Luận Văn Phát triển du lịch cộng đồng Vườn quốc gia Cúc Phương

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong quá trình phát triển của mình, ngành Du lịch ngày càng nhận thấy
    rằng: Phát triển một cách bền vững và tồn tại lâu dài là điều rất cần thiết. Do đó
    mà vấn đề môi trường, bảo vệ tài nguyên ngày càng được quan tâm nhiều hơn
    trên nhiều phương tiện, nhiều hình thức khác nhau.
    Du lịch là ngành tổng hợp, có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực, nhiều
    ngành kinh tế xã hội, trong đó có mối liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời với
    cộng đồng địa phương hay nói cách khác là với những người dân-chủ nhân của
    những vùng đất có tài nguyên mà ngành Du lịch đang khai thác và sử dụng. Đặc
    biệt là những nơi có loại hình DLST và văn hoá phát triển, sự thành công hay
    thất bại trong quá trình hoạt động du lịch, khai thác tài nguyên, phụ thuộc rất
    nhiều vào việc phối hợp, điều hoà, lợi ích, chia sẻ nghĩa vụ, quyền lợi giữa các
    bên tham gia.
    Một điều không thể phụ nhận là ngành du lịch đã đem lại rất nhiều lợi ích
    trực tiếp hay gián tiếp cho CĐĐP như: Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập,
    giúp xây dựng và tu bổ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt hơn, đem đến
    sự hiểu biết, giao lưu văn hoá, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người
    dân, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế của vùng của đất nước Điều đó
    mang ý nghĩa nhân văn rất lớn, thể hiện đường lối chiến lược, chính sách phát
    triển kinh tế xã hội đúng đắn, phù hợp của mỗi vùng, của mỗi quốc gia.
    Sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch ở mỗi địa phương, mỗi
    vùng khác nhau. Sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp, điều đó phụ thuộc vào tài
    nguyên ở đó có những tiềm năng gì cho quá trình phát triển du lịch. Để thu hút,
    tổ chức sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch đã là một điều khó,
    nhưng để hướng dẫn, chỉ đạo họ theo một quỹ đạo với tính chất như những
    người làm du lịch thực thụ, có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
    lại là điều khó khăn hơn.
    Cúc Phương là một vùng đất giàu tiềm năng du lịch cả về tài nguyên
    thiên nhiên và nhân văn. Hơn nữa, nơi đây có sự tham gia đông đảo và trực tiếp

    của CĐĐP trong hoạt động du lịch. Nhưng trong quá trình khai thác và sử dụng
    tài nguyên còn thể hiện nhiều bất cập trong quản lý, sự điều hoà lợi ích giữa các
    bên tham gia chưa tốt, dẫn đến chất lượng sản phẩm du lịch bị giảm sút, chưa
    tạo được sự đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng cuộc sống người dân chưa thực
    sự được đảm bảo.
    Sự tham gia của CĐĐP trong các hoạt động du lịch ở đây vẫn còn ở mức
    thấp, người dân mới chỉ chủ yếu tham gia vào một số khâu không quan trọng, lợi
    ích về kinh tế không thường xuyên và bấp bênh. Các hình thức tham gia hầu như
    mang tính chất tự phát, xuất phát từ quy luật cung cầu của kinh tế thị trường
    (người dân thấy có lợi, có thu nhập thì họ làm) trong khi đó đất canh tác để làm
    nông nghiệp thì ngày càng bị thu hẹp để sử dụng các mục đích du lịch. do đó
    vấn đề việc làm của người dân lại trở nên cấp thiết hơn.
    Vấn đề đặt ra đối với du lịch Cúc Phương là cần giúp người dân địa
    phương tham gia hoạt động du lịch, có sự liên kết với nhau, mang tính cộng
    đồng sâu sắc, toàn dân làm du lịch, cùng vì những mục đích lợi ich chung .Việc
    tổ chức thu hút CĐĐP vào hoạt động du lịch, giúp người dân nâng cao chất
    lượng cuộc sống, nâng cao nhận thức về du lịch, về ý nghĩa của việc bảo vệ tài
    nguyên môi trường, ý nghĩa của việc tạo ra môi trường nhân văn hấp dẫn khách
    du lịch. Để làm được điều đó, cần có sự quan tâm liên kết của rất nhiều ngành
    nhiều cơ quan có chức trách mà trực tiếp là ngành Du lịch và chính quyền địa
    phương. Đòi hỏi ngành Du lịch ngoài những nghiên cứu về tài nguyên, tìm
    những giải pháp cho phát triển du lịch thì cần còn có sự nghiên cứu một cách
    toàn diện, thiết thực hơn về cộng đồng địa phương, thấy được vai trò quan trọng
    của CĐĐP cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch.
    Từ trước tới nay ,đã có rất nhiều sách báo, tài liệu, các tác giả, viết về Cúc
    Phương, nhưng chủ yếu ca ngợi về cảnh đẹp của thiên nhiên, tìm hiểu về lịch sử,
    văn hoá phục vụ cho mục đích du lịch mà ít ai tìm hiểu về người dân địa
    phương - chủ nhân của những tài nguyên đó đã làm du lịch như thế nào? Tác
    động của du lịch đến đời sống của họ ra sao? Chính vì thế tác giả đã chọn đề tài
    Phát triển du lịch cộng đồng VQG Cúc Phương” với mong muốn vận dụng


