Luận Văn Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn, Quảng Ninh

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn, Quảng Ninh


    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài . 6
    2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu . 7
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
    4. Phương pháp nghiên cứu 8
    5. Cấu trúc của luận văn 9
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG
    ĐỒNG . 10
    1.1.Du lịch sinh thái . 10
    1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về du lịch sinh thái 10
    1.1.2.Quan điểm về du lịch sinh thái . 11
    1.2.Du lịch cộng đồng 11
    1.2.1. Khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng 11
    1.2.2. Ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng 13
    1.2.3. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng 14
    1.2.4. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng . 14
    1.2.5. Đặc điểm của du lịch cộng đồng . 14
    1.2.6. Mục đích của du lịch cộng đồng . 15
    1.2.7. Mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và hoạt động du lịch . 16
    1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về mô hình phát triển du lịch sinh
    thái dựa vào cộng đồng . 18
    CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG
    ĐỒNG TẠI VÂN ĐỒN, QUẢNG NINH . 21
    2.1.Khái quát về Vân Đồn . 21
    2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên 21
    2.2.1. Vị trí địa lý. . 21
    2.2.2. Địa hình, địa mạo. 21
    2.2.3. Thủy văn, hải văn. 23
    2.2.4. Khí hậu. . 23
    2.2.5. Đa dạng sinh học. . 24
    2.2.6. Tiềm năng du lịch tự nhiên. 30
    2.3. Điều kiện kinh tế – xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn. . 33
    2.3.1. Đặc điểm dân cư. 33
    2.3.2. Đặc điểm kinh tế. 35
    2.3.3. Văn hoá, y tế và giáo dục 36
    2.3.4. Tài nguyên du lịch nhân văn. 38
    2.4. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn
    Quảng Ninh. . . 43
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI
    DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VÂN ĐỒN, QUẢNG NINH . 51
    3.1. Các tuyến điểm và các loại hình du lịch chính đang được khai thác 51
    3.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch 52
    3.3. Khách du lịch 56
    3.4. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch 60
    3.5. Tác động của du lịch tới cộng đồng địa phương . 66
    3.6. Một số nhận xét về hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại
    Vân Đồn, Quảng Ninh. 72
    CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
    DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VÂN
    ĐỒN, QUẢNG NINH 75
    4.1. Những tiền đề cho định hướng phát triển du lịch . 75
    4.2. Một số đề xuất . 76
    4.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực hoạt động du lịch tại địa phương . 76
    4.2.2. Thu hút sự tham gia của cộng đồng đại phương . 77
    4.2.3. Cải thiện môi trường sống . 79
    4.2.4. Tạo lập, xây dựng chính sách phát triển phù hợp . 80
    4.2.5. Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá . 81
    4.2.6. Đề xuất mô hình mẫu nhằm phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
    tại xã Quan Lạn,Vân Đồn,Quảng Ninh. 82
    KẾT LUẬN 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
    PHỤ LỤC . 92


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế ngày một phát triển,nhu
    cầu đi du lịch, thư giãn, tham quan cũng ngày một tăng. Du lịch đang phát triển
    nhanh chóng không chỉ riêng ở nước ta mà với quy mô toàn cầu. Nó được mệnh
    danh là ngành công nghiệp không khói. Theo xu thế thân thiện với môi trường
    của tất cả các ngành kinh tế,trong ngành du lịch đã xuất hiện các hình thức du
    lịch gắn với bảo vệ môi trường như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng Vì
    vậy,nghiên cứu sự phát triển của các hình thức này là rất cần thiết.
    Nằm cách Hạ Long chưa đầy 40km Vân Đồn cũng được biết đến như một
    trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của Quảng Ninh. Trong quy hoạch
    tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh 2000 - 2010 Vân Đồn được xác định là
    một trong bốn không gian phát triển du lịch trọng điểm. Với tài nguyên du lịch
    phong phú, lịch sử phát triển lâu đời, Vân Đồn là vùng đất rất có tiềm năng để
    phát triển du lịch đặc biệt du lịch sinh thái, du lịch biển. Tuy nhiên, hiện thế
    mạnh đó chưa được khai thác một cách hiệu quả mà người ta vẫn hay nói một
    cách văn chương rằng “ như nàng công chúa ngủ trong rừng”. Chúng ta chưa
    biết cách đánh thức tiềm năng mà biểu hiện rõ nhất ở đời sống của người dân,
    nhất là các dân tộc thiểu số và những người dân sống trong các xã hải đảo. Cái
    nghèo vẫn đeo đẳng và chưa thoát ra được các xã của vùng đất miền biển này.
