Đồ Án Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa và phát triển

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khái niệm Di sản văn hoá và Cộng đồng.

    - Di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) là những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các lễ hội, nếp sống truyền thống, tri thức dân gian, văn hoá cộng đồng, v.v. Đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, di sản văn hóa được xem là báu vật thiêng liêng mà mỗi thế hệ phải có trách nhiệm phát huy và bảo tồn cho các thế hệ tiếp theo. Một xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu không dựa trên nền tảng các giá trị văn hoá.

    Nhiều giá trị văn hóa đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một dân tộc, một quốc gia và có ảnh hưởng toàn cầu – đó là di sản văn hóa thế giới. Tính đến tháng 6 năm 2011, Việt Nam có 13 di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới trong đó có 11 di sản văn hóa. Đây là những tài sản vô giá chung của toàn nhân loại.

    - Cộng đồng là nền tảng phát triển của mọi xã hội. Khái niệm cộng đồng có thể được hiểu ở những mức độ quy mô khác nhau từ làng, bản đến bộ tộc, dân tộc, quốc gia. Tuy nhiên trong thực tế, cộng đồng thường được hiểu theo nghĩa hẹp, hạn chế đối với những nhóm cư dân sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội còn kém phát triển, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào việc khai thác trực tiếp các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đặc điểm này thể hiện tác động của cộng đồng lên các giá trị tài nguyên, trong đó có tài nguyên du lịch và qua đó ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững.
     
Đang tải...