Thạc Sĩ Phát triển Du lịch sinh thái Lâm Đồng đến 2015

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Du lịch nói chung và DLST nói riêng ngày nay đã và đang phát triển
    nhanh chóng trong phạm vi nhiều quốc gia trên thế giới, ngày càng thu hút được sự
    quan tâm rộng rãi của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đặc biệt trong hai thập kỷ
    qua khi mà các nhà máy, các xí nghiệp ngày càng phát triển, dân số không ngừng
    gia tăng, đô thị hóa và tập trung dân cư, khu công nghiệp với nhiều nhà máy, khói
    bụi giao thông đang là vấn nạn thì việc tìm về với tự nhiên là nhu cầu tất yếu.
    DLST đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ
    tăng trưởng mạnh nhất về tỷ trọng trong ngành du lịch. Nơi nào còn giữ nhiều khu
    thiên nhiên, có được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt
    về DLST và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định, từ đó, sẽ mang lại
    những lợi ích kinh tế to lớn góp phần làm tăng thu nhập quốc dân, tạo nhiều cơ hội
    về việc làm, cải thiện đời sống, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng
    đồng dân cư ở các địa phương, nhất là ở những nơi có các khu bảo tồn thiên nhiên,
    các cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hóa hấp dẫn.
    Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 150

    tuyến với ¾ địa hình là đồi núi và cao nguyên, có hơn 3000km bờ biển và hàng
    ngàn đảo lớn nhỏ. Việt Nam được đánh giá là nơi có nhiều cảnh quan đặc sắc và
    các hệ sinh thái điển hình với nền văn hóa đa dạng của 54 dân tộc anh em. Tính đa
    dạng sinh học được đánh giá là cao so với nhiều quốc gia trên thế giới. Theo số liệu
    điều tra mới nhất có trên 2000 loài thực vật, trên 550 loài động vật đã được đăng
    ký, trong đó có nhiều loại đặc hữu quý hiếm ghi trong sách đỏ của thế giới. Đây
    chính là những tiềm năng tài nguyên to lớn và đặc sắc tạo nên sự thuận lợi phát
    triển DLST ở Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng.
    Tỉnh Lâm Đồng là một địa phương được nhiều người biết đến thông qua
    điều kiện khí hậu , cảnh quan môi trường cho phát triển du lịch và du lịch nghỉ
    dưỡng. Bên cạnh đó, Lâm Đồng còn có tiềm năng DLST rất lớn nhờ địa hình trải
    dài trên 3 cao nguyên Lâm Viên – Di Linh và Bảo Lộc. Trên cao nguyên này, nhiều
    đồi núi được hình thành từ rất sớm, đặc biệt khu vực thành phố Đà Lạt có địa hình
    cao trên 1000m và có nhiều đỉnh núi cao gần 2000m so với mặt nước biển, khí hậu
    mát mẻ, ôn hòa quanh năm và có rất nhiều cảnh đẹp. Các đặc trưng nêu trên là
    tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng để phát triển du lịch nói chung và DLST
    nói riêng với nhiều loại hình: sinh thái vùng núi cao, sinh thái vùng chuyển tiếp
    miền núi và trung du, sinh thái khu rừng bảo tồn thiên nhiên Bidoup Núi Bà và
    vườn quốc gia Cát Tiên.
    Tuy nhiên, việc đầu tư khai thác các loại hình DLST ở tỉnh Lâm Đồng vẫn
    còn nhiều hạn chế. Các điểm du lịch như: núi Voi, Langbian, thác Pongour, thác
    Đạmbri, khu du lịch rừng Madagui, khu du lịch Tuyền lâm cũng mới chỉ dừng lại
    ở việc khai thác phục vụ du lịch tự nhiên, du lịch cảnh quan các điểm du lịch này
    đã và đang bắt đầu bộc lộ một số tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường cảnh
    quan, văn hóa. Nguyên nhân là do: quy mô đầu tư còn nhỏ, thiếu quy hoạch, chưa
    đồng bộ, đội ngũ những người làm công tác quản lý chưa có kinh nghiệm và chưa
    có đủ những cơ sở lý luận vững chắc về du lịch sinh thái, chưa tiến hành điều tra
    khảo sát đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện về tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như
    các điều kiện khác để phát triển du lịch sinh thái.
    Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp để “phát triển DLSTLâm
    Đồng đến 2015
    ” và những năm tiếp theo là rất cần thiết .
    * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu: bao gồm những nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực
    phát triển DLST của Lâm Đồng như: tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn,
    công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng,
    trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ nhân viên,
    hướng dẫn viên du lịch của Lâm Đồng.
    - Phạm vi nghiên cứu: xuất phát từ tính chất và đặc điểm của sản phẩm
    DLST tại Lâm Đồng một lĩnh vực hoạt động còn non trẻ và mới mẻ nên đề tài này
    chỉ ngừng lại ở giới hạn nghiên cứu nhất định, đó là, nghiên cứu, khảo sát những
    tài nguyên thiên nhiên, những yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường xã hội có tác
    động đến môi trường sinh thái tại Đà Lạt - LâmĐồng hiện nay.
    * Phương pháp nghiên cứu:
    - Trong quá trình thực hiện luận văn đã sử dụng các phương pháp điều tra
    thực địa tại các khu vực có khả năng phát triển DLST, thu thập dữ liệu thứ cấp,
    điều tra qua bảng câu hỏi để thăm dò ý kiến của các nhà quản lý hữu quan, khách
    du lịch, sinh viên . Từ đó, tiến hành phân tích số liệu qua điều tra, khảo sát để thấy
    được những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức của DLST tỉnh Lâm Đồng hiện
    nay nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể mang tính khả thi trong thời gian tới.
    Phát triển DLST đúng nghĩa không chỉ góp phần vào việc phát triển du
    lịch bền vững mà còn đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển kinh tế – xã hội
    của tỉnh Lâm Đồng.
    Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giúp cho các nhà quản
    lý du lịch tỉnh Lâm Đồng định ra được chiến lược và các giải pháp để phát triển
    DLST một cách có định hướng, đồng thời khai thác có hiệu quả thế mạnh vốn có
    của tỉnh là nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú để phát triển du lịch
    bền vững.
    Tuy nhiên,điểm hạn chế của luận văn là:thời gian nghiên cứu chưa nhiều,
    phạm vi nghiên cứu chưa rộng, báo cáo đề tài không tránh khỏi những thiếu sót.
    Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, của các bạn đồng
    môn, của các cơ quan ban ngành và của những ai quan tâm đến sự phát triển của
    DLST tại Lâm Đồng ./.
     
Đang tải...