Luận Văn Phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Lời mở đầu 1
    Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH
    1.1. Giới thiệu về du lịch 4
    1.1.1. Khái niệm về du lịch . 4
    1.1.2. Đặc điểm và định hướng phát triển sản phẩm du lịch 5
    1.1.3. Vị trí của du lịch trong nền kinh tế quốc dân . 7
    1.2. Khái quát về du lịch Việt Nam . 9
    1.2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngành du lịch
    Việt Nam 9
    1.2.2. Vai trò, vị trí của du lịch Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân . 10
    1.2.2.1. Khách du lịch 11
    1.2.2.2. Thu nhập xã hội từ du lịch 12
    1.2.2.3. Hiệu quả kinh tế . 12
    1.2.2.4. Du lịch phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển . 13
    1.2.3. Quan điểm của du lịch Việt Nam về phát triển du lịch
    trong thời kỳ đổi mới . 13
    1.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh
    du lịch ở Việt Nam 14
    1.2.4.1.Những thuận lợi . 14
    1.2.4.2.Những khó khăn 15
    Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
    TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 1996 – 2006
    2.1.Tiềm năng về tự nhiên, văn hoá – xã hội phát triển du lịch Lâm Đồng 19
    2.1.1.Tài nguyên thiên nhiên 19
    2.1.2. Tài nguyên nhân văn 19
    2.1.3. Tài nguyên về dân số và văn hóa . 20
    2.2. Vai trò, vị trí du lịch Lâm Đồng 23
    2.3. Thực trạng kết cấu cơ sở hạ tầng du lịch Lâm Đồng . 24
    2.3.1. Cơ sở lưu trú 24
    2.3.2. Khu vui chơi giải trí . 24
    2.3.3. Hệ thống cấp thoát nước 25
    2.3.4. Hệ thống cấp điện . 25
    2.3.5. Hệ thống dịch vụ viễn thông 25
    Trang
    2.3.6. Hệ thống giao thông 25
    2.4. Hoạt động kinh doanh du lịch Lâm Đồng 26
    2.4.1. Khách du lịch . 26
    2.4.1.1. Khách du lịch quốc tế . 26
    2.4.1.2. Khách du lịch nội địa 27
    2.4.1.3. Thời gian lưu trú 27
    2.4.1.4. Mức chi tiêu trung bình của khách 28
    2.4.2Khai thác tài nguyên du lịch và phát triển loại hình sản phẩm du lịch 29
    2.4.2.1. Khai thác tài nguyên du lịch . 29
    2.4.2.2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch 30
    2.4.3. Xúc tiến quảng bá du lịch . 30
    2.4.4. Lao động và đào tạo nguồn nhân lực du lịch . 31
    2.4.4.1. Lao động ngành du lịch . 31
    2.4.4.2. Đào tạo nguồn nhân lực 32
    2.4.5. Đầu tư và phát triển du lịch . 32
    2.4.5.1. Đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng du lịch 32
    2.4.5.2. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật 32
    2.4.6. Tổ chức không gian lãnh thổ và kinh doanh du lịch . 33
    2.4.6.1. Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch . 33
    2.4.5.2. Tổ chức kinh doanh du lịch . 34
    2.4.7. Quản lý nhà nước về du lịch . 35
    2.5. Khảo sát đánh giá của du khách về du lịch Lâm Đồng 35
    2.5.1. Khảo sát đánh giá của du khách về sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng 35
    2.5.1.1. Thiết kế bảng câu hỏi . 35
    2.5.1.2. Phương pháp thu thập thông tin 36
    2.5.1.3. Phân tích dữ liệu sau khi thu thập . 37
    2.5.1.4. Kết quả thu thập được từ những thông tin cá nhân . 38
    2.5.1.5. Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các yếu tố
    sản phẩm du lịch . 40
    2.5.1.6. Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của
    sản phẩm du lịch 41
    2.5.1.7. Đánh giá của du khách về thực trạng của các yếu tố sản phẩm
    du lịch Lâm Đồng 42
    2.5.1.8. Đánh giá của du khách về thực trạng của các sản phẩm du lịch
    Lâm Đồng . 43
    2.5.1.9. So sánh chênh lệc giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và
    thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch 44
    Trang
    2.5.1.10. So sánh chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ trọng và thực
    trạng các sản phẩm du lịch Lâm Đồng . 45
    2.5.1.11. Đánh giá độ tin cậy các thang đo 46
    2.6. Đánh giá chung về du lịch Lâm Đồng 47
