Tiểu Luận Phát triển du lịch bền vững ở làng cổ Đường Lâm

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1.Lý do chọn đề tài 1
    2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 2
    3.Phạm vi nghiên cứu. 4
    4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 4
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 6
    6. Đóng góp của đề tài 6
    7. Bố cục đề tài 6
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN . 7
    1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững 7
    1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững. 7
    1.1.2. Phát triển du lịch bền vững. 8
    1.1.3. Nguyên tắc phát triển du lịch. 14
    1.2. Cơ sở thực tiễn 19
    Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM 23
    2.1. Điều kiện phát triển du lịch làng cổ Đường Lâm . 23
    2.1.1. Nhóm điều kiện chung. 23
    2.1.2. Các điều kiện đặc trưng. 25
    2.2. Vấn đề khai thác du lịch làng cổ Đường Lâm . 33
    2.2.1. Thị trường khách. 34
    2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 35
    2.2.3. Công tác quản lý, khai thác và bảo tồn di sản tại Đường Lâm 36
    2.2.4. Hoạt động du lịch. 39
    Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM .42
    3.1. Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững ở làng cổ Đường Lâm . 42
    3.1.1. Giải pháp về quản lý, quy hoạch. 42
    3.1.2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực. 45
    3.1.3. Giải pháp về chính sách phát triển du lịch và chiến lược quảng bá. 46
    3.1.4. Giải pháp về môi trường sinh thái 49
    KẾT LUẬN . 51
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 53
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Thủ đô Hà Nội có diện tích 3.344,7 km², gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả quốc gia, là thị trường tiêu thụ nguồn hàng hóa, dịch vụ lớn của cả nước. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không đều thuận lợi. Đặc biệt, nơi đây có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng được du khách trong ngoài nước biết đến như Động Hương Tích - chùa Hương, Ba Vì, Đồng Mô, chùa Trăm Gian, chùa Tây Phương .và gần đây, ngày 19/5/2006 là sự kiện làng cổ Đường Lâm được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận "di tích lịch sử cấp quốc gia" đang trở thành một điểm đến lí tưởng đối với du khách trong và ngoài nước. Sau lễ công nhận, Cục Di sản văn hóa phấn đấu gửi đơn đề nghị UNESCO công nhận làng cổ Đường Lâm vào danh sách di sản văn hóa thế giới.
    Lúc sinh thời, giáo sư Trần Quốc Vượng đã nhận xét: "Đường Lâm là vùng đất cổ người xưa. Tựa lưng vào núi Tản, mặt ngoảnh nhìn nước sông Tích Đà, Đường Lâm sẽ trường tồn và phồn vinh cùng non sông đất nước". Chính bởi các giá trị văn hóa lịch sử, tiềm năng du lịch của làng cổ mà tôi đã chọn nơi đây làm đối tượng nghiên cứu trong đề tài của mình.
    Đường Lâm là ngôi làng cổ đầu tiên của nước ta. Đây là một trong những điểm du lịch mà chính quyền và nhân dân dành nhiều sự quan tâm nhằm bảo tồn và phát triển du lịch bền vững.
    Du lịch là hướng phát triển đúng đắn cho kinh tế địa phương, nhưng phải bảo tồn để gìn giữ cho đời sau những giá trị quý giá mà chúng ta đang được hưởng. Vì vậy, tôi quyết định chọn du lịch bền vững làng cổ Đường Lâm làm đề tài nghiên cứu cho môn học của mình.
    Thông qua đề tài nghiên cứu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở làng cổ Đường Lâm”, chúng tôi mong muốn bước đầu tìm hiểu về giá trị lịch sử - văn hóa, qua đó đánh giá thực trạng, đề ra các giải pháp phát triển hợp lý, hiệu quả nhằm phát triển du lịch bền vững ở Đường Lâm.
    Mục đích khi nghiên cứu của tôi là tìm hiểu thực trạng bảo tồn, tôn tạo làng cổ như thế nào, đã và đang khai thác phục vụ du lịch ra sao, mặt nào phát huy tích cực, và đâu là hạn chế để đề ra giả pháp khắc phục?
    Mục tiêu khi thực hiện đề tài này của tôi là mong muốn sự quan tâm, đầu tư hơn của các cơ quan chức năng, cũng như mong muốn nhân dân nhận thức rõ được vai trò, vị trí của làng cổ Đường Lâm đối với lịch sử dân tộc. Từ đó, nâng cao nhận thức của mọi người về bảo tồn, phát triển bền vững làng cổ. Phát triển du lịch một cách bền vững và mang lại lợi ích cho nhân dân.
