Luận Văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang


    đề tài
    Du lịch là một hoạt động bắt đầu xuất hiện từ rất xa xưa trong lịch sử nhân loại. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển cho đến nay du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển nhanh chóng, được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói”. Ngày nay được rất nhiều quốc gia đầu tư phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn.
    Ở nước ta, ngành du lịch đã được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện phát triển trở thành một ngành kinh tế quan trọng, có mức tăng trưởng cao, nhất là trong những năm gần đây, khi thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế và chính sách đối ngoại với phương châm hết sức năng động của Đảng ta: “Việt nam là bạn của tất cả các nước”. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề phát triển kinh tế du lịch xứng đáng với vị trí, vai trò của ngành du lịch lại càng trở nên cần thiết như nghị quyết của BCH TW Đảng lần thứ VII, khóa VII đã chỉ rõ: “Phát triển ngành du lịch, hình thành ngành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng lớn, tương xứng với tiềm năng của nước ta”.
    Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, nằm trong vùng du lịch Bắc Bộ, có truyền thống văn hóa, lịch sử chống giặc ngoại xâm lâu đời, có nhiều cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Không những vậy Bắc Giang còn là địa bàn cư trú của một số dân tộc ít người với nhiều nét văn hóa truyền thống có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch trong và ngoài nước như dân tộc Nùng, Tày, Sán, Hoa, Dao
    Hơn nữa Bắc Giang còn thuộc vùng Kinh Bắc xưa, do đó đây còn là mảnh đất của những câu ca quan họ mượt mà, đằm thắm. Có thể nói tất cả những điều kiện trên là tiềm năng quý của tỉnh cần được khai thác để phát triển kinh tế du lịch.

    Tuy nhiên sự phát triển du lịch của Bắc Giang trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, quy mô phát triển du lịch vẫn ở mức độ nhỏ bé, cơ sở vật chất vẫn còn nghèo nàn, hiệu quả khai thác trong kinh doanh du lịch chưa cao, quá trình phát triển còn nhiều bất cập. Nếu không nghiên cứu một cách cụ thể, không đánh giá một cách khách quan về tiềm năng và thực trạng để đề ra định hướng, giải pháp khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch thì không những không đạt được kết quả mong muốn mà còn gây ra tác động rất lớn đối với môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng tới nhịp độ phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh. Vì vậy việc phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Bắc Giang dựa trên quan điểm phát triển bền vững không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch mà còn có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
    Để du lịch Bắc Giang có thể tận dụng được hết những tiềm năng sẵn có vào việc phát triển du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong tương lai, em xin chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang”, với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nhìn nhận và đánh giá hoạt động du lịch của tỉnh trong những năm qua. Đồng thời thúc đẩy hoạt động du lịch trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch một cách hợp lý.
    2. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài
    2.1. Mục đích
    Vận dụng cơ sở lí thuyết về du lịch và phát triển du lịch bền vững áp dụng vào phân tích tiềm năng, thực trạng và đề xuất định hướng phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang trên quan điểm phát triển bền vững nhằm khai thác các thế mạnh về du lịch để đảm bảo sự đóng góp tích cực của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội và sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường địa phương.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    -Đúc kết cơ sở lí luận về du lịch, phát triển bền vững, phát triển du lịch bền vững.

    -Phân tích tiềm năng, thực trạng du lịch của tỉnh trên quan điểm phát triển bền vững.
    -Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bắc Giang
    2.3. Giới hạn
    2.3.1. Về nội dung.
    -Phân tích thực trạng, tiềm năng du lịch của tỉnh gắn với phát triển bền vững
    2.3.2. Về thời gian.
    -Dựa vào số liệu của năm: từ 1995 đến 2005
    2.3.3. Về không gian.
    -Toàn bộ tỉnh Bắc Giang
    3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu:
    Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang
    3.2. Phương pháp nghiên cứu.
    3.2.1. Phương pháp thống kê:
    Những tài liệu thống kê của hoạt động du lịch liên quan đến những lĩnh vực như lượng khách, doanh thu, chỉ tiêu kinh tế là những số liệu mang tính định lượng.Trên cơ sở khai thác từ những nguồn thuộc: Tổng cục du lịch, cục thống kê, sở thương mại và du lịch Bắc Giang, sở văn hóa thông tin Bắc Giang các số liệu được đưa vào sử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có tính chất thực tiễn cao.
    3.2.2. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
    Là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Tổng quan tài liệu cho phép ta tiếp cận với những kết quả nghiên cứu trong quá khứ. Việc phân loại, phân nhóm và phân tích dữ liệu giúp cho việc phát triển những vấn đề trọng tâm và những khía cạch cần được tiếp cận của vấn đề. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kết qủa phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu.

    3.2.3. Phương pháp thực địa
    Phương pháp này giúp ta tiếp cận vấn đề một cách chủ động,trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có được tầm nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động chính trong khi tiến hành phương pháp này gồm:
    + quan sát
    + mô tả
    + điều tra
    + ghi chép
    + chụp ảnh, quay phim tại các điểm nghiên cứu
    + gặp gỡ trao đổi với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý tài nguyên, các cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương và cộng đồng sở tại.
    3.2.4. Phương pháp bản đồ
    Phương pháp này được sử dụng nhằm khai thác một cách triệt để các thông tin trên hệ thống bản đồ hiện có, đặc biệt là các thông tin về không gian nghiên cứu. Đồng thời phương pháp này cũng được sử dụng trong việc thể hiện các kết quả nghiên cứu của đề tài lên bản đồ.
    3.2.5. Phương pháp dự báo
    Phương pháp này để xác định, đánh giá các vấn đề trong nội dung có liên quan dựa trên các nguyên nhân, hệ quả và tính hệ thống.Đồng thời dự báo các chỉ tiêu của du lịch trong tương lai(số lượng, chất lượng, quy mô ) của tỉnh. [1]
    4. Những đóng góp chủ yếu của khóa luận:
    -Hệ thống những vấn đề lí luận về du lịch, phát triển bền vững và về phát triển du lịch bền vững để vận dụng vào nghiên cứu cụ thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
    -Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang trên quan điểm phát triển du lịch bền vững.
    -Sử dụng kết quả đánh giá thực trạng để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang.
    5. Kết cấu khóa luận
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được trình bày trong 3 chương:
    5.1. Chương 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài
    5.2. Chương 2: Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Bắc Giang trên quan điểm phát triển bền vững
    5.3. Chương 3: Các giải pháp để phát triển du lịch bền vững có hiệu quả ở tỉnh Bắc Giang
     
Đang tải...