    2.6.1. Những thành tựu đạt được 47
    2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân . 48
    2.6.2.1. Hạn chế . 48
    2.6.2.2. Nguyên nhân . 48
    Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
    LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020
    3.1. Định hướng phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 52
    3.1.1. Quan điểm phát triển 52
    3.1.2. Một số mục tiêu cụ thể . 52
    3.1.2.1. Lượng khách du lịch 52
    3.1.2.2. Thu nhập từ du lịch . 53
    3.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 53
    3.1.2.4. Lao động và việc làm . 53
    3.1.3. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu . 54
    3.1.3.1. Khách du lịch 54
    3.1.3.2. Thu nhập từ du lịch . 55
    3.1.3.3. Tổng sản phẩm GDP du lịch và nhu cầu đầu tư . 55
    3.1.3.4. Nhu cầu về khách sạn . 56
    3.1.3.5. Nhu cầu về lao động du lịch . 56
    3.1.4. Phát triển thị trường và sản phẩm du lịch 56
    3.1.4.1. Vị trí du lịch 56
    3.1.4.2. Khả năng cạnh tranh của du lịch Lâm Đồng trên thị trường 57
    3.1.4.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng . 57
    3.1.4.4. Tài nguyên du lịch 57
    3.1.5. Phát triển thị trường khách du lịch của Lâm Đồng . 58
    3.1.5.1. Thị trường trọng điểm . 58
    3.1.5.2. Thị trường tiềm năng 59
    3.1.6. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch . 59
    3.1.6.1. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo lãnh thổ 59
    3.1.6.2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo thị trường 60
    3.1.6.3. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch . 61
    3.1.6.4. Chiến lược về sản phẩm và thị trường 61
    Trang
    3.2. Các giải pháp phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 63
    3.2.1. Giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch . 63
    3.2.2. Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch . 64
    3.2.3. Giải pháp về công tác xúc tiến quảng bá du lịch 65
    3.2.4. Giải pháp nguồn nhân lực du lịch . 66
    3.2.5. Giải pháp đầu tư và thu hút vốn đầu tư . 67
    3.2.6. Giải pháp tổ chức quản lý nhà nước về du lịch 70
    3.3. Một số kiến nghị . 72
    3.3.1. Đối với Chính phủ và cơ quan Trung ương 72
    3.3.2. Đối với chính quyền địa phương 73
    KẾT LUẬN . 74

    Lời mở đầu
    Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão vào nửa cuối thế kỷ
    XX, sự bùng nổ của sự phát triển kinh tế, xu hướng quốc tế hoá và hội nhập, đã đưa thế
    giới vào một giai đoạn phát triển mới với nhiều cơ hội và thách thức mới. Để tồn tại và
    phát triển, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cần phải lựa chọn cho mình con
    đường đi thích hợp, vừa khai thác được các cơ hội đồng thời hạn chế được các nguy cơ đe
    dọa từ môi trường bên ngoài.
    Trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
    tế, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng
    cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền
    kinh tế đất nước. Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế
    giới, du lịch Việt Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó góp phần vào việc thúc đẩy sự
    tăng trưởng kinh tế, mở rộng mối giao lưu hợp tác quốc tế, làm tăng sự hiểu biết, thân
    thiện và quảng bá nền văn hoá giữa các quốc gia.
    Nằm ở phía nam Tây Nguyên, Đà Lạt – Lâm Đồng kề cận với tam giác tăng
    trưởng kinh tế Tp Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Vũng Tàu. Là một vùng đất trù phú, màu
    mỡ có nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế, song cho đến nay Lâm Đồng vẫn là một trong
    các tỉnh nghèo. Lâm Đồng đang đứng trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế, khoảng cách
    chênh lệch khá xa so với các trung tâm kinh tế của cả nước. Tổng sản phẩm tăng chậm,
    tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, đầu tư cho phát triển kinh tế
    còn hạn chế.