    Đối tượng nghiên cứu là tập trung nghiên cứu thực trạng khai thác du lịch ở làng cổ Đường Lâm. Từ đó đưa ra giải pháp phát triển một cách bền vững.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản in vào cuối thế kỷ XVII (1697), của Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên có đề cập đến địa danh Đường Lâm như sau: “Họ Ngô, tên húy là Quyền, người Đường Lâm, đời đời là nhà quý tộc. Cha là Mân làm chức châu mục ở bản châu”.
    Đại Nam nhất thống chí được Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn từ 1865 đến 1882 có chép lại: “Đường Lâm ở huyện Phúc Lộc. Bố Cái Đại vương Phùng Hưng và Tiền Ngô Vương Quyền đều là người Đường Lâm”. Nay là xã Cam Lâm, huyện Phúc Thọ có đền thờ Bố Cái Đại vương và đền thờ Ngô vương, có văn bia đại lược nói: “bản xã đất ở rừng rú, xưa gọi là Đường Lâm, thời thuộc Đường có Phùng húy là Hưng, đến thời Ngũ đại có Ngô Vương húy là Quyền, hai vương cùng ở một ấp, việc ấy từ trước chưa có bao giờ Cuối bài bia chép: “Phụng mệnh làm văn bia năm Quang Thái thứ 3”.
    Trong Dư địa chí của Phan Huy Chú (1782 - 1840) nói: “Nha Viễn nay là Gia Viễn, Đường Lâm nay là đất hai huyện Hoài An và Mỹ Lương”.
    Từ năm 1945 tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển về giá trị kiến trúc của Đường Lâm, tiêu biểu là các công trình:
    Giáo sư Trần Quốc Vượng có bài Về quê hương Ngô Quyền năm 1967 trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Hà Nội, số 102 và Đường Lâm dưới góc nhìn địa - văn hóa - lịch sử trên báo Tuổi trẻ, tháng 12/2004 là hai bài viết về Đường Lâm dưới góc nhìn về bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích lịch sử văn hóa.
    Trần Trọng Dương và Nguyễn Tô Lan trong công trình nghiên cứu Đường Lâm - Sơn Tây: Một chặng huyền sử thế kỷ XX? (Nxb Văn hóa Nghệ An, 2011) là cái nhìn Đường Lâm trên phương diện nghiên cứu lịch sử viết về Đường Lâm và miêu tả kiến trúc của làng dưới còn mắt quan sát của tác giả.
    Vũ Duy Mền, Tấm bia Quang Thái (1390) đời Trần tại đình Phùng Hưng, làng Cam Lâm, xã Đường Lâm, Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích lịch sử văn hóa Đường Lâm ghi danh vị vua Ngô Quyền.
    Nguyễn Tùng, nhà lịch sử nhân loại học xuất sắc người Việt hiện đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS). Trong khuôn khổ chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học về các biến đổi của làng xã ở Đồng bằng Bắc bộ giữa CNRS và Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam), ông cùng các đồng nghiệp đã tiến hành hai cuộc điền dã ở Đường Lâm (5 - 6 - 1990 và 10 - 11-1991). Kết quả được trình bày trong cuốn Mông Phụ, un village du delta du fleuve Rouge, được dịch sang tiếng Việt với tựa đề Mông Phụ, một làng ở đồng bằng sông Hồng, do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội xuất bản năm 2003.
    Tuy nhiên theo khảo sát của chúng tôi hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về làng cổ Đường Lâm trong phát triển du lịch hoặc chưa được giải quyết thấu đáo.
    Chúng tôi hy vọng trong quá trình đi sâu tìm hiểu, phân tích sẽ đưa ra được những lý giải thấu đáo và ít nhiều có những giải pháp hợp lý nhằm khai thác hiệu quả giá trị văn hóa, lịch sử làng cổ Đường Lâm trong phát triển du lịch nhân văn tại địa phương.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Làng cổ Đường Lâm thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội
    4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

    4.1. Quan điểm
    § Tổng hợp – Hệ thống
    Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở làng cổ Đường Lâm không thể tách khỏi hệ thống kinh tế - xã hội của cả nước. Các yếu tố cần được nghiên cứu, đánh giá trong mối quan hệ khăng khít chặt chẽ với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đồng bằng sồng Hồng và cả nước.
