Thạc Sĩ Phát triển du lịch gắn bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    Phát triển du lịch gắn bảo tồn và phát huy giá trị
    của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương

    Nguyễn Thị Sao

    Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Du lịch
    Chuyên ngành: Du lịch; Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
    Người hướng dẫn: TS. Trần Thúy Anh
    Năm bảo vệ: 2012

    Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về bảo tồn di sản văn hóa. Nghiên cứu hoạt động
    bảo tồn di sản và mối tương quan trong khai thác di sản để phục vụ phát triển du lịch cả
    tích cực và tiêu cực tại các di tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Tìm hiểu thực
    trạng phát triển du lịch tại Hải Dương, việc khai thác gia trị văn hoá lịch sử tại các di tích
    trong phát triển du lịch; Nhận diện các vấn đề đặt ra cho công tác bảo tồn di sản văn hóa
    tại các di tích này. Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch
    vào quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị của các di tích CônSơn, Kiếp Bạc, Chu Văn
    An, Văn Miếu Mao Điền của tỉnh Hải Dương.

    Keywords. Du lịch; Di sản văn hóa; Văn hóa vật thể; Hải dương; Bảo tồn văn hóa

    Content.

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Di tích chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, đền Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền là các
    di tích lịch sử văn hóa và danh thắng đặc biệt quan trọng của quốc gia. Mảnh đất này,
    từng in dấu những kỷ niệm sâu sắc về Bác Hồ, về các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng,
    Nhà nước ta và nhiều bạn bè quốc tế . Uy đức của họ đã góp phần hun đúc nên hồn
    thiêng sông núi, để lại tiếng vang muôn thuở. Vì vậy, Hải Dương một trong những cái
    nôi sản sinh và hội tụ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của cư dân châu thổ Bắc Bộ.
    Hoạt động du lịch và hoạt động bảo tồn phải luôn luôn tồn tại song song trong quỹ
    đạo của lịch sử và xã hội. Với định hướng như vậy, đề tài tập trung nghiên cứu vai trò tích
    cực của hoạt động du lịch trong việc phát huy các giá trị lịch sử văn hoá tiêu biểu của di 2
    sản, hoá tại một số di tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hải Dương như di tích chùa Côn
    Sơn, đền Kiếp Bạc, đền Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền. Đây là một trong những cụm
    di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Hiện nay các di tích này chưa thực
    sự phát huy hết được những giá trị nổi bật và chưa có sự gắn kết nhiều với hoạt động du
    lịch. Những giá trị văn hoá tiêu biểu của các di tích lịch sử có sự thuận lơi của giao thông
    đi lại cùng với quy hoạch đặt nó trong sự phát triển của du lịch chắc chắn sẽ góp phần bảo
    tồn và làm cho hoạt động du lịch Hải Dương thêm phát triển. Nhận thức được tầm quan
    trọng của việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản tại đây, người viết đã chọn đề tài:
    “Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải
    Dương ” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành du lịch học của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất một số giải pháp có thể vận dụng góp phần phát triển du lịch gắn với bảo
    tồn và phát huy giá trị của di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc, Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền
    tại Hải Dương.
    2.2. Nhiệm vụ của đề tài
    - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về bảo tồn di sản văn hóa
    - Nghiên cứu hoạt động bảo tồn di sản và mối tương quan trong khai thác di sản để
    phục vụ phát triển du lịch cả tích cực và tiêu cực tại các di tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh
    Hải Dương.
    - Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch tại Hải Dương, việc khai thác gia trị văn hoá
    lịch sử tại các di tích trong phát triển du lịch; Nhận diện các vấn đề đặt ra cho công tác
    bảo tồn di sản văn hóa tại các di tích này.
    - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch vào quá
    trình bảo tồn và phát huy các giá trị của các di tích CônSơn, Kiếp Bạc, Chu Văn An, Văn
    Miếu Mao Điền của tỉnh Hải Dương
    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các di sản văn hóa vật thể tiêu biểu trên địa bàn
    tỉnh Hải Dương bao gồm cụm di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc, đền Chu Văn An, Văn Miếu
    Mao Điền; Trong điều kiện có thể mở rộng đến các đối tượng quản lý khác để so sánh.
    3
    3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa du lịch và di sản văn hoá bao gồm di
    sản văn hoá vật thể về cả lý luận và thực tiễn. Các nghiên cứu thực tiễn được tiến hành tại
    các điểm di tich tại Hải Dương. Nơi đây lưu giữ những di sản văn hoá vật thể và phi vật
    thể phong phú và đa dạng.
    3.2.1. Phạm vi vấn đề nghiên cứu
    Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tiễn của hoạt động du lịch gắn với bảo tồn và
    phát huy giá trị của của các di sản văn hóa vật thể tiêu biểu tại tỉnh Hải Dương.
    3.2.2. Phạm vi không gian
    Khu di tích lịch sử và danh thắng Côn Sơn nằm trên địa bàn nằm trên địa bàn phường
    Cộng Hòa và xã Lê Lợi. Di tích đền Kiếp Bạc ở xã Hưng Đao, đền thờ Chu Văn An ở xã Văn
    An, ba di tích này đều thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Di tích Văn miếu Mao Điền
    thuộc xã Mao Điền huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
    3.2.3. Phạm vi thời gian
    Nghiên cứu các di tích lịch sử và danh thắng Côn Sơn ,Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn
    An, Văn Miếu Mao Điền và hoạt động du lịch, bảo tồn của các di tích từ khi có Luật Di
    sản đến nay (2001 trở lại đây).
    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    - Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu
    - Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp
    - Phương pháp khảo sát thực tế tại khu di tích
    - Phương pháp chuyên gia:
    5. Bố cục của luận văn
    Ngoài mỏ đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
    luận văn gồm ba chương như sau:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo tồn di sản văn hóa trong kinh doanh du lịch
    - Chương 2: Thực trạng bảo tồn di sản và khai thác du lịch tại các di tích tiêu biểu ở
    Hải Dương
    - Chương 3: Định hướng và giải pháp góp phần phát triển du lịch gắn với bảo tồn di
    sản văn hóa ở Hải Dương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...