    Giữa khả năng phát triển và thực tế còn một khoảng cách khá xa, trên cơ sở
    nghiên cứu lợi thế của Đà Lạt – Lâm Đồng, chúng tôi cho rằng để thoát ra khỏi nguy cơ
    tụt hậu, Đà Lạt – Lâm Đồng cần phải đi lên từ thế mạnh là kinh tế du lịch; phải khai thác
    có hiệu quả tiềm năng về du lịch; giải phóng sức sản xuất, tạo nên động lực mạnh mẽ cho
    việc điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện từng bước hiện đại hoá nền kinh tế.
    2
    Trong chiến lược đẩy nhanh quá trình tăng trưởng, việc nghiên cứu để tìm
    ra các giải pháp phát triển du lịch cho Lâm Đồng là một yêu cầu bức thiết, nhằm
    huy động, khai thác mọi nguồn lực và phát huy tiềm năng của Lâm Đồng vào
    hoạt động du lịch có hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sớm đưa du
    lịch Lâm Đồng, đặc biệt là Đà Lạt đúng vị trí tương xứng với tiềm năng và tầm
    vóc của một Trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
    Đã có một số đề tài nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau nhằm đưa ra các giải
    pháp để phát triển du lịch Lâm Đồng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình
    nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập đến vấn đề xây dựng chiến lược phát triển du lịch của
    tỉnh Lâm Đồng làm cơ sở để xây dựng các kế hoạch dài hạn của tỉnh. Theo quan điểm
    chúng tôi, phát triển du lịch ở Lâm Đồng không chỉ là nhiệm vụ của ngành du lịch, của
    các nhà quản lý mà phải là nhiệm vụ chung của các ngành và phải được xã hội hoá ở mức
    độ cao. Chính vì lý do trên, qua tìm hiểu thực trạng du lịch tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi đã
    chọn đề tài: “ Phát triển du lịch Lâm Đồng đến Năm 2020” làm luận văn cao học
    khoa học kinh tế của mình.
    Luận văn này chúng tôi muốn góp thêm một cách nhìn, một phương pháp tiếp cận
    về việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch tại một địa phương giàu tiềm năng về du
    lịch, xây dựng định hướng chiến lược và các giải pháp phát triển du lịch từ nay đến năm
    2020.
    Luận văn được hoàn thành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
    biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn; vận dụng có chọn lọc
    các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế; thông qua việc phân tích các số liệu
    kinh tế và nghiên cứu tình hình kinh doanh du lịch của Lâm Đồng trong giai đoạn 1997 -
    2006.
    Luận văn sử dụng hai nguồn dữ liệu cơ bản là thứ cấp và sơ cấp. Nguồn
    thứ cấp bao gồm: Kế hoạch phát triển ngành du lịch và thương mại Lâm Đồng 5
    3
    năm (2006 – 2010), nội dung thông báo 43/KT-NS ngày 29/5/2006 của Ban Kinh
    tế – Ngân sách HĐND của tỉnh Lâm Đồng. Các số liệu được thu thập từ các
    nguồn như: Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viên Nghiên cứu phát triển
    du lịch Việt Nam, Cục Thống kê Lâm Đồng, các báo cáo, tổng kết hoạt động du
    lịch hàng năm của sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng, các tạp chí, đặc san du
    lịch Nguồn sơ cấp gồm: điều tra phỏng vấn bằng bảng câu hỏi và ý kiến đóng
    góp của các chuyên gia.
    Kết cấu luận văn gồm 3 phần chính:
    Chương I: Lý luận chung về ngành du lịch.
    Chương II: Tình hình hoạt động du lịch Lâm Đồng trong giai đoạn 1996 - 2006.
    Chương III: Các giải pháp phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
    Mặc dù được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, sự trao đổi chân tình và
    cung cấp thông tin, dữ liệu của Sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng, nhưng vì thời gian
    hạn hẹp, khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, trong luận văn chưa đề cập hết
    được các khía cạnh của vấn đề trong xu thế phát triển và hội nhập của ngành du lịch cả
    nước nói chung và du lịch Lâm Đồng nói riêng và chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Kính
    mong Quí Thầy, Cô và đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho luận văn được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...