việt Nam, tác giả luận án đã nêu định
    hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành
    kinh tế mũi nhọn.
    Bùi Thuý Hạnh với luận án Đánh giá và khai thác điều kiện tự nhiên và tài nguyên
    Ba Vì phục vụ mục đích du lịch, luận án tiến sỹ, Hà Nội 1996. Nội dung luận án này tập
    trung khai thác các điều kiện tự nhiên sẵn có ở khu vực Ba Vì (Hà Tây cũ) để phát triển du




    lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch khám phá.
    Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Hạnh: Những đặc điểm tài nguyên du lịch Thủ
    đô Hà Nội phục vụ khai thác hoạt động kinh doanh du lịch, Hà Nội 1997. Luận án đã làm
    rõ những vấn đề lý luận chung về tài nguyên du lịch, đánh giá thực trạng những đặc điểm
    tài nguyên du lịch của Thủ đô Hà Nội và khai thác tài nguyên du lịch phục vụ kinh doanh
    du lịch, đế xuất các giải pháp để khai thác tài nguyên du lịch phục vụ kinh doanh du lịch
    một cách có hiệu quả.
    Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lài (2008) Khai thác tiềm năng du lịch để
    phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Bình, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia
    Hồ Chí Minh, Hà Nội lại tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm khai thác tiềm
    năng, điều kiện tự nhiên, văn hoá, lịch sử . ở tỉnh Quảng Bình mà theo tác giả, đến nay
    chưa khai thác hết. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Mạnh Cường (2008) với tiêu đề
    Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia
    Hồ Chí Minh, Hà Nội lại nhìn nhận sự phát triển du lịch địa phương trong bối cảnh tăng
    cường giao lưu và hợp tác kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ. Theo đó, nhu
    cầu du lịch ngày càng tăng và chính quyền địa phương cần thực hiện nhiều giải pháp nhằm
    khai thác có hiệu quả xu thế này. Luận văn thạc sĩ của Thái Viết Tường (2006): Du lịch
    văn hoá ở tỉnh Quảng Nam, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
    Nội lại tập trung khai thác mảng văn hoá - thế mạnh của tỉnh Quảng Bình với các di tích
    Mỹ Sơn, Hội An, Phong Nha - Kẻ Bàng và bề dày truyền thống văn hoá của mỗi địa
    phương trên địa bàn tỉnh. Luận văn thạc sĩ của Trần Mạnh Chí (2007) với chủ đề Giải
    pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Nội, Học viện Chính trị -
    Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội tập trung nghiên cứu, định hướng và tìm kiếm
    giải pháp nhằm phát triển ngành này theo hướng mở rộng các sản phẩm du lịch, tăng đầu
    tư kết cấu hạ tầng du lịch . từng bước mở rộng quy mô, lĩnh vực và đóng góp của du lịch
    vào sự phát triển chung của Thủ đô. Luận văn tốt nghiệp hệ Cao cấp lý luận của tác giả Lê
    Mai Khanh (2005) với đề tài Phát triển du lịch Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định
    hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
    Minh, Hà Nội lại có góc nhìn khá tổng quan về toàn ngành du lịch Việt Nam, nghiên cứu




    kinh nghiệm quốc tế, khái quát những thành tựu, hạn chế của du lịch Việt Nam thời gian
    qua, đánh giá khái quát tiềm năng và triển vọng trong thời gian tới, từ đó đề xuất hệ thống
    các giải pháp phù hợp. Luận văn của Nguyễn Quốc Tuấn (2008), Quản lý nhà nước đối với
    hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý,
    Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã khái quát tình hình
    hoạt động du lịch tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay, phương hướng và giải pháp hoàn
    thiện quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch trong thời gian tới. Tác giả Trần Ngọc Tư
    (2000), Phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc Tiềm năng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ khoa
    học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn này đã đề cập đến phát
    triển du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005), Kinh tế du lịch ở
    tỉnh Thanh Hoá, thực trạng và giải pháp phát triển, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện
    Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh .
    Riêng về du lịch tỉnh Bo Kẹo, hiện đã có một số bài viết đề cập đến phát triển du
    lịch, nhưng chưa phân tích toàn diện và làm rõ tiềm năng cũng như mặt tồn tại của chúng
    trong giai đoạn hiện nay. Hiện tại, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo chưa có công
    trình nghiên cứu nào dưới dạng luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đề cập đến dưới góc độ
    quản lý kinh tế.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch;
    thông qua việc nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển du lịch trong thời gian qua tại
    tỉnh Bo Kẹo, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, qua đó, đề xuất
    phương hướng và hệ thống giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo trong thời gian tới.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung
    giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
    - Phân tích về mặt lý luận khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của du lịch và phát
    triển du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội ở Lào nói
    chung và ở cấp tỉnh nói riêng.
    - Rút ra những bài học đối với tỉnh Bo Kẹo qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du
    lịch của một số tỉnh của Việt Nam và một số tỉnh của Lào.




    - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Bo Kẹo trong thời gian qua.
    Chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân.
    - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo đến
    năm 2020.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn xác định phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh
    Bo Kẹo. Phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo, đặt mối quan hệ với quy hoạch tổng thể phát triển
    kinh tế - xã hội của tỉnh và phát triển trên phạm vi vùng, quốc gia.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Về không gian: Đề tài giới hạn không gian nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo.
    Về thời gian: Nghiên cứu phát triển du lịch chủ yếu từ năm 2002 - 2008 và phương
    hướng, giải pháp đến năm 2020.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
    lịch sử. Cụ thể, đề tài cũng sử dụng các phương pháp như: Phân tích- tổng hợp, thống kê,
    so sánh .
    Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các
    công trình khoa học đã được công bố.
    6. Đóng góp mới của luận văn
    - Khẳng định phát triển du lịch là tất yếu khách quan, góp phần thúc đẩy phát triển
    kinh tế - xã hội của tỉnh Bo Kẹo.
    - Chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của phát triển du lịch tỉnh
    Bo Kẹo thời gian qua.
    - Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo trong thời gian tới.
    - Làm tài liệu tham khảo, là cơ sở góp phần xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch,
    các chủ trương biện pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3




    chương, 9 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...