Phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý nhà nước về giáo dục các cấp

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: B2010-37-87CT
    Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trần Ngọc Giao
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 1 năm 2011/ tháng 12 năm 2012

    2. Tính cấp thiết

    Việt Nam đã và đang thực hiện việc chuyển đổi từ cơ chế quản lý hành chính tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định hoàn thiện thể chế là một khâu đột phá. Những bài học kinh nghiệm của các nước như Hàn Quốc, Trung Đông Âu, Trung Quốc cần học hỏi về thực hiện cải cách hành chính và áp dụng mô hình quản lý công mới trong quản lý hành chính công và quản lý giáo dục. Ý tưởng giữ vững quản lý công, khai thác điểm mạnh của cơ chế thị trường là những tư tưởng quan trọng trong đổi mới quản lý, có tác động sâu sắc đến phát triển năng lực của đội ngũ cán bộ công chức ngành giáo dục.

    Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT Việt Nam hiện nay, đội ngũ cán bộ giáo dục từ trung ương đến địa phương đòi hỏi phải có các năng lực mới, kỹ năng quản lý phù hợp. Đề tài “Phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý nhà nước về GD các cấp” có tính cấp thiết cao.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất khung năng lực và các giải pháp phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý nhà nước về GD các cấp của Việt Nam trong cơ chế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Quản lý giáo dục và cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục
    - Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục
    - Khung năng lực cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục và giải pháp phát triển cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Nghiên cứu về năng lực và giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên viên giáo dục tại các cấp Vụ, Sở, Phòng GD&ĐT.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: Nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu điển hình, phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia.

    7. Kết cấu của đề tài

    Chương 1: Quản lý giáo dục và cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục
    1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội, xu thế phát triển giáo dục
    1.2. Quản lý giáo dục và xu hướng đổi mới quản lý giáo dục
    1.3. Phát triển nguồn nhân lực quản lý giáo dục

    Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ nhà nước về giáo dục

    2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục
    2.2. Thực trạng thực hiện các lĩnh vực quản lý giáo dục
    2.3. Khảo sát chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục
    2.4. Công tác phát triển cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước về giáo dục
    2.5. Đánh giá chung về ưu điểm và hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục

    Chương 3: Khung năng lực cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục và giải pháp phát triển cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục

    3.1. Khung năng lực của cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục
    3.2. Giải pháp phát triển đội ngũ lãnh đạo quản lý giáo dục

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài trình bày tích hợp được một số vấn đề lý luận cơ bản về mô hình quản lý công mới, lý luận quản lý nhà nước về giáo dục trong cơ chế thị trường, lý thuyết tiếp cận năng lực quản lý, lý thuyết phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu khảo sát thực tiễn để rút ra được một số luận điểm về quản lý nhà nước về giáo dục. Đề tài cũng đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của đội ngũ này trong giai đoạn hiện nay để đề xuất khung năng lực đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục. Đề tài đã đề xuất 4 nhóm giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, công chức ngành giáo dục gồm:

    - Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng theo tiếp cận năng lực lấy thực tiễn làm trung tâm
    - Xây dựng đạo đức công vụ và đánh giá cán bộ, công chức giáo dục theo 5 tiêu chuẩn được xây dựng theo khung năng lực
    - Xây dựng chính sách và tạo động lực đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục theo tinh thần đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Trong bối cảnh hiện nay, người cán bộ quản lý giáo dục cần có phẩm chất và năng lực là: nhà lãnh đạo, nhà quản lý (quản lý tác nghiệp, quản lý hành chính và cung ứng các dịch vụ
    công), nhà giáo dục, nhà hoạt động kinh tế - xã hội. Người cán bộ QLGD cũng cần chú trọng các yếu tố: Nhận thức chính trị, đạo đức công vụ, khả năng thích ứng, tư duy hệ thống, quản lý đảm bảo chất lượng, tập trung ưu tiên cho người học, quản lý xung đột, quản lý thông tin. Đề tài đã đề xuất khung năng lực của cán bộ công chức giáo dục gồm: Nền tảng cá nhân, năng lực lãnh đạo, năng lực tác nghiệp quản lý hành chính, công vụ, năng lực quan hệ xã hội và năng lực quản lý thông tin.

    Đề tài đã kiến nghị các cơ quan QLGD các cấp những vấn đề sau đây:

    - Thực hiện cải cách hành chính giáo dục theo định hướng nghiên cứu mô hình quản lý công mới áp dụng vào QLGD;
    - Hoàn thiện, cụ thể hóa khung năng lực đã đề xuất để sử dụng trong tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt
    - Các cơ quan QLGD cần xây dựng “Qui tắc ứng xử trong thực thi công vụ”;
    - Thực hiện các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, công chức ngành giáo dục mà đề tài đã đề xuất.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...