Luận Văn Phát triển du lịch Hà Tây, thực trạng và Giải pháp

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Du lịch là ngành được nhiều nước trên thế giới là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, là ngành “xuất khẩu tại chỗ” hay ngành “ngoại giao” không cần đại sứ. Ngành du lịch không những đòi hỏi đầu tư ít mà còn thu hút lao động vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong quá trình phát triển của ngành. Chính vì vậy, phát triển du lịch trên toàn quốc nói chung và phát triển du lịch Hà Tây nói riêng là một lĩnh vực đang được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm.
    Hà Tây là một là tỉnh thuộc phía Nam của Hà Nội, là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô, là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên để phát triển nhiều loại hình du lịch (là một thế mạnh trong quá trình phát triển kinh tế của Tỉnh). Đẩy mạnh phát triển du lịch Hà Tây, một mặt đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và là phương tiện hữu hiệu để mở rộng quan hệ hữu nghị cùng với sự hiểu biết của thế giới, cũng như các Tỉnh bạn trong nước về Tỉnh Hà Tây- một Tỉnh có bề dày lịch sử, một điểm hẹn trong quá trình liên doanh, liên kết phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá-
    Trước yêu cầu ngày một tăng của lượng khách quốc tế cũng như trong nước, nhiệm vụ đặt ra là phải đánh giá thực trạng của ngành du lịch, nghiên cứu quy hoạch, phát triển tổng thể, đưa ra các giải pháp phát triển nhằm khai thác triệt để tiềm năng du lịch Tỉnh Hà Tây, đồng thời là một trong những cơ sở để phát triển những ngành có liên quan tương xứng với nhu cầu đòi hỏi của ngành du lịch trong tương lai.
    Chuyên đề “Phát triển du lịch Hà Tây, thực trạng và giải pháp” nhằm phục vụ mục tiêu trên.
    Chuyên đề được chia làm ba phần:
    Chương I: Phát triển du lịch- một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Hà Tây.
    Chương II: Thực trạng phát triển du lịch ở Tỉnh Hà Tây.
    Chương III: Triển vọng và giải pháp nhằm phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2010.
    Do thời gian có hạn, trình độ chuyên môn còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình nghiên cứu, rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn.
    Qua đây, Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Ngọc Linh cùng tập thể cán bộ nhân viên phòng quy hoạch thuộc sở Kế hoạch đầu tư Tỉnh Hà Tây đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện để Em hoàn thành chuyên đề này.
     
Đang tải...