Luận Văn Phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1/. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
    Con người có ba nhu cầu bao gồm nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ
    và nhu cầu phát triển. Ngày nay, cuộc sống đã bắt đầu vượt ra khỏi sự ràng
    buộc của nhu cầu sinh tồn, hướng đến thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát
    triển, là một bộ phận trong sinh hoạt văn hóa của con người. Nền kinh tế phát
    triển, thu nhập người dân nâng lên, sức sản xuất của xã hội hiện đại phát triển
    nhanh chóng, tác động trực tiếp đến nhịp điệu sinh hoạt của xã hội con người
    ngày càng mau lẹ. Vì vậy mọi người sau thời gian làm việc và học tập khẩn
    trương, cần phải khôi phục thể lực, thư giãn tinh thần để nâng cao hiệu suất
    công việc. Do đó hoạt động du lịch ngày càng trở thành một nhu cầu không thể
    thiếu được trong đời sống xã hội. Với mức đóng góp của ngành du lịch hiện
    nay, ngành du lịch được đánh giá là một trong những ngành kinh tế mang lại
    hiệu quả cao của thế giới. Đối với Việt Nam phát triển du lịch là giải pháp tốt
    nhất trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết lao động, tăng thu nhập
    người dân một cách hiệu quả.
    Tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có cơ sở hạ tầng
    phát triển, miền đất được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến với
    nhiều phong cảnh, chùa chiền đậm đà dấu ấn văn hóa và lịch sử cách mạng
    như: Núi Sam-Chùa Bà Chúa Xứ, Núi Cấm và hệ thống hang động, Thủy Đài
    Sơn, Anh Vũ Sơn, Sơn viên Cô Tô, Đồi Tức Dụp, Dốc Bà Đắt anh hùng trong
    chống Mỹ và nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật khác. Với những tiềm
    năng phong phú về lợi thế phát triển du lịch, tỉnh An Giang xác định từng bước
    đưa ngành du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực
    trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trên cơ sở tận
    dụng tiềm năng sẳn có kết hợp sự đầu tư đúng mức và sự hỗ trợ, quan tâm của
    nhà nước để tạo điều kiện tốt nhất cho ngành du lịch phát triển.
    Thời gian qua, ngành du lịch tỉnh An Giang có những bước phát
    triển, nhưng so với lợi thế thì mức độ khai thác, phát triển chưa cao. Công tác
    quản lý còn nhiều bất cập, nội dung chương trình du lịch chưa phong phú, sản
    phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng phục vụ chưa cao, nguồn nhân lực phục
    vụ du lịch còn thấp và khả năng cạnh tranh còn nhiều hạn chế .Các công trình
    đã nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh An Giang như Quy hoạch tổng thể phát
    triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2010 và một số công trình nghiên cứu
    khác có liên quan đến phát triển du lịch tỉnh An Giang chưa đi sâu vào nghiên
    cứu một cách hệ thống và xây dựng phương pháp luận về phát triển du lịch,
    chưa khảo sát, đánh giá một cách đầy đủ về thực trạng du lịch tỉnh An Giang,
    đặc biệt là chưa định hướng rõ nét phát triển du lịch tỉnh An Giang trong bối
    cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Từ thực trạng phát triển ngành du lịch của tỉnh
    An Giang hiện nay thì việc nghiên cứu đề tài “
    Phát triển du lịch tỉnh An Giang
    đến năm 2020
    “ trên cơ sở khảo sát đánh giá và đề ra giải pháp đẩy mạnh phát
    triển du lịch tỉnh An Giang là điều rất cấp thiết. Nhằm nghiên cứu làm rõ nét
    những vấn đề lý luận và thực tiển về phát triển du lịch trong bối cảnh toàn cầu
    hóa và nền kinh tế tri thức. Từ đó xác lập các nguyên tắc, tiêu chuẩn phát triển
    du lịch phù hợp với bối cảnh phát triển du lịch tỉnh An Giang, định hướng cho
    ngành du lịch những bước đi hiệu quả nhất, tác động chuyển dịch cơ cấu kinh
    tế của tỉnh thông qua việc xác định một cách đúng hướng về cách nhìn, cách
    làm ăn và phải có cách đối phó đối thủ cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
    2/. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
    - Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu những nội dung cơ bản về du
    lịch. Phân tích quá trình, thực trạng phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang để
    đề ra các giải pháp góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh An Giang đến
    năm 2020.
    - Đối tượng: Đề tài nghiên cứu hiện trạng và tiềm năng phát triển
    của ngành du lịch tỉnh An Giang trên cơ sở xác định ngành du lịch là ngành
    kinh tế tổng hợp, liên ngành để đề xuất những giải pháp chiến lược nhằm phát
    triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020.
    - Phạm vi:
    + Phạm vi không gian: Được giới hạn trên địa bàn tỉnh An Giang trong
    mối quan hệ với các vùng lân cận.
    + Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu sâu về hoạt động du lịch của
    tỉnh An Giang giai đoạn 2000-2005 và đề xuất các giải pháp thực hiện giai
    đoạn 2006-2020.
    Bên cạnh, do hoạt động du lịch chịu tác động mạnh và không ngừng
    biến động theo thời gian và xu thế của thời đại. Vì vậy, đề tài sẽ cố gắng không
    ngừng nắm bắt những vận động phát triển hệ thống du lịch theo hướng hội
    nhập, toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức để đề xuất các giải pháp phát triển du
    lịch tỉnh An Giang một cách hiệu quả nhất.
    3/. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    Trong quá trình nghiên cứu, đề tài kết hợp nhiều phương pháp
    khác nhau làm cơ sở khoa học cho việc thực hiện luận án: Phương pháp duy
    vật biện chứng, phương pháp khảo sát, phương pháp điều tra, phương pháp thu
    thập và xử lý thông tin, phương pháp chuyên gia, nghiên cứu tư liệu .
    Nguồn tài liệu nghiên cứu gồm các thông tin, số liệu, văn bản có liên
    quan đến phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, luận án kế thừa, bổ sung, vận dụng,
    tổng hợp các kết quả đó để đưa ra nhận định chung có liên quan đến việc phát
    triển ngành du lịch.
    4/. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI
    NGHIÊN CỨU:
    - Luận án làm rõ nét những vấn đề lý luận và thực tiển về phát
    triển du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức như : những lý
    luận cơ bản về du lịch, khái niệm, đặc tính của phát triển du lịch, các loại hình
    du lịch chủ yếu, khái niệm những điều kiện cấu thành các loại hình du lịch
    .Từ đó, xác lập các nguyên tắc, tiêu chuẩn phát triển du lịch phù hợp với bối
    cảnh phát triển du lịch tỉnh An Giang.
    - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch, để
    đánh giá và sử dụng chúng như một công cụ trong xây dựng các giải pháp phát
    triển du lịch của tỉnh An Giang.
    - Tổng hợp những kinh nghiệm một số nước trên thế giới thành công
    trong phát triển du lịch, liên hệ hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam cụ thể tỉnh
    An Giang để đề xuất những giải pháp phát triển du lịch một các phù hợp và
    hiệu quả nhất. Đồng thời, đánh giá tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch
    tỉnh An Giang trong thời gian qua làm cơ sở đề xuất giải pháp và kiến nghị
    nhằm thúc đẩy ngành du lịch tỉnh An Giang
    5/. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch và vai trò của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
    Chương 2 : Thực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang trong thời gian qua.
    Chương 3: Các giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020.





     

    Các file đính kèm:

Đang tải...