Luận Văn Phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà theo hướng phát triển du lịch bền vững

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 5
    NỘI DUNG 7
    Chương 1: Cơ sỞ lý luẬn vỀ phát triỂn du lỊch sinh thái và du lỊch bỀn vỮng 7
    1.1. Du lịch sinh thái 7
    1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái 7
    1.1.2. Các đặc trưng của du lịch sinh thái 7
    1.1.3. Các yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 8
    1.2. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác. 12
    1.2.1. Du lịch dựa vào thiên nhiên. 12
    1.2.2. Du lịch dựa vào văn hóa. 12
    1.2.3. Du lịch công vụ. 13
    1.2.4. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch bền vững . 13
    1.3. Các điều kiện để phát triển du lịch sinh thái 14
    1.3.1. Tài nguyên tự nhiên, văn hoá bản địa phong phú còn tương đối nguyên sơ có tính đặc thù cao của hệ sinh thái. 14
    1.3.2. Sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương trong việc phát triển du lịch bền vững 15
    1.3.3. Sự cam kết lâu dài và thiết lập hệ thống các nguyên tắc, giá trị đạo đức trong kinh doanh của các chủ thể quản lý Nhà nước và quản trị kinh doanh. 15
    1.3.4. Có sự cố vấn giám sát từ các tổ chức môi trường phi chính phủ. 16
    1.3.5. Nguồn khách du lịch sinh thái có đặc điểm tiêu dùng tương thích với sản phẩm du lịch sinh thái 16
    1.4. Phát triển du lịch bền vững. 17
    1.4.1. Khái niệm phát triển du lịch bền vững. 17
    1.4.2. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. 17
    1.4.3. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững . 20
    Chương 2 : THỰC trẠng phát triỂn du lỊch sinh thái Ở Cát Bà 21
    2.1. Khái quát về Cát Bà. 21
    2.2. Các điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà. 22
    2.2.1. Vị trí, địa lý. 22
    2.2.2. Lịch sử. 22
    2.2.3. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái 22
    2.2.4. Tài nguyên nhân văn. 24
    2.2.5. Khu dự trữ sinh quyển. 26
    2.2.6. Điều kiện kinh tế-xã hội 26
    2.2.7. Cơ sở vật chất kỹ thuật 27
    2.3. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái theo quan điểm phát triển du lịch bền vững tại Cát Bà 28
    2.3.1. Đóng góp của du lịch vào sự phát triển kinh tế - xã hội 28
    2.3.2. Các chủ thể tham gia tạo sản phẩm du lịch sinh thái 29
    2.3.3. Thực trạng về các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch sinh thái 30
    2.3.4.Thị trường khách du lịch. 35
    2.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của du lịch sinh thái Cát Bà. 36
    Chương 3 MỘt sỐ giẢi pháp phát triỂn du lỊch sinh thái theo hưỚng phát triỂn du lỊch bỀn vỮng tẠi Cát Bà 39
    3.1. Định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Cát Bà. 39
    3.2. Các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững tại Cát Bà 40
    3.2.1. Công tác quy hoạch tổng thể. 40
    3.2.2. Công tác giáo dục và tuyên truyền về du lịch sinh thái 41
    3.2.3. Bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái. 43
    3.2.4. Phát triển cơ sở hạ tầng. 49
    3.2.5. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng cáo du lịch. 50
    3.2.6. Huy động vốn đầu tư và chính sách đầu tư. 51
    3.3. Các kiến nghị 51
    3.3.1. Kiến nghị với Tổng cục Du lịch. 51
    3.3.2. Kiến nghị với bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 52
    3.3.3. Uỷ ban nhân dân Huyện Cát Bà. 52
    3.3.4. Với các nhà đầu tư. 52
    3.3.5. Với cư dân địa phương. 53
    KẾT LUẬN 54
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
    NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 56
    NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 57


    MỞ ĐẦU

    Những năm gần đây, đã có nhiều bước phát triển trong lĩnh vực du lịch, du lịch sinh thái và bảo tồn trên thế giới. Quan trọng nhất là việc du lịch sinh thái không chỉ tồn tại như một khái niệm hay một đề tài để suy ngẫm. Ngược lại, nó đã trở thành một thực tế trên toàn cầu. Ở một số quốc gia, nó không được quan tâm phát triển. Song ở nhiều nước khác, thì vấn đề phát triển du lịch sinh thái lại rất được chính phủ quan tâm, thường xuất hiện trên các bản tin chính hay các quảng cáo thương mại công cộng. Du lịch sinh thái mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững. Ở Costa Rica và Velezuela, một số chủ trang trại chăn nuôi đã bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo vệ rừng mà họ đã biến những nơi đó thành điểm du lịch sinh thái hoạt động tốt, giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa phương. Tại Nam Phi, du lịch sinh thái trở thành một biện pháp hiệu quả để nâng cao mức sống của người da đen ở nông thôn, những người da đen này ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch sinh thái. Chính phủ Ba Lan cũng tích cực khuyến khích du lịch sinh thái và gần đây đó thiết lập một số vùng Thiên nhiên và Du lịch của quốc gia để tăng cường công tác bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch quốc gia.
    Nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi có các hoạt động du lịch sôi nổi. Việt Nam có những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú, kinh tế và giao lưu quốc tế giúp cho sự phát triển du lịch phù hợp với xu thế của thế giới và khu vực. Tại Việt Nam, du lịch đang dần dần trở thành ngành kinh tế quan trọng và trong tương lai gần hoạt động du lịch được coi là con đường hiệu quả nhất để thu ngoại tệ và tăng thu nhập cho đất nước. Cát Bà - Hải Phòng, còn gọi là đảo ngọc, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cát Bà được thiên nhiên ban tặng với rừng nguyên sinh nhiệt đới có nhiều động thực vật quý hiếm, nhiều hang động, bãi tắm đẹp Thiên nhiên Cát Bà vẫn còn giữ được nét hoang sơ rất có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.
    Do vậy, em đã chọn đề tài:” Phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà theo hướng phát triển du lịch bền vững” , với mong muốn có thể hiểu về du lịch sinh thái, và nghiên cứu về tình hình phát triển du lịch sinh thái tại Cát Bà, từ đó đưa ra một số kiến nghị những giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái tại Cát Bà theo hướng phát triển bền vững.
    Mục tiêu của đề tài


    Nghiên cứu tổng quan về du lịch sinh thái, mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững.
    Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Cát Bà.
    Đưa ra những giải phát nhằm phát triển du lịch sinh thái tại Cát Bà theo hướng phát triển bền vững.
    Nhiệm vụ của đề tài


    Tìm kiếm và thu thập thông tin chính xác và đầy đủ để phục vụ cho việc trình bày và làm sáng tỏ đề tài.
    Sau khi thu thập thông tin đầy đủ, sẽ tiến hành tổng hợp và phân tích tài liệu để hoàn thành đề tài.
    Đối tượng nghiên cứu


    Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế-xã hội của Cát Bà.
    Các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Cát Bà, từ đó để khai thác hợp lý và ứng dụng vào việc phát triển du lịch sinh thái ở đây.
    Phạm vi nghiên cứu
    Khu du lịch Cát Bà- Cát Hải- Hải Phòng.
    Phương pháp nghiên cứu


    Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, đặc biệt là nét đặc trưng của khu du lịch sinh thái Cát Bà qua sách, báo, internet
    Phương pháp nhiên cứu phân tích,tổng hợp.
    Phương pháp thực địa.
     
Đang tải...