Luận Văn phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh thái bình

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh thái bình

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
    KHOA DU LỊCH – KHÁCH SẠN





    CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

    ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN Ở TỈNH THÁI B̀NH





    Giáo viên hướng dẫn: Th.s Hoàng Thị Lan Hương
    Họ và tên: Đỗ Thị Tuyết Mai
    Lớp: Du Lịch 48
    Mă số sinh viên: CQ481771








    Hà nội. 05 – 2010.





    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 4
    Chương I. Cơ sở lư luận về du lịch nông thôn 6
    1.1. Khái quát chung về du lịch nông thôn . 6
    1.2. Vài nét về nông thôn Việt Nam . 8
    1.3. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam . 13
    1.4. Giới thiệu một số tuor du lịch nông thôn đang được khai thác trên thị trường Việt Nam 16
    1.5. Một số tác động và ảnh hưởng của du lịch nông thôn đến đời sống kinh tế - xă hội của cư dân địa phương 18
    Chương II. Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái B́nh . 21
    2.1. Điều kiện chung để phát triển du lịch ở Thái B́nh 21
    2.2. Thế mạnh phát triển du lịch nông thôn ở Thái B́nh . 23
    2.3. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái B́nh 48
    Chương III. Định hướng, giải pháp và kiến nghị để phát triển du lịch nông thôn ở Thái B́nh 53
    3.1. Định hướng phát triển du lịch nông thôn ở Thái B́nh .53
    3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại Thái B́nh . 55
    3.4. Các kiến nghị để phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái B́nh . 60
    KẾT LUẬN . 63



    CỘNG H̉A XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    BẢN CAM KẾT

    Kính gửi: Ban Giám Hiệu trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
    Đồng kính gửi: Các thầy cô trong khoa Du lịch & Khách sạn
    Tên em là : Đỗ Thị Tuyết Mai
    Lớp : Du lịch 48
    Mă SV : CQ481771
    Em xin cam đoan những nội dung trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp đều do em tự thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Hoàng Thị Lan Hương. Bài viết này có sử dụng một số tài liệu tham khảo từ sách, báo, bài viết trên các website của một số tác giả làm tư liệu viết bài nhưng có ghi chú, trích dẫn rơ ràng.
    Nếu vi phạm lời cam kết trên em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

    Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2010
    Sinh viên
    Đỗ Thị Tuyết Mai

    LỜI MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sau nhiều năm thực hiện chính sách đổi mới đưa nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và công nghiệp, chúng ta đă đạt được những thành tựu to lớn. Nhưng bên cạnh đó cũng bộc lộ những suy thoái lớn về môi trường cảnh quan và đạo đức văn hoá v́ đất nước ta vốn có xuất phát điểm từ một nền kinh tế thuần nông. Một nguy cơ nữa là t́nh trạng mất dần đất canh tác nông nghiệp dẫn đến quá tŕnh ly nông, ly hương và bần cùng hoá ở nông thôn đang ngày càng gia tăng. V́ vậy, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay của Đảng và Nhà nước ta. Nh́n ra thế giới, cách đây 30-40 năm tại các nước phát triển cũng đă xảy ra t́nh trạng tương tự. Chính phủ các nước đă triển khai rất nhiều biện pháp để ngăn chặn vấn đề này, trong đó có một hướng đă chứng minh được qua vài chục năm là rất có hiệu quả trong việc làm tăng thu nhập của dân cư nông nghiệp và thay đổi bộ mặt nông thôn. Đó chính là việc chính phủ hướng sự quan tâm của cộng đồng xă hội vào việc phát triển du lịch nông thôn. Mô h́nh du lịch nông thôn rất nên được tiến hành nghiên cứu ở nước ta với việc xây dựng các chính sách vĩ mô và ban hành các luật định cụ thể trong việc thực hiện như một sự hỗ trợ tích cực đối với sự phát triển bộ mặt nông thôn và gia tăng việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp nhất là trong quá tŕnh phát triển hiện nay của đất nước ta, khi tư liệu sản xuất quan trọng trong nông nghiệp là đất đai đang dần bị thu hẹp, nhường chỗ cho các dự án công nghiệp, dịch vụ th́ việc phát triển du lịch nông thôn tại những địa phương có tiềm năng du lịch cần được quan tâm nhiều hơn nữa để góp phần giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập từ dịch vụ cho nông dân.
    Bước vào thời ḱ hội nhập, nông nghiệp và nông thôn Thái B́nh có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá tŕnh phát triển kinh tế và ổn định chính trị xă hội tại địa phương. Xuất phát từ việc khảo sát thực tế, nhận thấy Thái B́nh là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông thôn nhưng du lịch nông thôn ở đây lại chưa phát huy được hết những tiềm năng đó nên tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch nông thôn ở Thái B́nh” là đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của ḿnh.
    2. Đối tượng nghiên cứu
    Tập trung nghiên cứu tất cả các tiềm năng phát triển du lịch nông thôn của các làng quê ở tỉnh Thái B́nh từ đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch nông thôn Thái B́nh.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    ü Phương pháp luận: sử dụng phương pháp duy vật biện chứng làm nền tảng.
    ü Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm: sử dụng các dữ kiện thông tin thứ cấp đă được công bố để phân tích, so sánh, khái quát , thực hiện các phán đoán suy luận.
    4. Mục đích nghiên cứu
    ü Cung cấp cơ sở lư luận về du lịch nông thôn.
    ü Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái B́nh.
    ü Đưa ra một số giải pháp để phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái B́nh.
    5. Kết cấu
    Nội dung đề tài gồm 3 chương:
    Chương I. Cơ sở lư luận về du lịch nông thôn
    Chương II. Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái B́nh
    Chương III. Giải pháp phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái B́nh
    Sau đây là nội dung cụ thể của từng chương.






