Luận Văn Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay, du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến trên phạm vi toàn cầu và có xu hướng phát triển nhanh. Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á đã phát triển du lịch thành ngành kinh tế giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội. Ngành du lịch Việt Nam tuy được đánh giá là còn non trẻ so với ngành du lịch của các nước trong khu vực nhưng đã có những tiến bộ nhất định và đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của đất nước trong những năm qua. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành du lịch càng được Đảng và Nhà nước chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, mở rộng quy mô hoạt động theo chủ trương đã nêu ra từ đại hội IX là “phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.
    Tuy đạt được những thành tựu đáng khích lệ về tốc độ tăng trưởng du lịch trong một thời gian ngắn (chủ yếu từ năm 1990 trở lại đây) nhưng hội nhập quốc tế bên cạnh việc mở ra những cơ hội phát triển mới cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức với ngành du lịch Việt Nam. Để tồn tại trong môi trường quốc tế khắc nghiệt, cạnh tranh với những ngành du lịch phát triển trong khu vực và trên thế giới, vấn đề đặt ra đối với ngành du lịch Việt Nam là phải xác lập được cho mình những thế mạnh nhất định trên cơ sở nâng cao những lợi thế cạnh tranh quốc gia bền vững song song với việc không ngừng tư duy, định vị những lợi thế cạnh tranh quốc gia mới và tìm cách khắc phục những bất lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành. Chỉ bằng cách đó, ngành du lịch Việt Nam mới có thể phát triển trong dài hạn và bắt kịp tốc độ phát triển của các quốc gia có ngành du lịch tiến bộ hơn trong khu vực, từng bước đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.
    Tuy nhiên, nhận thức về lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch còn khá hạn chế với số đông người dân và tư tưởng “rừng vàng biển bạc” cùng tư duy phát triển ngành du lịch chỉ dựa trên khai thác một chiều lợi thế từ nguồn tài nguyên vô hạn vẫn khá phổ biến. Do đó, cần thiết phải có cái nhìn toàn diện về lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch và các yếu tố cấu thành để trả lời câu hỏi: Lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam là gì và làm thế nào để tác động nâng cao những lợi thế cạnh tranh đó. Những câu hỏi cấp thiết này chính là nguyên nhân để em chọn đề tài “Lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Tìm hiểu mô hình kim cương của M. Porter trong phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia của một ngành dịch vụ, cụ thể là ngành du lịch.
    - Vận dụng mô hình này để phân tích các nhóm nhân tố tác động tới lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam, từ đó đánh giá thực trạng của việc phát huy những lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả những lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát triển ngành du lịch bền vững.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam và các yếu tố cấu thành.
    - Thời gian: Nghiên cứu sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
    - Khóa luận sử dụng phương pháp quan sát thực tế, phân tích thống kê, tổng hợp so sánh để đưa ra các đánh giá, nhận định.
    5. Kết cấu khóa luận
    Ngoài các phần mở đầu và kết luận, khóa luận được bố cục thành 3 chương:
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận về lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam
    Chương 2: Phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam
     
Đang tải...