    § Quan điểm lãnh thổ
    Việc nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch ở làng cổ Đường Lâm không thể tách rời với vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Do quá trình phát triển du lịch của Đường Lâm là một phần trong quá trình phát triển du lịch với vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
    § Quan điểm lịch sử
    Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh, vận động và biến đổi. Quá trình ấy có thể bắt đầu từ trong quá khứ, hiện tại vẫn tiếp diễn và kéo dài đến tương lai. Đứng trên quan điểm lịch sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắn hiện tại sẽ là cơ sở để đưa ra các dự báo xác thực về xu hướng phát triển trong thời gian sắp tới. Quan điểm này được vận dụng trong khi phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình phát triển hệ thống du lịch và dự báo xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ.
    § Quan điểm phát triển bn vững
    Du lịch văn hóa – lịch sử bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    § Phương pháp phân tích tổng hợp
    Thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ được so sánh, phân tích, tổng hợp cho phù hợp với mục đích của từng phần. Quá trình tổng hợp sẽ có được cái nhìn bao quát về du lịch Đường Lâm. Qua phân tích, các thông tin được chắt lọc với độ tin cậy và mang lại hiệu quả cao nhất.
    § Phương pháp thống kê
    Sau khi thu thập thông tin, số liệu, tiến hành thống kê, sắp xếp chúng lại cho phù hợp với cấu trúc của đề tài, trình tự thời gian và lập ra các bảng biểu về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội cũng như ngành du lịch Đường Lâm.
    § Phương pháp nghiên cứu thực địa
    Đây là phương pháp không thể thiếu nhằm tích luỹ tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp này rất được coi trọng vì nó phản ánh thực tiễn khách quan của đề tài nghiên cứu.
    § Phương pháp so sánh
    Đây là phương pháp sử dụng dùng để so sánh các số liệu thống kê thu thập từ đó đưa ra những nhận định cần thiết (rút ra kết luận). Phương pháp này còn được dùng để so sánh sự phát triển du lịch của Đường Lâm qua các năm.
    § Phương pháp bản đồ
    Đây là phương pháp đặc trưng của địa lý. Sử dụng các bản đồ, biểu đồ làm tăng tính trực quan của đề tài, không chỉ cho biết đặc điểm, phân bố, mạng lưới mà còn thể hiện một số kết quả của công trình nghiên cứu.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    Tìm hiểu thực trạng các hoạt động du lịch tại Đường Lâm, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững.
    6. Đóng góp của đề tài

    Về mặt lý luận: Nghiên cứu về làng cổ Đường Lâm không phải là đề tài mới, đã có nhiều nhà nghiên cứu bỏ nhiều công sức tìm hiểu, nhưng phần nhiều là nghiên cứu trên góc độ văn hóa – lịch sử. Điểm mới trong đề tài này của tôi là tìm hiểu Đường Lâm với tư cách là điểm du lịch hấp dẫn nhưng còn nhiều điều bất cập cần khắc phục nhất, từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển du lịch ở đây một cách bền vững, như là một cách để bảo tồn những di sản của ông cha ra để lại.
    Về mặt thực tiễn: Thực tế hiện nay, phát triển du lịch bền vững là vấn đề chung ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam.Thực trạng du lịch ở Đường Lâm cũng vậy. Đề tài có những đóng góp: trình bày thực trạng du lịch hiện nay ở làng cổ, từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhất nhằm phát triển du lịch bền vững ở làng cố Đường Lâm.
    7. Bố cục đề tài

    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, đề tài có cấu trúc gồm ba chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
    Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch ở làng cổ Đường Lâm
    Chương 3. Giải pháp phát triển bền vững du lịch làng cổ Đường Lâm
    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. UBND tỉnh Hà Tây – Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng Khu di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm, NXB Khoa học Xã Hội, 2005.
    2. Trần Thị Mai, Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Lao Động Xã Hội, 2006.
    3. Tổng cục du lịch Việt Nam, Non Nước Việt Nam, NXB Hà Nội, 2007.
    4. Nguyễn Quang Ngọc, Tiến trình Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo Dục, 2010.
    5. http://dantri.com.vn/c20/s20-453607/lang-viet-co-duong-lam-khi-nguoi-dan-muon-tra-lai-danh-hieu. (Hoài Minh, Diệu Tâm, Làng Việt cổ Đường Lâm: Khi người dân muốn trả lại danh hiệu).
    6. http://duonglamvillage.com/Pages/default.aspx.
    7. http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/39177/chuyen-ngang-trai-o-lang-co-duong-lam. (Quỳnh Anh, Gia Văn, Chuyện ngang trái ở làng cổ Đường Lâm).
    8. http://www.vhnt.org.vn/NewsDetails.aspx?NewID=602&cate=75 (Đào Huy Tuấn, Phát triển du lịch bền vững ở làng cổ Đường Lâm).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...