    Nhiều xã cũng đã biết phát triển kinh tế xã hội từ việc khai thác tiềm năng du
    lịch, song nguy cơ tái nghèo còn đang hiện hữu do du lịch chưa thật sự phát triển
    một cách bền vững. Có thể nói rằng, vấn đề con người, cơ sở hạ tầng, các điều
    kiện tự nhiên chính là những nhân tố cơ bản, quan trọng tác động trực tiếp tới
    việc khai thác những giá trị kinh tế từ du lịch. Hơn nữa, đây còn là khu vực mà
    hệ thống điện- đường - trường - trạm còn yếu, đây là những khó khăn rất lớn
    trong quá trình phát triển du lịch. Do đó việc triển khai thực hiện phát triển du
    lich sinh thái dựa vào cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo bền vững mang
    tính tổng hợp để giúp nhân dân ổn định đời sống, xoá đói giảm nghèo cho các xã
    nghèo thuộc các xã xa xôi của huyện là nhu cầu hết sức cần thiết.
    Sự tham gia của CĐĐP trong các hoạt động du lịch ở đây cho đến nay vẫn
    còn ở mức thấp, người dân mới chỉ chủ yếu tham gia vào một số khâu, lợi ích
    kinh tế không thường xuyên và bấp bênh, theo mùa du lịch. Các hình thức tham
    gia hầu như mang tính tự phát, xuất phát từ quy luật cung, cầu của kinh tế thị
    trường ( người dân thấy có lợi, có thu nhập thì tham gia làm), trong khi đó đất
    canh tác để làm nông nghiệp và diện tích đất nuôi trồng thuỷ hải sản thì ngày
    càng thu hẹp để sử dụng mục đích du lịch. Do đó, vấn đề việc làm của người dân
    lại trở nên cần thiết hơn.
    Vì những lý do trên, với mong muốn góp phần vào việc phát triển hơn nữa
    hoạt động Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Vân Đồn, tác giả đã lựa chọn
    đề tài : “Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn, Quảng
    Ninh” làm khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Du lịch - Văn hoá của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
    Mục đích của đề tài là xác lập các căn cứ khoa học nhằm phát triển du lịch
    sinh thái trên cơ sở đảm bảo lưọi ích của cộng đồng, xoá đói giảm nghèo và bảo
    vệ bền vững tài nguyên du lịch sinh thái Vân Đồn.
    Để thực hiện được mục đích trên, đề tài gải quyết những nhiệm vụ sau:
     Đánh giá được tiềm năng, hiện trạng sử dụng tài nguyên tự nhiên, phát
    triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn, Quảng Ninh.
     Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của cộng đồng địa phương trong
    hoạt động DLST tại Vân Đồn.
     Đề xuất mô hình mẫu giúp phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại vùng,
    đồng thời giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân thông qua
    tăng thu nhập, tăng tiếp cận với các dịch vụ xã hội, cơ sở hạ tầng có chất lượng,
    góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu :
     Tài nguyên du lịch sinh thái.
     Các hoạt động DLST đang triển khai tại Vân Đồn.
     Người dân sống tại các địa điểm triển khai du lịch sinh thái tại Vân Đồn.
    Phạm vi nghiên cứu :
     Về không gian : Nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi các xã đảo (bao
    gồm khu vực ven biển và các đảo Cái Bầu, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Ba Mùn)
    thuộc huyện đảo Vân Đồn.
     Về thời gian : Nghiên cứu được tiến hành trong tháng 5.2010.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành công trình nghiên cứu của mình,tác giả đã sử dụng các
    phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây :
     Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả đã thừa kế tài liệu đã được công
    bố từ các thế hệ đi trước, từ những công trình nghiên cứu, tạp chí, mạng internet,
    sách báo, tài liệu thu thập từ các hãng lữ hành, báo cáo của UBND huyện Vân
    Đồn
     Phương pháp khảo sát thực địa: Phương pháp này được sử dụng nhằm
    điều tra tổng hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nhằm bổ
    xung, chỉnh sửa, cập nhật số liệu, thông tin đã thu nhập. Đồng thời, việc trực
    tiếp tham quan, khảo sát tại địa phương đã giúp tác giả đánh giá sâu sắc hơn về
    thực trạng hoạt động DLST dựa vào cộng đồng địa phương, đồng thời giúp đề
    xuất một số giải pháp sát với thực tế phát triển của địa phương hơn.
     Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng phương pháp phỏng vấn
    chuyên gia, tham khảo ý kiến của một số người có chuyên môn ở địa phương về
    thực trạng hoạt động DLST tại Vân Đồn nhằm làm căn cứ cho những nhận xét,
    đánh giá của mình; sử dụng phương pháp phỏng vấn, đánh giá nhanh và điều tra
    bảng hỏi, cụ thể tác giả đã tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với 100 người
    dân địa phương có tham gia kiém sống bằng hoạt động du lịch tại các xã đảo
    Quan Lạn, Ngọc Vừng, Cái Bầu của huyện Vân Đồn. Đồng thời có gặp gỡ, tiếp
    xúc và phỏng vấn bằng bảng hỏi với 100 du khách đến tham quan tại Vân Đồn,
    kết hợp với phỏng vấn trực tiếp quan điểm của người dân địa phương tham gia
    làm du lịch tại các khách sạn, khu resort ở Vân Đồn. Qua đó, đã giúp tác giả
    hiểu và có cái nhìn chia sẻ hơn về cuộc sống, con người Vân Đồn, hiểu hơn về
    mong muốn, nguyện vọng của người dân địa phương tham gia làm du lịch cũng
    như mong muốn của du khách khi đến nơi này. Từ đó đề xuất một số giải pháp
    với hy vọng đóng góp nhỏ cho sự phát triển du lịch của Vân Đồn.
    5. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục các
    bảng hình, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính gồm 3
    chương :
    Chương 1: Tổng quan về du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.
    Chương 2: Tiềm năng du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn, Quảng
    Ninh.
    Chương 3: Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân
    Đồn, Quảng Ninh.
    Chương 4: Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại
    Vân đồn, Quảng Ninh.


    CHƯƠNG I
    TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
    1.1.Du lịch sinh thái
    1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về du lịch sinh thái.
    1.1.1.1.Trên thế giới.
    Du lịch sinh thái được phát triển rất mạnh ở các nước có nền kinh tế phát
    triển trên thế giới như Khối cộng đồng Châu Âu, Mỹ, Canada, Australia Trong
    nhóm các nước đang phát triển, DLST đã được tiến hành ở Nepal, Kenya, một
    số vùng ở Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Trung Mỹ. Các nước này đã xây
    dựng thành công những mô hình DLST như Ecomost của EU, Làng DLST của
    Áo, mô hình Hoàng Sơn ở Trung Quốc, mô hình DLST trên cơ sở cộng đồng
    Nepal.
    Năm 2002 được Đại hội đồng Liên hợp quốc chọn làm “Năm Quốc tế Du
    lịch sinh thái – International Year of Ecotourism”. Liên hợp quốc kêu gọi các
    nước đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng DLST và tổ chức tuyên truyền sâu rộng về
    DLST, tổ chức các hội nghị, hội thảo, chương trình DLST ở các nước, các khu
    vực, chuẩn bị tốt nhất, có hiệu quả nhất cho Hội thảo Quốc tế về DLST tổ chức
    vào năm 2002. Chủ trương này đã thúc đẩy nhiều nước đang phát triển, muốn
    dựa vào DLST để cải thiện nền kinh tế ốm yếu của mình. Hưởng ứng lời kêu gọi
    của Liên hợp quốc, nhiều quốc gia như Mexico, Úc, Malaysia đã xây dựng
    chiến lược và kế hoạc DLST quốc gia.
    1.1.1.2. Ở Việt Nam.
    Bắt đầu từ cuối những năm 1990, DLST đã gây được sự chú ý ở cấp độ
    quốc gia với sự tham gia của các tổ chức lớn như Tổng cục du lịch Việt Nam,
    IUCN Với sự tài trợ của các tổ chức Quốc tế, chúng ta đã mở nhiều lớp tập
    huấn, nhiều hội thảo về DLST. Tuy nhiên, mới chủ yếu tập trung vào các Vườn
    quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên như Cúc Phương, Cát Bà, Ba Bể, Ba Vì,
    Bạch Mã
    Đã có nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân quan tâm đến việc nghiên cứu và
    áp dụng DLST ở Việt NamVí dụ năm 2004, Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...