Tiến Sĩ Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông các tỉnh Bắc Tây Nguyên trong bối cảnh đổi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN .i
    LỜI CẢM ƠN .ii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iii
    MỤC LỤC . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ ix
    MỞ ĐẦU 1
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU . 3
    3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 3
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 3
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU . 4
    6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
    7. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ 5
    8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 5
    9. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 6
    10. CẤU TRÚC LUẬN ÁN . 8
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU
    TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH
    ĐỔI MỚI GIÁO DỤC . 9
    1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 9
    1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài . 9
    1.1.2. Nghiên cứu trong nước . 13
    1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN . 19
    1.2.1. Cán bộ quản lý giáo dục . 19
    1.2.2. Hiệu trưởng trường THPT, đội ngũ Hiệu trưởng trường THPT . 21
    1.2.3. Nguồn nhân lực, phát triển, phát triển nguồn nhân lực 21
    1.3. VẬN DỤNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC,
    QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC VÀO PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU
    TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 24
    1.3.1. Mục tiêu, các hoạt động và mô hình phát triển nguồn nhân lực . 24
    1.3.2. Các hoạt động quản lý đội ngũ trong một tổ chức . 26
    1.3.3. Phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THPT 27
    1.4. ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI
    PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
    THÔNG 29
    1.4.1. Đổi mới giáo dục và đổi mới giáo dục THPT 29
    1.4.2. Những yêu cầu đặt ra đối với Hiệu trưởng trường THPT trong bối
    cảnh đổi mới giáo dục 33
    1.4.3. Những yêu cầu về phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THPT
    trong bối cảnh đổi mới giáo dục . 43
    1.4.4. Đặc điểm đội ngũ Hiệu trưởng trường THPT ở các tỉnh miền núi . 46
    1.5. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG
    TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 50
    1.5.1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng . 50
    1.5.2. Tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm Hiệu trưởng . 52
    1.5.3. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng . 54
    1.5.4. Thực hiện đánh giá đội ngũ Hiệu trưởng . 55
    1.5.5. Tạo môi trường, động lực cho sự phát triển đội ngũ Hiệu trưởng 57
    1.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU
    TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH
    ĐỔI MỚI GIÁO DỤC . 58
    1.6.1. Các yếu tố khách quan 58
    1.6.2. Các yếu tố chủ quan 61
    Kết luận chương 1 . 63
    Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU
    TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC TỈNH BẮC
    TÂY NGUYÊN 65
    2.1. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU
    TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG . 65
    2.1.1. Kinh nghiệm phát triển đội ngũ CBQL giáo dục . 65
    2.1.2. Kinh nghiệm phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường phổ thông. 69
    2.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI,
    GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA CÁC TỈNH BẮC TÂY NGUYÊN . 80
    2.2.1. Tình hình phát triển KT-XH của các tỉnh Bắc Tây Nguyên . 80
    2.2.2. Tình hình phát triển GD&ĐT của các tỉnh Bắc Tây Nguyên . 89
    2.3. GIỚI THIỆU TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG . 96
    2.3.1. Mục đích khảo sát . 96
    2.3.2. Khách thể khảo sát 96
    2.3.3. Nội dung khảo sát . 97
    2.3.4. Phương pháp và công cụ khảo sát . 97
    2.4. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG
    HỌC PHỔ THÔNG CÁC TỈNH BẮC TÂY NGUYÊN . 98
    2.4.1. Về số lượng 98
    2.4.2. Về cơ cấu 98
    2.4.3. Về chất lượng . 101
    2.5. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG
    TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC TỈNH BẮC TÂY
    NGUYÊN . 110
    2.5.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng . 110
    2.5.2. Tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm hiệu trưởng 1112.6. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG . 120
    2.6.1. Những mặt mạnh, thuận lợi và nguyên nhân . 120
    2.6.2. Những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân 122
    Kết luận chương 2 . 124
    Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG
    TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC TỈNH BẮC TÂY NGUYÊN
    TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC . 126
    3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CÁC TỈNH BẮC TÂY
    NGUYÊN . 126
    3.1.1. Về công tác quản lý giáo dục 126
    3.1.2. Về tổ chức hoạt động giáo dục 127
    3.1.3. Về phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục . 129
    3.1.4. Về tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục . 130
    3.2. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP . 131
    3.2.1. Các quan điểm 131
    3.2.2. Các nguyên tắc . 133
    3.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG
    TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC TỈNH BẮC TÂY
    NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 136
    3.3.1. Cụ thể hoá Chuẩn Hiệu trưởng trường THPT hiện hành để phù hợp
    với đặc điểm phát triển giáo dục các tỉnh Bắc Tây Nguyên trong bối cảnh
    đổi mới giáo dục . 136
    3.3.2. Điều chỉnh quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng phù hợp với
    yêu cầu đổi mới giáo dục THPT các tỉnh Bắc Tây Nguyên. 141
    3.3.3. Đổi mới quy trình, phương thức bổ nhiệm, luân chuyển hiệu trưởng
    trường THPT theo hướng chú trọng phẩm chất và năng lực quản lý . 146
    3.3.4. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT đáp
    ứng Chuẩn và yêu cầu đổi mới giáo dục. 151 3.3.5. Thực hiện đánh giá Hiệu trưởng trường THPT theo Chuẩn và năng
    lực quản lý trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 156
    3.3.6. Xây dựng và thực hiện chính sách ưu đãi riêng của các tỉnh Bắc Tây
    Nguyên nhằm tạo động lực cho sự phát triển của đội ngũ Hiệu trưởng. 161
    3.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIẢI PHÁP 166
    3.5. KHẢO NGHIỆM VỀ MỨC ĐỘ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI
    CỦA CÁC GIẢI PHÁP . 168
    3.5.1. Giới thiệu về tổ chức khảo nghiệm . 168
    3.5.2. Kết quả khảo nghiệm 170
    3.6. THỬ NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP . 174
    3.6.1. Thử nghiệm nội dung thứ 4 của giải pháp thứ 4 “Đẩy mạnh công tác
    bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT đáp ứng Chuẩn và yêu cầu đổi
    mới giáo dục” 174
    3.6.2. Thử nghiệm nội dung thứ 1 của giải pháp thứ 3 “Đổi mới quy trình,
    phương thức bổ nhiệm, luân chuyển hiệu trưởng trường THPT các tỉnh
    Bắc Tây Nguyên theo hướng chú trọng phẩm chất và năng lực quản lý” 178
    Kết luận chương 3 . 184
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 185
    1. Kết luận 185
    2. Khuyến nghị 187
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
    LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 190
    DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 191
    CÁC PHỤ LỤC
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    MỞ ĐẦU
    Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, người Anh
    hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa Thế giới, khi bàn về công tác cán bộ
    đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay
    thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [55; tr. 269 và tr. 273]. Tư tưởng đó của Người
    là kim chỉ Nam cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta về quan điểm và phương thức
    phát triển nguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) đáp ứng
    yêu cầu xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong từng thời lỳ lịch sử.
    Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát
    triển như vũ bão của khoa học và công nghệ (KH&CN) đã tạo ra một “thế giới
    phẳng”, một kỷ nguyên thông tin, phát triển kinh tế trí thức và phát triển kinh tế thị
    trường để nhân loại cùng hợp tác để phát triển; nhưng cũng xuất hiện quá trình đấu



    tranh gay gắt nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích kinh tế, bảo tồn bản sắc văn hoá và
    truyền thống của mỗi quốc gia, dân tộc. Những cơ hội mới và những thách thức từ
    đặc trưng cơ bản của thời đại nêu trên đã làm biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến tư
    duy và phương thức tiến hành mọi hoạt động xã hội; trong đó nổi bật là vấn đề giải
    quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển giáo
    dục và đào tạo (GD&ĐT).
    Để đạt được mục tiêu phát triển KT-XH giai đoạn 2011 - 2020 “Phấn đấu đến
    năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [26; tr.
    103], Đảng và Nhà nước ta khẳng định “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn
    nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược” [27; tr.
    130] và “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” [27; tr 130] là một trong
    những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Nhưng “Quản lý
    giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
    dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu
    đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề
    nghiệp” [29]. Cho nên “phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu
    cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” [28] là một giải pháp mang tính đột phá nhằm
    “đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
    quốc tế” [29].
    Đối với giáo dục phổ thông, đội ngũ Hiệu trưởng trường trung học phổ thông
    (THPT) là những CBQL giáo dục “chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà
    trường” [63] - một cấp học có mục tiêu “nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển
    những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có
    những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy
    năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng,
    trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [63]. Chính vì vậy, đội ngũ
    này cần phải đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất và năng lực đạt
    chuẩn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiên nay.
    Các tỉnh Tây Nguyên có đặc trưng cao nguyên và miền núi với sự đa dạng về
    truyền thống và bản sắc văn hoá của nhiều dân tộc thiểu số, điều kiện phát triển KTXH
    còn nhiều khó khăn. Để Tây Nguyên trở thành vùng trọng điểm về chính trị,
    kinh tế, văn hoá, quốc phòng và an ninh mang tính chiến lược trong xây dựng và
    bảo vệ Tổ quốc; thì phải lấy việc phát triển GD&ĐT là khâu then chốt, trong đó lấy
    phát triển giáo dục phổ thông làm nền tảng nhằm thực hiện đồng bộ các mục tiêu
    nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Trong hai thập kỷ qua, giáo
    dục THPT các tỉnh Bắc Tây Nguyên (Kon Tum và Gia Lai) đã có những bước phát
    triển khả quan, công tác quản lý giáo dục THPT đang được đổi mới; tuy vậy vẫn có
    một số bất cập. Một trong các bất cập đó là đội ngũ Hiệu trưởng của các trường
    THPT vừa thiếu về số lượng, vừa mất cân đối về cơ cấu (độ tuổi, giới tính và nhất là
    cơ cấu người dân tộc) và đặc biệt là năng lực quản lý chưa thể đáp ứng tốt các yêu
    cầu phát triển giáo dục THPT của các tỉnh này. Từ đó, cho thấy rõ yêu cầu cấp thiết
    về phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THPT đối với phát triển giáo dục THPT
    nhằm góp phần phát triển nguồn nhân cho phát triển KT-XH của các tỉnh này.
    Đã có nhiều công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước nghiên
    cứu về phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục
    nói riêng; các thành quả nghiên cứu đó đã được vận dụng hiệu quả trong phát triển
    đội ngũ CBQL các cơ sở giáo dục của nước nhà. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa
    có công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THPT ở các tỉnh
    Bắc Tây Nguyên. Vì vậy, nghiên cứu về phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường
    THPT của các tỉnh Bắc Tây Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay là
    vấn đề mang tính cấp thiết.
    Từ những lý do nêu trên, với cương vị là một cán bộ quản lý, giảng viên công
    tác tại một trong các cơ sở giáo dục của các tỉnh Bắc Tây Nguyên; tôi chọn đề tài
    “Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông các tỉnh Bắc Tây
    Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn
    góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ này đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
    thông của các tỉnh này.
     
Đang tải...