Luận Văn Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU . . 1
    1. Lý do chọn đề tài. . 4
    2. Mục đích nghiên cứu . . 5
    3 Nhiệm vụ nghiên cứu . . 5
    4. Đối tượng nghiên cứu . . 6
    5. Phạm vi nghiên cứu . . 6
    6. Phương pháp nghiên cứu . . 6
    7. Cấu trúc của khoá luận . . 7
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN
    BỀN VỮNG . 8
    1.1. Khái niệm, nguyên tắc, tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền
    vững. . 8
    1.1.1. Một số khái niệm cơ bản . . 8
    1.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của phát triển bền vững . 13
    1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững . . 21
    1.2 Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững . 32
    1.2.1. Vai trò, đặc điểm của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền
    vững . 32
    1.2.2. Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước đối với phát triển du
    lịch bền vững. . 34
    1.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển du lịch bền vững.
    . 35
    1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế. 35
    1.3.2. Kinh nghiệm trong nước . 40
    1.3.3. Những bài học rút ra cho phát triển du lịch bền vững Hải Dương. 41
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở
    HẢI DƯƠNG . . 43
    2.1. Tài nguyên du lịch ở Hải Dương. . 43
    2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên . 43
    2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn . 49
    2.1.3. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch ở Hải Dương. . 54
    2.2. Thực trạng phát triển du lịch ở Hải Dương . . 56
    2.2.1. Các chỉ tiêu đã đạt được trong phát triển ngành . . 56
    2.2.2. Thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch . . 72
    2.2.3. Hiện trạng về hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch . 76
    2.2.4. Hiện trạng về quản lý khai thác tài nguyên và môi trường du lịch. 77
    2.2.5. Hiện trạng hoạt động quản lý phát triển du lịch . . 84
    2.2.6. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch . . 89
    2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch ở Hải Dương trên
    quan điểm phát triển du lịch bền vững và những vấn đề đặt ra. 89
    2.3.1. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch ở Hải Dương trên
    quan điểm phát triển du lịch bền vững . 89
    2.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương
    . 91
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở
    HẢI DƯƠNG . . 98
    3.1. Định hướng phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương . . 98
    3.1.1. Mục tiêu . . 98
    3.1.2. Định hướng phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương . . 102
    3.2. Các giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương . 114
    3.2.1. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về kinh tế . . 114
    3.2.2. Nhóm các giải pháp phát triển bền vững về tài nguyên- môi trường
    123
    3.2.3 Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về xã hội . . 125
    KẾT LUẬN . 127
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 130
    PHỤ LỤC . . 131


    Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.
    Hoạt động du lịch ngày nay trở thành một nhu cầu tất yếu khách quan
    của con người. Sự bùng nổ và hiệu quả kinh doanh của du lịch nên ở nhiều
    quốc gia trên thế giới, du lịch được coi là nhành kinh tế mũi nhọn, là “con gà
    đẻ trứng vàng”. Theo đánh giá của Hội đồng du lịch thế giới thì hiện nay du
    lịch được coi là ngành kinh tế lớn nhất hành tinh.
    Bên cạnh việc đem lại những lợi ích to lớn thì sự phát triển kinh tế nói
    chung nhất là sự phát triển du lịch với mức tăng trưởng nhanh, cùng với sự
    bùng nổ dân số khắp nơi trên toàn cầu, quá trình đô thị hoá quá mức, xu
    hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, xã hội thế giới gây nhiều ảnh hưởng tiêu
    cực đến kinh tế, xã hội ở nhiều quốc gia trên quy mô toàn cầu.
    Do vậy, phát triển bền vững đặc biệt với những ngành kinh tế có mối
    quan hệ gắn bó với tự nhiên như ngành du lịch đã trở thành nhu cầu, mục tiêu
    định hướng phát triển kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
    Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, vị
    trí tâm điểm của tam giác kinh tế phía Bắc: Hà Nội- Quảng Ninh- Hải Phòng,
    có diện tích 1.662km2, dân số là 1,7 triệu người sống trong 12 huyện, thành
    phố; trung tâm văn hoá, kinh tế chính trị là thành phố Hải Dương.
    Hải Dương luôn được coi là vùng đất “địa linh nhân kiệt” là một trong cái
    nôi của nền văn hoá lâu đời của cả nước, là miến đất sinh ra và gắn liền với
    tên tuổi của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Lịch sử ngàn
    năm bồi đắp và hội tụ đã để lại cho vùng đất này những tài sản vô cùng quý
    giá đó là 1098 di tích, trong đó có 143 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, có
    nhiều di tích được xếp hạng đặc biệt như Côn Sơn- Kiếp Bạc, Văn miếu Mao
    Điền
    Với vị trí địa lý và giao thông ( đường bộ, đường sắt, đường sông) thuận lợi
    cùng với tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng Hải Dương có
    điều kiện để phát triển du lịch và giữ vị trí quan trọng trong hoạt động phát
    triển du lịch của Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận nói riêng và của vùng
    du lịch Bắc Bộ và cả nước nói chung.