    Chương I. Cơ sở lư luận về du lịch nông thôn1.1. Khái quát chung về du lịch nông thôn1.1.1.Sự ra đời và phát triển của du lịch nông thôn
    Khái niệm du lịch nông thôn đă manh nha cùng với sự h́nh thành của ngành đường sắt ở Châu Âu. Tuy nhiên, măi đến những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ XX, du lịch nông thôn mới được xem là một loại h́nh du lịch và được phổ biến ở hầu hết các quốc gia ở Châu Âu như Pháp, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Hà Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển Lúc bấy giờ khái niệm du lịch nông thôn được quan niệm tương đồng với các loại h́nh du lịch nông trại, du lịch di sản, du lịch xanh, du lịch nhà nghỉ ở nông thôn Sự khác biệt về du lịch nông thôn ở các quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển là ở chỗ: Tại các quốc gia đang phát triển, người ta xem du lịch nông thôn là đa dạng hoá thu nhập từ nông nghiệp, góp phần chống đói nghèo, phát huy sức mạnh nội lực của cộng đồng, bảo tồn các giá trị bản sắc, văn hoá truyền thống và bảo vệ môi trường. V́ vậy du lịch nông thôn ở các nước này phát triển theo chiều rộng. C̣n ở các quốc gia phát triển th́ loại h́nh du lịch này lại phát triển theo chiều sâu mà nguyên nhân chính là do các khu vực nông thôn ngày càng bị thu hẹp lại.
    Do những điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xă hội khác nhau, nên h́nh thức du lịch nông thôn cũng khác nhau theo từng vùng, quốc gia, lănh thổ. Chẳng hạn, ở Ô-xtrây-li-a, du lịch nông thôn chủ yếu tại các trang trại lớn; ở Nhật Bản, h́nh thức du lịch chủ yếu là các nhà nghỉ thân thiện ở nông thôn; ở Hàn Quốc, du lịch nông thôn được tổ chức theo các trang trại nhỏ; ở Đài Loan, du lịch nông thôn được tổ chức theo nhóm sở thích của cộng đồng; Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia có nhiều làng nên du lịch nông thôn được tổ chức theo quy mô làng. Phát triển du lịch nông thôn sẽ góp phần bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường; giảm đói nghèo thông qua phát triển kinh tế nông thôn, phát triển ngành, nghề; giúp phát triển du lịch sinh thái và các loại h́nh du lịch khác; giáo dục, huấn luyện và tăng cường kỹ năng cho cộng đồng; tạo việc làm cho phụ nữ và góp phần tiêu thụ các sản phẩm địa phương.
    1.1.2. Đặc điểm của du lịch nông thôn
    Du lịch nông thôn có các đặc điểm căn bản sau:
    ü Nền tảng của du lịch nông thôn là nông nghiệp.
    ü Mô h́nh du lịch nông thôn có thể thay đổi theo thời gian và không gian cho phù hợp với t́nh h́nh.
    ü Du lịch nông thôn không cạnh tranh với các loại h́nh du lịch khác, sự phát triển của các ngành khác là tiền đề cho du lịch phát triển. Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong ngành th́ rất lớn.
    ü Dễ phát sinh những h́nh thái biến tấu của du lịch nông thôn.
    ü Có tính liên ngành và liên vùng cao.
    1.1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch nông thôn
    Từ những đặc điểm trên, phát triển du lịch nông thôn phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
    ü Bảo đảm tính công bằng cho các chủ thể tham gia
    ü Đem lại lợi ích cho người dân địa phương và phát huy nội lực ở từng địa phương.
    ü Bảo tồn, phát huy vốn di sản và bảo vệ môi trường.
    ü Luôn đổi mới và tạo sự khác biệt
    ü Tăng cường mối liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để làm phong phú thêm sản phẩm.
    ü Giữ ǵn bản sắc, xây dựng h́nh ảnh đẹp trong ḷng du khách.
    1.1.4. Đặc trưng của du lịch nông thôn
    ü Điều kiện tự nhiên: Các vùng nông thôn c̣n đậm đà hồn quê, là những nơi có không khí trong lành, cảnh vật thanh b́nh và không gian thoáng đăng. Du khách đến với các vùng nông thôn nước ta v́ vẻ đẹp thiên nhiên tự nhiên và văn hoá nguồn cội không lai tạp. Vẻ đẹp thiên nhiên tự nhiên hoặc vẻ đẹp văn hoá mà bị suy giảm th́ khó thu hút được họ.
    ü Điều kiện về môi trường: Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về việc hạn chế hoặc tuyệt đối không dùng các loại thuốc trừ sâu và phân bón tổng hợp đối với cây trồng cũng như chất phụ gia trong thức ăn dành cho gia súc, gia cầm.
    ü Điều kiện con người: Người dân ở các làng quê hiền lành, cởi mở và hiếu khách.
    ü Điều kiện an ninh: Khách du lịch đặc biệt coi trọng vấn đề an toàn trong quá tŕnh du lịch. V́ vậy những làng quê họ lựa chọn làm điểm đến du lịch của ḿnh phải là vùng có t́nh h́nh an ninh trật tự tốt.
    ü Các yếu tố khác: Đến làng quê, du khách không chỉ hoà ḿnh vào cuộc sống của người nông dân mà c̣n có thể tham gia các lễ hội và tham quan các di tích lịch sử của địa phương vừa là nghỉ dưỡng vừa là khám phá.
     
Đang tải...