    những kiến thức đã học về chuyên ngành Văn hoá Du lịch để góp phần vào bảo
    vệ sự đa dạng sinh học môi trường địa phương, tăng hiệu quả kinh tế, tạo sinh kế
    bền vững cho cộng đồng dân cư địa phương ở VQG Cúc Phương đồng thời thoả
    mãn nhu cầu du lịch của khách.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ

    2.1 Mục tiêu
    Trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu các tài nguyên phục vụ cho phát triển du
    lịch, mục tiêu của đề tài là phát triển du lịch cộng đồng ở vùng đệm hài hoà với
    bảo tồn tài nguyên ở VQG và phát triển kinh tế -xã hội của địa phương góp phần
    nâng cao đời sống của dân cư và bảo vệ môi trường.
    2.2 Nhiệm vụ
    Để thực hiện mục tiêu trên đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
    - Nghiên cứu tổng quan về Du lịch và DLCĐ.
    - Nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch ở VQG Cúc
    Phương và phát hiện những tồn tại cần giải quyết.
    - Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển DLCĐ ở Cúc Phương.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1 Phạm vi nghiên cứu:
    - Không gian nghiên cứu của đề tài giới hạn trong lãnh thổ của VQG gồm cả
    vùng lõi và vùng đệm.
    - Về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu việc phát triển hoạt động du lịch và
    DLCĐ tại VQG Cúc Phương.
    3.2 Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch gắn
    với dân cư địa phương ở VQG Cúc Phương. Trên cơ sở đó đề xuất phương
    hướng phát triển du lịch và đưa ra giải pháp nhằm khai thác hợp lý lãnh thổ du
    lịch, tôn trọng mục tiêu bảo tồn khai thác những giá trị Văn hoá những sản phẩm
    sẵn có của cộng đồng địa phương và phù hợp với điều kiện thực tế của địa
    phương.

    4. Ý nghĩa của khoá luận:
    Về mặt lý luận, đề tài đã tổng quan về du lịch và DLCĐ ứng dụng chúng
    để nghiên cứu cho một địa điểm cụ thể đó là VQG Cúc Phương.
    Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu
    tin cậy cho việc quy hoạch phát triển DLCĐ ở VQG.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trong khoá luận tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó
    có một số phương pháp chủ yếu như sau:
    - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
    - Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực tế
    - Phương pháp điều tra xã hội học
    - Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế
    - Phương pháp xử lý thông tin
    6. Kết cấu của khoá luận :
    Khoá luận được kết cấu 3 chương ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục
    - Chương 1: Tổng quan về du lịch và du lich cộng đồng
    - Chương 2: Tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng ở
    Vườn Quốc Gia Cúc Phương
    - Chương 3: Định hướng một số giải pháp phát triển du lịch cộng
    đồng ở VQG Cúc phương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...