    Trên phạm vi cả nước, du lịch được xác định “ Phát triển du lịch thật sự trở
    thành ngành kinh tế mũi nhọn” ( Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn
    quốc lần IX,2001). Với những lợi thế về du lịch và nhận thức được những lợi
    ích về kinh tế xã hội gắn bảo tồn và phát huy các giá trị di sản mà du lịch đem
    lại. Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã sớm có những chủ
    trương, chính sách tạo điều kiện để du lịch Hải Dương phát triển. Bước đầu
    du lịch Hải Dương đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng cả về kinh
    tế và xã hội. Theo đó du lịch phải là ngành kinh tế quan trọng trong sự phát
    triển kinh tế, xã hội của Hải Dương và sự phát triển bền vững của du lịch Hải
    Dương. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu, gắn lý luận với thực tiễn, để đưa
    ra các giải pháp cho phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương là rất cần thiết,
    có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch Hải Dương không chỉ trong
    thời gian trước mắt mà còn cho giai đoạn lậu dài.
    Với lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “ Phát triển du lịch bền vững ở
    Hải Dương” làm luận văn tốt nghiệp.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất được các giải pháp có khả năng áp dụng trong thực tiễn, phù hợp với
    điều kiện địa phương, góp phần vào sự phát triển du lịch bền vững ở Hải
    Dương.
    3 Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để thực hiện được mục đích nêu trên, đề tài tập trung giải quyết một số
    vấn đề sau:
    - Tổng quan có hệ thống và chọn lọc những vấn đề lý luận về phát triển
    du lịch bền vững.
    - Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hải Dương, đặc biệt trong
    giai đoạn từ năm 2001 đến nay,trên quan điểm và những nguyên tắc về phát
    triển du lịch bền vững. Tập trung phân tích nguyên nhân của hiện trạng phát
    triển, làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp.
    - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cho phát triển du lịch bền vững ở
    Hải Dương.
    4. Đối tượng nghiên cứu
    Các giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương. Chú trọng đối
    với nhũng giải pháp có liên quan đến đảm bảo phát triển du lịch bền vững từ
    góc độ kinh tế.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    - Về thời gian: Chuỗi số liệu đựơc sử dụng để phân tích là từ năm 2001 đến
    nay.
    - Về không gian: Địa bàn Hải Dương là không gian “cứng”, vùng đồng bằng
    sông Hồng, bao gồm cả Hà Nội là không gian “mềm”.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    + Phương pháp điều tra thực địa
    Để hoàn thành bài khoá luận việc điều tra thực địa là rất quan trọng.
    Phương pháp này giúp cho việc sưu tầm, thu thập tài liệu, số liệu thêm phong
    phú, xác thực, đồng thời phương pháp thực địa giúp kiểm chứng lại những số
    liệu, tài liệu có liên quan, từ đó có những đánh giá xác thực hơn và làm cơ sở
    cho các phương khác.
    + Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh
    Phương pháp này sử dụng để thống kê tài liệu, số liệu, các thông tin thu thập
    được từ thực tế, từ thư viện hay từ các nguồn khác rồi phân tích sử lý và lựa
    chọn tổng hợp theo yêu cầu của khoá luận.
    + Phương pháp bản đồ


    Sơ đồ và bản đồ được sử dụng để phản ánh những đặc điểm về không
    gian địa lý, về nguồn tài nguyên, cơ sở vật chấ kỹ thuật phục vụ du
    lịch Đồng thời cũng là phương tiện thể hiện nội dung và kết quả nghiên cứu
    của đề tài khoá luận.
    + Phương pháp toán học và thống kê du lịch
    Phương pháp toán học và thống kê du lịch được sử dụng trong khoá
    luận để tập hợp, thống kê các di tích lịch sử văn hoá, các danh lam thắng
    cảnh, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn quan trọng,thống kê đánh
    giá lượng khách, doanh thu tỷ trọng và mức độ tăng trưởng du lịch. Tính toán
    cân đối các số liệu, từ đó xác định thực trạng và hiệu quả phát triển.
    + Phương pháp dự báo
    Phương pháp sử dụng trong việc đề ra các định hướng mục tiêu và các giải
    pháp phát triển du lịch bền vững của tỉnh Hải Dương.
    7. Cấu trúc của khoá luận
    Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham
    khảo, nội dung chính của kháo luận được kết cấu thành 3 chương:
    Chương I. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về phát triển bền vững.
    Chương II. Thực trạng phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương.
    Chương III. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Hải
    Dương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...